Nhà máy pin 4.000 tỷ của Vingroup quy mô ra sao với những “siêu nhà máy” của các ông lớn thế giới?
Tesla, Toyota, Volkswagen đều đã công bố những dự án xây các “ siêu nhà máy” sản xuất pin với vốn đầu tư tỷ USD, phục vụ tham vọng phổ cập ô tô điện trong tương lai.
Ngày 12/12, Vingroup và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã khởi công nhà máy sản xuất pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Theo công bố của Vingroup, nhà máy này sẽ cung cấp pin lithium cho các dòng ô tô điện và bus điện của VinFast. Trong giai đoạn đầu, nhà máy này có quy mô 8 ha, công suất 100.000 pack pin/năm. Vốn đầu tư là hơn 4.000 tỷ đồng (175 triệu USD). Ở giai đoạn 2, nhà máy sẽ được mở rộng để nâng công suất lên 1 triệu pack pin/năm.
Trong năm 2020-2021, hầu hết các ông lớn đều đã công bố các kế hoạch xây dựng hàng loạt nhà máy sản xuất pin với vốn đầu tư ước tính tỷ USD. Dưới đây là một số dự án nổi bật
Gigafactory 7 tỷ USD tại Berlin của Tesla
Đây được xem là dự án lớn nhất thế giới trên thị trường ô tô hiện nay. Dự án Gigafactory này được Elon Musk công bố chi tiết vào cuối năm 2020 với công suất ban đầu là 100 GWh mỗi năm, sau đó có thể tăng lên 200 hoặc 250. Để so sánh, toàn bộ lượng pin thế giới sản xuất ra trong năm 2019 chỉ đạt 160 GWh.
Elon Musk cho biết nhà máy này cũng là nơi hãng sản xuất những chiếc ô tô điện Tesla cung cấp cho thị trường châu Âu, nơi dự kiến sản xuất khoảng 500.000 chiếc Model và Model Y mỗi năm.
Nhà máy này lẽ ra đã đi vào hoạt động từ tháng 7/2021 nhưng vì một số vấn đề liên quan đến môi trường khiến hãng phải lùi thời gian khai trương nhà máy lại.
Kế hoạch xây 6 “siêu nhà máy” của Volkswagen
Là một trong 2 hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, tham vọng của Volkswagen chắc chắn không nhỏ. Đây cũng là một trong những hãng ô tô truyền thống tỏ ra nhanh chân nhất trong cuộc chạy đua trên thị trường xe điện.
Không công bố mức đầu tư cụ thể nhưng hồi đầu năm, Volkswagen đã công bố muốn mở tổng cộng 6 nhà máy sản xuất pin xe điện tại châu Âu vào năm 2030 để “đảm bảo an ninh nguồn cung” cho công ty.
Video đang HOT
Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, các nhà máy có thể sản xuất lượng pin dung lượng 240 GWh mỗi năm, tức là tương đương với mức cao nhất của nhà máy Gigafactory từ Tesla.
2 nhà máy đầu tiên của hãng sẽ được đặt ở Skellefte (Thuỵ Điển) và Salzgitter (Đức). Mục tiêu của hãng là giảm chi phí pin trung bình xuống dưới 100 euro (120 USD)/KWh, giúp chi phí sản xuất ô tô điện trở nên hợp lý.
Nissan xây nhà máy 1,8 tỷ USD
Giữa năm 2021, Nissan tuyên bố hợp tác với nhà sản xuất pin Envision AESC để xây dựng nhà máy pin cho xe điện ở Nhật Bản và Anh. Nissan dự kiến đầu tư vào dự án này 1,82 tỷ USD, bắt đầu sản xuất pin vào năm 2024 – trùng thời điểm với nhà máy của VinFast. Mục tiêu của Nissan là cung cấp khoảng 700.000 pack pin mỗi năm.
Các nhà máy này sẽ được vận hành bởi Envision AESC, nhà cung cấp pin xe điện lớn thứ 7 thế giới. Nissan cũng hợp tác với một số các nhà cung cấp pin hàng đầu là CATL của Trung Quốc hay LG Chem của Hàn Quốc.
Ngoài nhà máy sản xuất pin, Nissan cũng công bố kế hoạch có tên “Tham vọng Nissan 2030″ với mức đầu tư 17,6 tỷ USD trong 5 năm tới để thúc đẩy doanh số xe điện. Hãng kỳ vọng ra mắt 23 mẫu xe điện mới, trong đó có 15 mẫu chạy hoàn toàn toàn bằng điện.
Toyota xây nhà máy pin xe điện 1,3 tỷ USD tại Mỹ
Bị cho là chậm chân trong các kế hoạch điện hoá nhưng Toyota cũng đã vẽ ra lộ trình đầy đủ cho các mẫu xe trong tương lai của mình.
Ngay trong tháng 12 này, Toyota cho biết sẽ xây dựng một nhà máy pin trị giá 1,29 tỷ USD ở Bắc Carolina (Mỹ) trong nỗ lực đưa một số chuỗi cung ứng xe điện của mình sang Mỹ. Theo dự kiến, phải đến 2025, quá trình sản xuất tại nhà máy mới đi vào hoạt động, công suất dự kiến đạt 1,2 triệu pack pin/năm. Chiếc SUV chạy điện đầu tiên của hãng là BZ4X cũng sẽ ra mắt vào giữa năm 2022.
Hyundai xây nhà máy pin 1,1 tỷ USD
Tháng 8/2021, Hyundai và LG Energy Solution công bố xây nhà máy pin tại Indonesia với vốn đầu tư 1,1 tỷ USD. Sở dĩ Indonesia được chọn là bởi đây là quốc gia sản xuất nikel lớn nhất thế giới – loại nguyên liệu thô quan trọng để sản xuất pin.
Nhà máy này dự kiến hoàn thành vào nửa đầu năm 2023, trong khi việc sản xuất pin sẽ bắt đầu vào năm 2024. Công suất hàng năm của nhà máy là khoảng 10 GWh, tương đương 150.000 pack pin ô tô điện.
Tháng 5/2021, Hyundai cungc công bố kế hoạch đầu tư 7,4 tỷ USD vào phát triển và sản xuất ô tô điện tại Mỹ từ năm 2025.
Những nguy cơ tiềm ẩn từ mất an toàn thông tin
Ngày nay, an toàn thông tin (ATTT) đã trở thành yêu cầu sống còn với tất cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, khi lỗ hổng bảo mật chứa những ẩn họa khó lường.
Không chỉ startup mới chập chững trên thương trường, cả những gã khổng lồ công nghệ thế giới cũng có thể có "gót chân Achilles" và trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công mạng.
Rủi ro từ lỗ hổng bảo mật
Đầu năm 2010, khoảng 5.000 máy ly tâm tại nhà máy hạt nhân ở Natanz, Iran đã "hóa điên" trong cuộc tấn công mạng khiến Tehran trở tay không kịp. Thủ phạm được xác định là virus Stuxnet. Stuxnet đã lợi dụng lỗ hổng an ninh chưa có bản vá - được gọi là lỗ hổng "Zero-day" - trong Windows để kiểm soát các máy tính điều khiển máy ly tâm phục vụ việc làm giàu uranium.
Giới chuyên gia bảo mật đánh giá cuộc tấn công của "tên lửa mạng" Stuxnet đã kéo lùi sự phát triển chương trình hạt nhân tham vọng của Iran khoảng 2 năm. Đây cũng là một trong những vụ tấn công "Zero-day" lớn nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất thế giới.
Thuật ngữ Zero-day được sử dụng để mô tả các lỗ hổng bảo mật chưa được biết đến hoặc chưa được khắc phục trong phần mềm hoặc ứng dụng. Lỗ hổng bảo mật hay điểm yếu là khiếm khuyết mà tin tặc có thể sử dụng để khai thác tấn công vào các hệ thống, phần mềm, nhằm thực hiện các hành động phi pháp, ảnh hưởng xấu đến cá nhân, doanh nghiệp.
Lỗ hổng bảo mật có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Trong thời đại chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hiện nay, với vô vàn ứng dụng công nghệ trong đời sống, lỗ hổng bảo mật trở thành mảnh đất màu mỡ để tin tặc tấn công, trục lợi, gây tổn hại cho hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo một thống kê của Cybersecurity Venture, tội phạm mạng toàn cầu gây thiệt hại 6.000 tỷ USD trong năm 2021. Con số này ước tính sẽ lên đến hơn 10.000 tỷ USD vào năm 2025.
Các lỗ hổng bảo mật này không chỉ ảnh hưởng đến hàng tỷ người dùng cá nhân trong các vụ lừa đảo tài chính, phát tán thông tin, mà tin tặc còn có thể lợi dụng để nhắm đến các cơ quan, tổ chức lớn. Đặc biệt, các hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng để tấn công và nhúng mã độc vào trong phần mềm, từ đó kiểm soát mọi hệ thống của toàn bộ khách hàng.
Tại Việt Nam, theo thống kê, năm 2020, thiệt hại do virus máy tính gây ra đã đạt kỷ lục mới, vượt mốc 1 tỷ USD. Năm 2021, các lỗ hổng bảo mật càng gia tăng khi nhiều tổ chức, doanh nghiệp buộc phải mở hệ thống ra Internet để nhân viên có thể truy cập và làm việc từ xa trong bối cảnh dịch bệnh.
An toàn thông tin cho doanh nghiệp
Các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ATTT dài hạn, theo sát đặc thù hoạt động sản xuất; cần chuẩn hoá các quy định, quy trình về phòng tránh, xử lý, điều tra sự cố và ứng phó khủng hoảng.
Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo ATTT đối với người dùng cuối - một trong những mắt xích chứa nhiều điểm yếu nhất - bằng cách thường xuyên triển khai hoạt động nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho lãnh đạo, nhân viên.
Các chuyên gia khuyến nghị thời điểm bắt đầu gây dựng công ty là giai đoạn tốt nhất để xây dựng văn hóa bảo mật, dù với tiềm lực tài chính nhỏ. Công ty cũng cần kiểm soát an ninh trong suốt vòng đời phát triển và triển khai sản phẩm bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn, checklist an toàn thông tin như OWASP, trang bị kiến thức ATTT cho đội ngũ phát triển, vận hành ứng dụng và kiểm soát các tiện ích được cung cấp bởi bên thứ 3.
Không chỉ tấn công các phần mềm quốc tế với hàng tỷ người dùng, hacker còn nhắm vào cả những sản phẩm công nghệ bản địa tại những quốc gia có tiềm năng về lượng người dùng Internet. Với 70% dân số sử dụng Internet và các tiện ích như mạng xã hội, Việt Nam được xem là một mục tiêu rất hấp dẫn của tội phạm mạng.
Chuyên gia Đặng Thế Tuyến, nhà nghiên cứu bảo mật liên tục được Microsoft vinh danh với những đóng góp giá trị của mình
Theo công ty an ninh mạng VinCSS thuộc Tập đoàn Vingroup, 3 năm qua, đội ngũ chuyên gia của công ty đã phát hiện hơn 100 lỗ hổng bảo mật trong nhiều sản phẩm công nghệ, phần mềm và cả các nền tảng, dịch vụ trực tuyến nổi tiếng, phổ biến toàn cầu.
Riêng năm 2021, VinCSS đã phát hiện 40 lỗ hổng bảo mật, trong đó có đến 37 lỗ hổng ở mức nghiêm trọng trở lên. Đáng chú ý, những "ông lớn" công nghệ Microsoft, Adobe, Oracle... cũng góp mặt trong danh sách có sản phẩm, phần mềm chứa điểm yếu được công ty phát hiện, công bố.
Bên cạnh các lỗ hổng ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng cuối, VinCSS còn phát hiện nhiều điểm yếu bảo mật có thể cho phép tin tặc lợi dụng tấn công vào doanh nghiệp, tổ chức lớn.
Đơn cử, chuyên gia Đặng Thế Tuyến, nhân vật liên tục được Microsoft vinh danh trong bảng vàng các nhà nghiên cứu bảo mật tiêu biểu giai đoạn 2020-2021, đã phát hiện 26 lỗ hổng bảo mật, với 5 lỗ hổng thuộc một nền tảng giám sát, quản trị doanh nghiệp phổ biến hàng đầu thế giới. Nền tảng này nếu bị tấn công sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho khách hàng toàn cầu, trong đó có gần 10 ngân hàng lớn và những tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản, bảo hiểm... top đầu thị trường.
Việt Nam đang thăng hạng nhanh trong giới nghiên cứu ATTT toàn cầu nhờ sở hữu nhiều chuyên gia bảo mật thường xuyên vào top đầu các bảng xếp hạng của Microsoft hay Bugcrowd (nền tảng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật lớn nhất).
Các chuyên gia bảo mật Việt Nam cũng đạt nhiều chứng chỉ uy tín của SANS (Mỹ) - học viện đào tạo bảo mật hàng đầu thế giới, và mới đây nhất là đạt giải tại Pwn2Own - cuộc thi tấn công mạng uy tín nhất thế giới. Sự ghi nhận quốc tế cũng khẳng định năng lực và nỗ lực của các doanh nghiệp ATTT nội trong việc bảo vệ sự an toàn, ổn định của không gian mạng thời 4.0.
Toyota xây dựng nhà máy pin xe điện gần 1,3 tỉ USD tại Mỹ Toyota sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất pin trị giá 1,29 tỉ USD ở Bắc Carolina trong nỗ lực đưa một số chuỗi cung ứng xe điện của mình sang Mỹ. Theo The Verge, tin tức này xuất hiện ngay sau thông báo của Toyota cho biết họ sẽ đầu tư khoảng 13,6 tỉ USD vào công nghệ pin trong thập...