Nhà giáo thương binh “sâu nặng ân tình”
Sức khỏe yếu do nhiều lần bị thương trong chiến trường, nhưng nhà giáo Trần Ngọc Sơn vẫn nỗ lực, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Cuộc thi chung kết kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại Trường THCS Vĩnh Thành. Ảnh: NVCC
Khi được nghỉ hưu, ông lại nhiệt tình tham gia xây dựng phát triển quê hương. Những đóng góp của ông đã được con cháu, bạn bè, đồng đội, đồng nghiệp và biết bao thế hệ học sinh tri ân, khắc ghi “sâu nặng ân tình” đầy kính trọng.
Tuổi trẻ nhiệt huyết
Nhà giáo Trần Ngọc Sơn sinh năm 1953 tại Vĩnh Thành, Yên Thành ( Nghệ An), vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Nơi đây có Lèn Vĩnh Tuy, từng che giấu nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nha thời chống Pháp và là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược cho quân và dân ta thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Yên Thành còn có Rú Tháp bốn mùa thông reo, nơi vinh dự được đón Bác Hồ về thăm vào tháng 12/1961.
Năm 1969, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ở miền Bắc, Trần Ngọc Sơn khi đó đang học lớp 9/10 (nay là 11/12) Trường cấp 3 Yên Thành 1, Do chưa đủ tuổi nhập ngũ, Sơn đã khai thêm tuổi để cùng các đàn anh đứng vào đoàn quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Mẹ Sơn nghe tin con trai xung phong vào chiến trường đã khóc hết nước mắt: “Nhà chỉ có một mụn con trai, vào chiến trường bom rơi, đạn lạc, lỡ như…”. Nhưng hai cha con đã quyết định rồi, bà chỉ biết ủng hộ mà nuốt nước mắt vào trong.
Cầm trên tay giấy báo nhập ngũ, Sơn tạm biệt mái trường thân thương, thầy cô, bạn bè… hăm hở lên đường với quyển sổ lưu bút dày đặc lời động viên, khuyến khích của các bạn, nhắc nhở cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, hẹn hết giặc lại về tiếp tục sách vở bút nghiên.
Sơn tham gia chiến đấu tại chiến trường B5 “Ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam”, rồi vào thành cổ Quảng Trị, nơi mà mỗi tấc đất ngọn cỏ đều thấm đẫm máu của biết bao đồng đội.
Chiến đấu ở chiến trường khốc liệt, dưới làn mưa bom bão đạn, đã mấy lần Sơn bị thương vào vai, đùi, đầu gối. Lần nặng nhất bị thương ở ngực, máu phun ra có lẫn nhiều bọt, đồng đội rất lo lắng cho tính mạng của Sơn. Ông Trần Duy Tá là đồng đội, đồng hương ôm chặt bạn nói trong nước mắt “chắc là bị thương vào phổi rồi”. Đơn vị khẩn trương đưa Sơn ra tuyến sau điều trị, rồi ra Bắc điều dưỡng.
Video đang HOT
Nhà giáo Trần ngọc Sơn (thứ hai từ phải sang) tại Hội thảo nghiên cứu viết lịch sử Trường THCS Vĩnh Thành.
Sau đợt điều dưỡng tại Đoàn 200 ở Nghĩa Đàn (Nghệ An), không đủ sức khỏe trở lại đơn vị, Sơn được trở về hậu phương tiếp tục ước mơ cháy bỏng, học tiếp lớp cuối cấp 3 và thi vào đại học. Sơn trúng tuyển vào Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Vinh.
Vào trường, với cương vị là Bí thư Chi đoàn lớp Hóa 15, Sơn luôn nêu cao tấm gương “Bộ đội cụ Hồ”, hoàn thành tốt chương trình đào tạo đại học. Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại khá cùng thẻ thương binh, Sơn được về huyện nhà giảng dạy (Trường THPT Phan Thúc Trực bây giờ). Trong 9 năm làm Bí thư Đoàn trường, có biết bao nhiêu thế hệ học sinh rất ngưỡng mộ, yêu mến thầy vì thầy nghiêm khắc, tâm huyết trên bục giảng lại vừa cảm thông, gần gũi, tâm tình khi sinh hoạt ngoại khóa. Đặc biệt, thầy tài nhớ tên từng em học sinh, ở những buổi tập trung dưới cờ, hễ “Thầy bí thư” nhìn xuống thì “mấy trò cá biệt” liền bảo nhau yên lặng, nếu không thầy sẽ đọc ra họ tên thì xấu hổ lắm.
Có bao nhiêu lần thầy trò đi hội diễn văn nghệ ở huyện, ở tỉnh. Một kỷ niệm còn đọng mãi trong ký ức lớp trẻ lúc bấy giờ, đó là lần tham gia Hội thi “Tiếng hát giáo viên” do Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức. Ngày mai thầy dự thi hát đơn ca, nhưng sáng nay cổ thầy khản đặc, học sinh cùng nhau đi tìm quả đu đủ xanh để thầy ăn lấy giọng và hội thi năm đó, thầy Sơn đoạt “giải 2 đơn ca” với ca khúc “Bác Hồ một tình yêu bao la”.
Năm 1989 tiến hành cải cách giáo dục, ở cấp 2 có thêm lớp 9, chương trình cao hơn, rộng hơn còn cấp 3 “trường co lớp giảm”. Thầy Sơn cùng một số giáo viên khác xung phong về cấp 2 xã nhà. Thầy Sơn về dạy môn Hóa học, rồi 10 năm làm Phó Hiệu trưởng và 13 năm làm Hiệu trưởng, đồng thời là ủy viên Công đoàn Giáo dục huyện Yên Thành. Trong thời gian về công tác tại địa phương, thầy Sơn đã góp phần đáng kể đưa phong trào giáo dục xã nhà khởi sắc với những thành tích nổi bật.
Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, thi văn nghệ thể thao… Trường đều đoạt giải cao. Quê hương vẫn còn nhiều gia đình nghèo khó, thầy Sơn đã tìm được nhà tài trợ, đó là vợ chồng ông Trần Duy Bổng, bà Kiều Nga gốc ở Vĩnh Thành công tác ở TP Hồ Chí Minh, mỗi năm tặng 20 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Thầy Sơn còn tổ chức cho học sinh thường xuyên làm sạch, đẹp nhà tưởng niệm nơi Bác Hồ về thăm nhà trẻ năm xưa, đài tưởng niệm liệt sĩ xã…
Nặng lòng với quê hương
Trong quá trình công tác, nhà giáo Trần Ngọc Sơn đã nhiều lần được tặng Bằng khen của Công đoàn Giáo dục tỉnh Nghệ An và Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Trường THCS Vĩnh Thành, thầy Sơn có sáng kiến tổ chức hội thảo tìm hiểu lịch sử nhà trường. Kết quả là 600 cuốn kỷ yếu “50 năm thành lập Trường THCS Vĩnh Thành” được xuất bản, biếu tặng các cựu giáo chức và cực học sinh. Cuốn kỷ yếu với nghiên cứu công phu được các thế hệ nhà giáo, cựu học sinh hoan nghênh, đánh giá cao và cho rằng: “Chưa có trường học nào trong huyện làm được như vậy”.
Năm 2013, nhà giáo Trần Ngọc Sơn được nghỉ chế độ hưu trí. Tuổi đã cao, vết thương chiến tranh vẫn luôn hành hạ, song ông vẫn yêu đời, vui vẻ tích cực tham gia các hoạt động trong các tổ chức xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, xã Vĩnh Thành công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có công lao đóng góp không nhỏ của nhà giáo thương binh Trần Ngọc Sơn.
Hải Phòng vinh danh 65 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo
Trước những đóng góp, cống hiến của đội ngũ giáo viên, nhà quản lý giáo dục, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã vinh danh 65 nhà giáo có tâm huyết, sáng tạo trong sự nghiệp "trồng người".
Sáng 16/11, tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Tiệp (TP. Hải Phòng), Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Giáo dục Hải Phòng (1955-2020); 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (1982-1920) và vinh danh nhà giáo "tâm huyết, sáng tạo" lần thứ nhất.
Lần đầu tiên Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức lễ vinh danh nhà giáo tâm huyết, sáng tạo
Đánh giá về chặng đường 65 năm qua của ngành Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng, ông Lê Quốc Tiến - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng ngành giáo dục của địa phương đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc "trồng người", kiên trì mục tiêu nâng cao dân trí, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, giáo dục thành phố luôn nằm trong top dẫn đầu giáo dục toàn quốc với thành tích nổi bật trong công tác đào tạo học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Ông Lê Khắc Nam trao bằng khen của UBND TP cho các cán bộ, giáo viên đã có đóng góp xuất sắc cho ngành giáo dục
Cụ thể, trong năm 2019-2020 vừa qua, điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của Hải Phòng đứng thứ 7 toàn quốc; có 79/112 học sinh tham dự và đạt giải quốc gia, xếp thứ 5 toàn quốc; 02 dự án đoạt giải trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, 01 học sinh đạt Huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế; 01 học sinh đạt Huy chương đồng Olympic Tin học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả này đã kéo dài chuỗi thành tích Hải Phòng là địa phương duy nhất trên cả nước 24 năm có học sinh đạt giải quốc tế và 3 năm liền có học sinh đạt Huy chương vàng Olympic quốc tế.
PGS. TS Lê Quốc Tiến - Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng đánh giá chặng đường phát triển của ngành giáo dục thành phố và sự đóng góp của đội ngũ nhà giáo qua các thời kỳ
Dự hội nghị, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng khẳng định, điều làm nên sự khác biệt lớn nhất của giáo dục và đào tạo của thành phố chính là chất lượng đào tạo với sự phát triển ổn định, vững chắc, tạo được lòng tin của nhân dân thành phố và cả nước.
Ông Nam cũng đề nghị lãnh đạo các đơn vị tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản theo Chỉ thị 666 ngày 24/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đạo tạo như thực hiện nghiêm túc các khoản thu theo đúng quy định, đảm bảo công khai minh bạch, không để xảy ra tình trạng lạm thu, thu sai quy định; thực hiện nghiêm về công khai trong cơ sở giáo dục theo quy định; thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, an toàn thực phẩm và điều kiện nhà vệ sinh trong trường học theo tiêu chuẩn quy định.
"Cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các sai phạm", ông Nam nhấn mạnh.
Ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo hội nghị
Tại hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND TP. Hải Phòng đã trao tặng nhiều Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục. Đáng chú ý, 65 nhà giáo là nhà quản lý và cả những thầy cô giáo trực tiếp đứng trên bục giảng lần đầu được ngành Giáo dục Hải Phòng vinh danh Nhà giáo "Tâm huyết, sáng tạo" vì đã có những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
65 nhà giáo tiêu biểu tâm huyết sáng tạo của Hải Phòng được vinh danh tại hội nghị
Xúc động đón nhận danh hiệu Nhà giáo "Tâm huyết, sáng tạo", cô giáo Mạc Thị Hồng Nhung - Phó Hiệu trưởng trường THPT Hàng Hải cho hay, danh hiệu Nhà giáo "Tâm huyết, sáng tạo" là một món quà vô cùng ý nghĩa đối với bản thân, đặc biệt là với một giáo viên của trường tư thục trước thềm ngày lễ 20/11. Theo cô Hồng Nhung, dù công tác ở môi trường nào nếu cố gắng hoàn thiện từng ngày sẽ được đền đáp xứng đáng và đây cũng là động lực để cô và các đồng nghiệp tâm huyết, sáng tạo hơn nữa với nghề trong thời gian tới.
"Ngày nay, do môi trường, điều kiện sống, học sinh có nhiều thay đổi về tư chất cũng như thể chất. Các em đã biết tiếp nhận nhiệm vụ học tập kết hợp với tư duy, sáng tạo, giữa học và chơi để tăng cường rèn luyện sức khỏe... Do vậy, mỗi thầy, cô giáo luôn phải tư duy, sáng tạo để có thể vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy, tác động tâm lý lên học sinh. Dù ở giai đoạn nào nhưng cũng là giai đoạn mới, giáo viên cũng cần làm mới chính mình", cô Hồng Nhung chia sẻ.
Cô giáo trẻ băng rừng, vượt núi bồi đắp kiến thức cho trò Không chọn nghề giáo là con đường lập nghiệp, nhưng nghiệp gieo chữ dường như đã chọn cô Nguyễn Thu Hường, giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Cô Nguyễn Thu Hường luôn tận tâm, tỉ mỉ trong truyền dạy kiến thức cho học trò. 9 năm theo đuổi sự nghiệp trồng người, cô luôn nỗ lực, cố...