Nhà mạng trước “mối nguy” nhắn tin, gọi điện miễn phí

Theo dõi VGT trên

Zalo, Viber, Wala, Line, WhatsApp, KakaoTalk…, những ứng dụng OTT (Over The Top) cho phép nhắn tin, gọi điện miễn phí đang nở rộ như nấm sau mưa tại Việt Nam, tỷ lệ thuận với số người dùng smartphone càng ngày càng lớn.

Nhà mạng trước mối nguy nhắn tin, gọi điện miễn phí - Hình 1 Sự bùng nổ của các ứng dụng OTT như nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng đang là một xu thế trên thế giới.

Hướng phát triển các ứng dụng OTT liệu sẽ như thế nào? Nguy cơ đối với các nhà mạng ra sao? Và liệu có cần chính sách quản lý để dịch vụ OTT không gây thiệt hại tới các mạng di động như kiến nghị của một số mạng…? VnEconomy đã đặt những câu hỏi trên tới chuyên gia công nghệ Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam (VC Corp).

Ông Tân nói:

- Ở Việt Nam hiện có rất nhiều nhà cung cấp ứng dụng OTT khác nhau, cả trong nước và ngoài nước.

Khi smartphone phát triển, những ứng dụng OTT sẽ có một vai trò chủ đạo, bởi người ta sẽ rất ít khi nhắn tin kiểu thông thường nữa. Nhắn trên OTT vừa thuận lợi hơn, vừa tiết kiệm hơn vì miễn phí. Thậm chí những người có điều kiện kinh tế, khi nhắn cho người khác có khi cũng thích nhắn dạng này hơn, vì cảm giác không làm thiệt hại cho người nói chuyện.

Thêm nữa, tin nhắn OTT không chỉ là tiết kiệm. Với tin nhắn SMS thông thường, nhắn tin chỉ được text không. Lợi thế quan trọng nhất của SMS là khi nhắn, người nhận gần như chắc chắn nhận được ngay, cùng chức năng thông báo khi có tin nhắn đến. Nhưng OTT cũng có tất cả các chức năng đó. Ngoài ra, OTT còn có thể gửi đường link, hình ảnh… rất thuận tiện và người dùng cảm thấy dễ chịu hơn.

Chính vì thế, dịch vụ OTT nhiều ưu thế hơn so với tin nhắn thông thường lâu nay và tất nhiên người ta sẽ sử dụng thôi. Tôi nghĩ OTT sẽ phát triển đột biến trong vài ba năm tới.

Muốn hạn chế cũng không hạn chế được

Nhưng trong thời gian qua, nhiều nhà mạng cho rằng, các ứng dụng OTT đã và đang khiến nhà mạng thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, và kiến nghị cơ quan chủ quản cần sớm có những chính sách quản lý để hạn chế sự thiệt hại. Suy nghĩ của ông thì thế nào?

Theo tôi, khi xem xét một dịch vụ có nên hạn chế hay không thì mình phải đứng ở góc độ người tiêu dùng, chứ không đứng ở góc độ doanh nghiệp. Ở đây, nhà mạng thiệt hại có thể nghìn tỷ đồng, nhưng người tiêu dùng lại được nghìn tỷ. Không có lý do gì mình có công nghệ tốt hơn, nhưng vì một vài doanh nghiệp mà lại bắt người tiêu dùng chịu thiệt.

Ngày xưa, khi mạng di động phát triển đã làm “c.hết” mạng cố định, doanh thu của mạng cố định bị thiệt hại, chả lẽ lúc đấy ta lại đóng mạng di động lại không cho phát triển? Nhưng sau khoảng 10 năm mới thấy lợi ích của mạng di động mang lại vượt trội so với mạng cố định. Mạng cố định phải chấp nhận là yếu dần đi.

Tương tự, trước đây có gửi thư tay, sau đó sinh ra Internet thì có thư điện tử, lúc đấy tự dưng thư tay “c.hết”, chứ không thể vì thư tay mà cấm thư điện tử, cấm Internet được.

Vì thế, cho nên, tôi nghĩ cần nhìn trong ngữ cảnh toàn cục, cả nền kinh tế được lợi, xã hội được lợi… để điều chỉnh như thế nào.

Các nhà mạng sở hữu công nghệ kém hơn và buộc phải trả phí dịch vụ, còn ứng dụng OTT có công nghệ tốt hơn và được cung cấp miễn phí, thì không có lý do gì tự dưng tìm cách làm cho các nhà mạng có lợi nhuận cao hơn bằng cách bắt người dùng chịu thiệt.

OTT chỉ hoạt động được khi được kết nối Internet . Vậy thì chưa bàn đến chuyện chính sách, liệu các nhà mạng có thể tự tìm cách hạn chế OTT nếu họ muốn không, thưa ông, ví dụ như… tăng giá cước 3G?

Có lẽ là, muốn hạn chế cũng không hạn chế được.

Video đang HOT

Nếu nhà mạng hạn chế dịch vụ này người ta sẽ dùng dịch vụ khác. Thứ hai, người tiêu dùng có thể nhắn qua Wi-Fi, vì hiện vùng phủ sóng của Wi-Fi khá tốt. Cuối cùng thì người ta vẫn không sử dụng dịch vụ truyền thống của nhà mạng.

Bản chất thị trường là cạnh tranh, cơ quan nhà nước thì không có lý do gì cấm người dùng sử dụng dịch vụ đấy. Chỉ cần một trong các nhà mạng không hạn chế dịch vụ này thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang dịch vụ được miễn phí. Nên, các nhà mạng muốn hạn chế cũng không hạn chế được, và cũng không có lý do gì để hạn chế.

Còn việc nhà mạng tăng giá cước 3G là chuyện bình thường vì họ cảm thấy bán sản phẩm lỗ thì họ có quyền tăng giá để có lãi, chứ mình không thể bắt người ta chịu lỗ để hỗ trợ cho người dùng được, chỉ cần người ta không cưỡng ép khách hàng phải thế nọ phải thế kia.

Thứ hai, mức tăng đó là nhỏ, tính ra một người chỉ hết khoảng hơn 2 USD/tháng cho gói đó, còn gói ở trên 100.000 đồng dung lượng dùng vẫn rất tốt. Mức tăng giá chấp nhận được. Thêm 10.000 đồng/tháng cũng không ảnh hưởng quá lớn đến đa số người dùng. Quan trọng là việc tăng giá cước đấy thực sự xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của họ.

Theo ông, để thúc đẩy dịch vụ OTT phát triển và không làm thiệt hại đến nhà mạng, thì cần sự hợp tác như thế nào giữa các nhà mạng và doanh nghiệp OTT?

Tôi nghĩ có rất nhiều phương án, còn kết hợp như thế nào là về mặt kinh doanh giữa các đơn vị. Tuy nhiên, mình không thể ra phương án để cưỡng ép người dùng phải dùng gói dịch vụ của hai bên, mà cần có chính sách để đảm bảo tất cả các dịch vụ OTT đều được truy cập công bằng.

Còn đứng ở góc độ các chính sách của cơ quan nhà nước thì sao?

Nhà nước nên có chính sách bảo vệ người tiêu dùng, không cho phép các nhà mạng hạn chế các loại dịch vụ. Nhà mạng không cung cấp được dịch vụ nhắn tin miễn phí mà người khác cung cấp được thì anh phải chấp nhận rút lui khỏi thị trường ở dịch vụ đó.

Một sản phẩm mới cung cấp miễn phí, thậm chí tặng thêm các giá trị khác cho người dùng, còn anh không làm được thì chứng tỏ mô hình kinh doanh của anh có vấn đề, chứng tỏ anh đã lạc hậu và cần phải thay đổi. Đấy là chuyện hiển nhiên. Không thể đưa ra chính sách bảo vệ các dịch vụ đã lạc hậu.

Và Nhà nước cũng cần có chính sách bảo vệ các doanh nghiệp mới cạnh tranh được, đưa ra các dịch vụ mới rẻ hơn cho người tiêu dùng, thay vì chỉ quan tâm đến doanh nghiệp cũ bị mất mát. Cần ra chính sách giúp cho các doanh nghiệp mới đem các dịch vụ miễn phí tốt hơn cho người tiêu dùng.

Cách tốt nhất là nhà mạng có thể tự làm các dịch vụ OTT, có thể đầu tư để phát triển các dịch vụ tương tự như vậy.

Mô hình kinh doanh chưa rõ ràng

Theo chủ quan của ông, xu hướng phát triển dịch vụ OTT trong thời gian tới sẽ như thế nào, đặt trong bối cảnh cạnh tranh với các dịch vụ tương đương của nhà mạng?

Tôi cho rằng, dịch vụ OTT sẽ tăng trưởng theo quy mô của số lượng smartphone, khi mà độ phủ 3G gần như phủ hết và smartphone sẽ đạt khoảng 70-80% lượng người dùng điện thoại. Vì thế, gần như người dùng sẽ dùng dịch vụ này thay vì nhắn tin và đàm thoại truyền thống.

Các nhà mạng có ba dịch vụ chính là thoại, tin nhắn và dữ liệu, thì các dịch vụ dữ liệu chắc chắn vẫn giữ được, nhưng tin nhắn sẽ bị OTT thay thế, còn cuộc gọi có thể bị thay thế một phần.

Số lượng người dùng tin nhắn qua OTT sẽ rất nhiều và sẽ đạt đến điểm cân bằng, khi mà các doanh nghiệp OTT có thể thu phí ở mức độ nào đó để duy trì phát triển, nếu không tìm được mô hình kinh doanh đem lại lợi nhuận. Lúc đó, dịch vụ tin nhắn và đàm thoại qua OTT sẽ cạnh tranh ngược lại với tin nhắn và đàm thoại truyền thống của nhà mạng, xác lập nên một mặt bằng giá mới và sẽ giúp đẩy giá xuống, tốt hơn cho người tiêu dùng.

Hiện nay, có thể thấy một số dịch vụ OTT sẽ theo hướng mạng xã hội, khi có người dùng nhiều thì sẽ biến thành mạng xã hội. Hướng thứ hai thì sẽ đi sâu hơn vào nhắn tin, gọi điện và tìm cách k.iếm t.iền từ đấy.

Liệu các công ty OTT đã nên bắt đầu thu phí?

Muốn thu phí hay không là quyền của họ. Tùy từng công ty, như WhatsApp vẫn thu phí vì cho rằng phải thu phí mới bền vững được. Nhiều công ty đang trong giai đoạn đầu tư thì họ không thu phí.

Hiện, để cạnh tranh có số đông người dùng thì các doanh nghiệp OTT buộc phải không thu phí và họ có thể tìm nguồn thu từ hướng khác. Đa phần các công ty OTT bây giờ đều xuất phát từ làm game, nên có thể họ kỳ vọng sau này có lượng khách hàng rồi thì có doanh thu từ game là chính.

Thời điểm này các công ty đều phải đổ t.iền ra quảng cáo để phát triển dịch vụ, nên một công ty thu phí sẽ lập tức tụt hậu ngay so với công ty khác. Tuy nhiên, đến một lúc đạt đến quy mô buộc phải có nguồn thu, nếu không tìm được nguồn thu tốt thì họ sẽ phải đóng cửa hoặc giảm chất lượng dịch vụ.

Ông dự báo dịch vụ OTT sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, vậy tại sao VC Corp – một công ty chuyên về nội dung số – lại không đầu tư vào phát triển dịch vụ này?

Để phát triển dịch vụ OTT cần một nhóm hàng chục lập trình viên, cộng với máy chủ hạ tầng để phát triển dịch vụ, VC Corp có thể làm được, nhưng buộc phải có khoản vốn lớn để duy trì lượng nhân sự, cũng phải mất 4-5 tỷ đồng một tháng để phát triển.

Thêm nữa, hiện đã có quá nhiều công ty tham gia thị trường cả nội và ngoại, lại mất t.iền tỷ để quảng bá nữa trong khi mô hình kinh doanh chưa rõ ràng, thị trường quá đông người tham gia và khoản t.iền đầu tư quá lớn. VC Corp chưa đủ lực dù thị trường cũng lớn, cũng hấp dẫn.

Theo GenK

Ứng dụng nhắn tin miễn phí và các bài toán khó tại VN

Line, Viber, Whatsapp, Kakao Talk... đang có một cuộc đua đầy tốn kém để thu hút người dùng trong khi vẫn phải nghĩ cách k.iếm t.iền từ việc cung cấp dịch vụ miễn phí và xoa dịu mâu thuẫn với các nhà mạng trong nước.

Ứng dụng nhắn tin miễn phí và các bài toán khó tại VN - Hình 1

Các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí hay còn gọi là dịch vụ OTT đang bùng nổ tại Việt Nam.

Whatsapp (2009) và Viber (2010) là hai trong số những phần mềm ra đời sớm nhất và phổ biến nhất cho phép nhắn tin, gọi điện miễn phí giữa các smartphone với nhau thông qua kết nối Wi-Fi hoặc 3G. Người dùng Việt Nam đã nhanh chóng đón nhận xu hướng ngay khi những ứng dụng này mới ra đời cách đây hơn 2 năm. Không như cách dịch vụ chat như Yahoo Messenger hay Skype đòi hỏi phải đăng ký tài khoản, sử dụng nickname và add (thêm) bạn bè một cách thủ công, các ứng dụng nhắn tin miễn phí, hay còn gọi là dịch vụ OTT (Over-the-top), chỉ yêu cầu người dùng nhập số điện thoại và mã xác thực, sau đó hệ thống tự động quét danh bạ để tìm những bạn bè đã cài phần mềm.

Nhưng đến năm 2012, trào lưu sử dụng dịch vụ OTT mới thực sự bùng nổ khi các nhà cung cấp ứng dụng Line Messenger, Kakao Talk, Wechat chính thực đổ bộ vào Việt Nam với các chương trình quảng bá rầm rộ. Tuy nhiên, họ đang gặp không ít những khó khăn và các bài toán cần phải giải.

Bài toán thứ nhất: Chiếm lĩnh vị trí số một

Là phóng viên và thường xuyên vắng mặt ở tòa soạn, chị Hoài đã tìm ra một cách đơn giản và không tốn kém để trao đổi bài vở. Hàng sáng, chị và các đồng nghiệp nhắn tin cho nhau qua Whatsapp để chia sẻ thông tin và cùng góp ý cho nhau cách triển khai từng bài viết. Họ có thể thoải mái trả lời nhau như đang trò chuyện qua chat mà không phải cân nhắc, tiết kiệm từng tin nhắn như với SMS.

Còn Hoàng, du học sinh tại Pháp, lại chọn Viber để gọi điện về nhà. Nhờ ứng dụng này, cậu có thể liên lạc với bố mẹ qua điện thoại di động bất cứ khi nào có việc mà không phải nhắn tin nhắc bố mẹ đăng nhập để chat qua Skype như trước nữa.

Trong khi đó, Nhung, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Thương mại (Hà Nội), lại mê mẩn các sticker (một cách gọi khác của các biểu tượng vui tương tự emoticon) trong Line Messenger. Cô yêu khuôn mặt đầy biểu cảm của gấu Brown, thỏ Cony, chim Birzzle... và cho rằng những hình ngộ nghĩnh này là công cụ đắc lực trong việc bày tỏ cảm xúc. Đến cả anh người yêu "khô như ngói" của Nhung cũng bắt đầu chịu khó gửi sticker cho cô hơn dù anh này chưa bao giờ sử dụng các mặt cười khi chat trên Yahoo Messenger.

Ứng dụng nhắn tin miễn phí và các bài toán khó tại VN - Hình 2

Những sticker đáng yêu trong Line.

Mỗi ứng dụng có thế mạnh riêng, mỗi người dùng lại có cách đ.ánh giá riêng. Có người cài 3-4 chương trình cùng lúc, có người chỉ chọn một phần mềm họ thích nhất. Vì vậy, các nhà phát triển đang phải nỗ lực đầu tư và quảng cáo để mọi người nhớ đến sản phẩm của họ.

Line, Kakao, Zalo... đang tích cực triển khai các chiến dịch quảng bá từ nhà ra ngõ, từ mạng xã hội đến truyền hình, từ trong thang máy tới xe bus với mục tiêu trở thành dịch vụ OTT đầu tiên đạt 2 triệu người dùng. Tuy nhiên, đối thủ đáng gờm nhất của họ lại chưa chính thức có mặt ở Việt Nam. Đó là Viber và Whatsapp. Đầu tháng 3, Viber tuyên bố đã có 3,5 triệu người dùng Việt Nam còn Whatsapp chưa công bố số liệu. Đây là con số rất ấn tượng vì Viber chưa đẩy mạnh quảng bá cho dịch vụ của họ tại bất kỳ nước nào. Do đó, để vượt được Viber, các ứng dụng đã chính thức được tung ra trong nước sẽ còn phải cố gắng nhiều.

Bài toán thứ hai: Doanh thu từ dịch vụ miễn phí

"Hàng triệu người dùng và không kiếm được một xu" là tiêu đề bài viết của CEO Licensario từ năm ngoái về Viber. Viber rất thành công khi đã có 175 triệu người sử dụng và là một trong những dịch vụ được yêu thích nhất. Đổi lại, công ty này tiêu tốn tới 200.000 USD mỗi tháng để có thể duy trì dịch vụ trên khắp toàn cầu. Talmon Marco, Giám đốc điều hành Viber Media, tuyên bố họ không bao giờ thu phí tải ứng dụng, phí nhắn tin, gọi điện và cũng không chấp nhận quảng cáo vì màn hình smartphone vốn đã quá nhỏ nên mọi người sẽ không muốn không gian nhỏ bé đó lại bị che lấp bởi các banner. Để k.iếm t.iền, Viber cho hay trong năm 2013, họ sẽ triển khai một số dịch vụ thu phí khác nhưng hiện vẫn chưa tiết lộ cụ thể.

Trong khi đó, Line đạt được doanh thu lớn từ việc bán các vật phẩm đi kèm như sticker, vật dụng trong game...qua cổng thanh toán của Google Play, App Store. Theo thống kê của App Annie, tháng 2/2013, Line là ứng dụng đứng đầu về doanh thu trên App Store trong hạng mục tiện ích.

"Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng mục tiêu của Line lúc này không phải là tăng doanh thu. Chúng tôi không nghĩ quá nhiều tới lợi nhuận mà thay vào đó là nỗ lực cải tiến để làm hài lòng người dùng. Với tiềm lực mạnh mẽ từ NHN, lúc này chúng tôi muốn mang đến một sự khác biệt có giá trị cho cộng đồng hơn là thu t.iền từ họ", đại diện của Line tại Việt Nam nhấn mạnh.

Nói cách khác, Line, Kakao... đang muốn tập trung thâu tóm người dùng hơn là nghĩ đến chuyện sinh lời. Nhưng như Viber tốn tới 200.000 USD mỗi tháng, các nhà cung cấp sớm muộn cũng phải tính tới điều này. "Với quá nhiều dịch vụ cạnh tranh, giải pháp thu phí là điều khó xảy ra. Các nhà cung cấp sẽ phải tìm cách khác để kiếm lời. Dù có thu hút được bao nhiêu người sử dụng, thất bại trong việc giải bài toán doanh thu sẽ dẫn đến sự ra đi của nhiều dịch vụ, trừ khi dịch vụ đó được hậu thuẫn bởi những công ty có tiềm lực mạnh, hoặc được các mạnh thường quân mua lại", Josh Martin của công ty phân tích thị trường Strategy Analytics nhận xét.

Bài toán thứ ba: Giải quyết mâu thuẫn lợi ích với các nhà mạng

Câu chuyện về các phần mềm gọi điện miễn phí qua mạng Internet và 3G bắt đầu nóng lên khi tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 24/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, đã có những phát biểu khá gay gắt rằng dịch vụ OTT như Viber, Whatsapp đang là nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói chung. Các dịch vụ viễn thông cơ bản như thoại, SMS, truyền hình chiếm tới 80% doanh thu của nhà mạng và đương nhiên, "nồi cơm" này sẽ bị ảnh hưởng nếu dịch vụ miễn phí sinh sôi nảy nở. Ông Hùng đề nghị Bộ nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm nhưng phải đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành viễn thông.

Còn trong Hội thảo dịch vụ OTT (Over The Top) trên hạ tầng băng rộng ngày 28/3 tại Hà Nội, đại diện của MobiFone cho hay: "Chỉ tính riêng SMS, các nhà mạng trên thế giới năm 2012 đã thất thu khoảng 13,9 tỷ USD, chiếm khoảng 9% doanh thu, vì các dịch vụ OTT. Việt Nam là môi trường rất tốt cho các dịch vụ OTT phát triển. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng smartphone tại Việt Nam đứng thứ hai thế giới, trong khi cước 3G của Việt Nam cũng thuộc dạng thấp nhất trong khu vực. Như thống kê mỗi ngày có tới 280.000 cuộc gọi, 8,7 triệu tin nhắn qua Viber thì nhà mạng đã thất thu trên dưới nghìn tỷ đồng mỗi năm trong khi lượng t.iền thu về từ cước dữ liệu không đáng kể".

Ngày 3/3, tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước quý I/2013 của Bộ TT&TT, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, nêu quan điểm: "Có những doanh nghiệp di động đề xuất nhà nước nên cấm dịch vụ gọi điện không mất t.iền, nhưng đa số ý kiến cho rằng đây cũng là một dạng dịch vụ tiên tiến nên không nên cấm. Một trong những giải pháp được kiến nghị là cần có chính sách định hướng nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp di động và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT trên cơ sở người sử dụng vẫn tiếp cận được dịch vụ nhưng cũng không làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp di động. Thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng các chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp".

Trước thông tin trên, Line cho hay họ rất vui mừng khi biết các mạng di động tại Việt Nam không có những nhận định tiêu cực về dịch vụ OTT. "Line đã xuất hiện tại 230 quốc gia. Tại những nước này, chúng tôi không hề gặp bất cứ khó khăn nào từ phía các nhà mạng và tôi nghĩ Việt Nam cũng là đất nước có môi trường đầu tư ổn định, nên đã chuẩn bị nhiều kế hoạch để có thể hợp tác các bên", đại diện của Line chia sẻ.

Các chuyên gia viễn thông nhận định, giải pháp hợp lý tại thời điểm này là doanh nghiệp viễn thông và các cung cấp dịch vụ OTT có thể bắt tay nhau để đưa ra gói cước mới và ăn chia theo tỷ lệ để vừa đảm bảo lợi ích của đôi bên vừa không làm ảnh hưởng quá nhiều đến quyền lợi của người sử dụng.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Nhã Phương: Sinh con gái xong, bắt Trường Giang ký cam kết đặc biệt
20:23:04 15/06/2024
Phim ngôn tình hot nhất hiện nay sở hữu dàn diễn viên toàn "học bá", có người còn đỗ đại học năm 15 t.uổi
20:35:44 15/06/2024
Một MC nổi tiếng đi xe ôm, cởi khẩu trang tài xế mới biết: "Tôi không cố tình làm điều này"
18:02:48 15/06/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác t.iền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác t.iền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác t.iền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản t.iền phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Xe tải làm sập cầu ở Đồng Tháp

Tin nổi bật

00:08:33 16/06/2024
Theo đó, sáng cùng ngày xe tải do tài xế Nguyễn An Thới (37 t.uổi, quê An Giang) cầm lái chạy hướng đường Nguyễn Thái Học, phường 4 sang phường 6, TP Cao Lãnh. Khi xe đi đến giữa cầu Cái Tôm Trong thì làm sập cầu. Xe bị kẹt lại giữa cầu.

Loài động vật tái xuất sau hơn 60 năm mất tích khiến chuyên gia khóc vì quá mừng

Lạ vui

23:54:43 15/06/2024
Nhà sinh vật học James Kempton và đồng nghiệp đã trải qua nhiều khó khăn như sống trong rừng lâu ngày, động đất và bệnh sốt rét và ông đã phát khóc vì quá phấn khích khi thu được hình ảnh của loài động vật này.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Truy tìm "hot girl" liên quan vụ cưỡng đoạt tài sản

Pháp luật

23:37:53 15/06/2024
Sáng 14/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, đang truy tìm Trần Thị Thanh Thế (SN 1988, ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu) do liên quan đến một vụ án cưỡng đoạt tài sản.

Cường quốc và vũ khí laser

Thế giới

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!

'Inside Out 2' khuấy đảo phòng vé với 13 triệu USD chiếu sớm

Phim âu mỹ

23:07:42 15/06/2024
Bộ phim hoạt hình mới nhất của Pixar là Inside Out 2 (do Kelsey Mann chỉ đạo) gây bất ngờ khi có doanh thu mở màn cao hơn bất kỳ phim nào khác năm nay.