Nguyên tắc vàng bảo quản thực phẩm mùa nóng
Thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm nhằm tránh vi khuẩn tấn công gây ngộ độc là rất quan trọng.
Theo bếp trưởng Huỳnh Như – Nhà hàng Abai, cần chú ý nấu sôi lại các loại thức ăn thừa và để nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Để riêng từng loại thực phẩm, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khi cất vào tủ lạnh. Tốt nhất, nên sử dụng các loại hộp thức ăn có nắp đậy kín để các loại thức ăn thừa không lẫn lộn vào nhau. Phải nấu lại cho sôi kỹ trước khi dùng lại các món ăn này và chỉ nên ăn lại một lần sau đó.
ảnh minh họa
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên, những món canh chỉ để tủ lạnh trong khoảng 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để quá ba ngày và bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Nhiều bà nội trợ có thói quen để rất nhiều món ăn thừa vào tủ lạnh và để quên nhiều ngày sau đó. Để tránh thực phẩm để quá lâu và lẫn lộn, nên ghi chú ngày tháng trên nắp hộp.
Các món chiên, rô ti… nên đổ ngập dầu khi để vào ngăn mát tủ lạnh để món ăn không bị khô.
Không nên để thức ăn đã qua chế biến quá hai giờ dưới nhiệt độ bình thường. Tốt nhất nên nấu sôi, để nguội và cất vào tủ lạnh ngay sau khi vừa sử dụng xong.
Nếu gia đình không có tủ lạnh hoặc trong những ngày cúp điện, có thể bảo quản phần thức ăn thừa trong thùng đá hoặc cho phần thức ăn thừa vào hộp đựng thực phẩm và đặt đá xung quanh hộp. Cho vào tủ lạnh ngay khi có điều kiện. Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã có mùi ôi thiu hoặc màu sắc thay đổi bất thường.
Video đang HOT
Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, theo bếp trưởng Huỳnh Như, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về, để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng.
ảnh minh họa
Giữ thịt, cá tươi sống trong ngăn đá là cách bảo quản an toàn nhất. Để tránh việc rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn của gia đình. Lưu ý, dụng cụ chứa thực phẩm phải tuyệt đối kín để dịch có trong thức ăn không chảy ra tủ lạnh. Thịt cá cần làm sạch, rửa và để ráo trước khi cho vào ngăn đá.
Với các loại rau xanh, cần nhặt bỏ phần gốc, lá sâu, lá giập và rửa sạch, sau đó cho vào bao đựng thực phẩm (có thể sử dụng túi xốp), buộc chặt miệng túi trước khi cất vào ngăn mát. Các loại rau lá xanh chịu lạnh kém hơn nên các bà nội trợ cần chú ý vị trí cất giữ rau trong tủ lạnh. Các loại rau cải, rau lá xanh… không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua.
Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 đến -300, cấp đông với nhiệt độ -360 thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng đưa ra lời khuyên, khi để lâu thì một số enzyme trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo hòa tan…
Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là từ bảy đến 10 ngày thịt heo, gà, vịt khoảng bảy ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng ba ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn.
Hai trong số 10 nguyên tắc vàng luôn được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo là phải che đậy cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín, không để lẫn lộn thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Theo SKDS
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa nóng
Mùa nóng, vi khuẩn sinh sản rất nhanh trong môi trường giàu dinh dưỡng như thức ăn nên ngành y tế khuyến cáo mọi người cần đặc biệt cảnh giác với nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Năm nào cũng vậy, thời tiết các tỉnh Nam Bộ đặc biệt khó chịu vào khoảng tháng 4 và 5. Nắng nóng dữ dội khiến con người đuối sức do mất nước, không muốn ăn, khát nhiều và thích uống hơn ăn.
Vi khuẩn lúc này được dịp sinh sôi nảy nở, đặc biệt có thể sinh sản rất nhanh trong môi trường giàu dinh dưỡng như thức ăn. Vì vậy, ngành y tế khuyến cáo mọi người cần đặc biệt cảnh giác khi mùa nóng đến vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao.
Giữ thực phẩm đông lạnh
Môi trường nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp thực phẩm lâu hư. Khi thực phẩm đông đá, vi khuẩn không thể phát triển nên bạn có thể dự trữ thịt, cá sống trong tủ đông suốt nhiều tháng.
Mặt khác, nắng nóng làm cho thức ăn mau khô, héo ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, ngay sau khi từ chợ về, bạn hãy nhanh chóng làm sạch các loại thực phẩm tươi sống, phần nào chưa ăn ngay thì cho vào bao ni lông hay hộp đậy nắp và đưa vào dự trữ ở ngăn đá (với các loại thịt, cá, tôm sống) hoặc ngăn mát (với các loại rau, củ, quả).
Khi phải ăn ở quán vỉa hè, nên hạn chế rau trụng, rau sống vì một lần trụng qua không thể diệt hết vi khuẩn. Ảnh: XUÂN THẢO
Lưu ý: Nên phân chia sẵn thực phẩm ra những phần nhỏ vừa đủ ăn mỗi bữa hay mỗi ngày trước khi cho vào tủ lạnh. Tránh tình trạng lấy phần thịt lớn ra ngoài rã đông rồi chỉ cắt phần nhỏ để dùng, sau đó lại đưa phần còn lại vào tủ lạnh vì sẽ làm thực phẩm biến chất, mất dinh dưỡng và không an toàn.
Đối với các thực phẩm nấu ăn trong ngày, sau khi rửa sạch, bạn nên ướp, nấu rồi ăn sớm nếu có thể để thực phẩm còn giữ nhiều dinh dưỡng và chưa bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu chưa nấu ngay thì có thể bọc kín lại và để tạm trong ngăn mát của tủ lạnh. Nhớ phân biệt và cách ly thực phẩm sống - chín trong tủ lạnh. Khi sử dụng, cần nấu chín kỹ thực phẩm để diệt hết các loại vi trùng.
Sau khi ăn, thức ăn còn thừa nên cho ngay vào tủ lạnh, lưu trữ tối đa từ 24 - 48 giờ, tùy loại khi lấy ra dùng phải hâm thật kỹ.
Hạn chế ăn rau sống
Mùa nóng thường đi kèm với mùa ngộ độc thực phẩm nên cần hạn chế ăn uống ở những nơi không bảo đảm vệ sinh. Trong trường hợp không thể từ chối việc ăn ở các quán vỉa hè hoặc nơi công cộng thì nên chú ý tìm chỗ nào có bàn ghế kê cao ráo, khoảng cách tối thiểu từ mặt đất đến bàn ăn là 60 cm để giảm bớt lượng bụi bay vào chén thức ăn.
Bên cạnh đó, nên chọn ăn ở nơi không có ruồi nhặng chén, bát, ly, muỗng sạch sẽ mặt bàn khô ráo nồi nấu trắng sạch thức ăn được gắp bằng kẹp hoặc bao tay ni lông người nấu thức ăn không cầm hay thối tiền... Chú ý hạn chế ăn các loại rau trụng, giá trụng vì một lần trụng qua không thể diệt hết vi khuẩn. Cảnh giác với những loại thức ăn, nước uống có nhiều màu sắc sặc sỡ vì hương liệu, phẩm màu.
Trong thời tiết nắng nóng, điều quan trọng là chúng ta không để cơ thể mất nước dẫn đến mệt mỏi, uể oải, dễ viêm họng. Có thể luôn mang theo người một chai nước lọc hoặc các thức uống ưa thích khác và nhớ thường xuyên uống nước, đặc biệt khi bị mất nhiều mồ hôi hoặc phải đi ngoài trời nắng.
Nếu qua khỏi mùa nóng mà không một lần đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, kiết lỵ... là có thể tạm tin rằng mình đã trang bị đủ kiến thức và kỹ năng thực hiện vệ sinh và an toàn ăn uống kỹ mùa nóng.
Theo người lao động
Bảo quản thực phẩm khi bị mất điện Bão lũ, ngập lụt xảy ra, vấn đề bảo quản thực phẩm đặc biệt quan trọng. Bản tin của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra những lời khuyên để giữ thực phẩm an toàn trong trường hợp mất điện khi gặp thời tiết khắc nghiệt phòng chống các bệnh gây ra do thực phẩm nhiễm khuẩn. - Nếu bị mất điện,...