Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình: “Tôi không hoàn thành nhiệm vụ chính trị”
Được nói lời sau cùng, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình nhận trách nhiệm của người đứng đầu khi thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng. Đồng thời ông Bình cũng thừa nhận bản thân không hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
Không vụ lợi
Ngày 28/6, TAND TPHCM tiếp tục xét xử ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các đồng phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để xảy ra sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Trước khi HĐXX vào nghị án, các bị cáo được nói lời nói cùng. Là người đầu tiên, bị cáo Đặng Thành Bình gửi lời cảm ơn đến HĐXX, đại diện Viện kiểm sát đã tạo điều kiện cho ông trình bày, giải thích rõ về hành vi bị cáo buộc.
Bị cáo Đặng Thanh Bình nói lời nói sau cùng.
“Viện kiểm sát đã có những ghi nhận hết sức thấu đáo quá trình đóng góp của tôi, tôi cảm ơn những đánh giá khách quan này”, nguyên Phó Thống đốc chậm rãi nói.
Ông cho biết trước những khó khăn, hạn chế trong quá trình tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng, đối diện với hàng loạt sai phạm chưa có tiền lệ, ông đã rất cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Nguyên Phó Thống đốc nói: “Chúng tôi đã góp phần giữ vững sự ổn định an ninh tiền tệ, điều này khiến tôi rất tự hào”. Đồng thời, ông Bình nhấn mạnh việc thanh tra, giám sát là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của quá trình quản lý cũng như tái cơ cấu ngân hàng. Ông mong ngành ngân hàng rút ra kinh nghiệm cho những lần tái cơ cấu sau, thông qua việc quan tâm đến công tác thanh tra, giám sát để hoàn thành trách nhiệm.
“Chúng tôi cảm thấy ân hận vì chưa làm tròn nhiệm vụ chính trị Nhà nước và Đảng giao phó, nhưng thực sự tôi vẫn thấy rằng cá nhân tôi cùng lãnh đạo NHNN đã rất nổ lực với động cơ hết sức trong sáng”, ông Bình khẳng khái nói.
Video đang HOT
Bỗng nhiên, giọng nguyên Phó Thống đốc chùng lại, ông nói rằng luôn nổ lực thực hiện nhiệm vụ không vì vụ lợi mà vì xã hội, danh dự của gia đình, tương lai của con cháu và để không hổ thẹn với lương tâm. Sau khi gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo, ban chỉ đạo NHNN đã đồng hành, chia sẻ, ghi nhận sự đóng góp của mình, ông Bình nghẹn ngào xin HĐXX xem xét toàn diện, thấu đáo các lý lẽ trước khi định tội đối với tôi cũng như các anh em đồng nghiệp.
Cuối cùng, ông Bình xin HĐXX xem xét toàn bộ nội dung vụ án và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân ông Bình.
Đồng loạt xin giảm nhẹ hình phạt
Tiếp đó, bị cáo Hà Tấn Phước cho rằng, qua quá trình điều tra và xét xử đã thấu hiểu đầy đủ hơn những thiếu sót của bị cáo về tổ chức, điều hành tổ giám sát. Ông cũng nhận thức được nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ đã giao phó nhưng bị cáo đã không làm tốt, không trọn vẹn trong đề án tái cơ cấu.
Bị cáo Hà Tấn Phước xin giảm nhẹ cho cấp dưới.
Đồng thời ông gửi lời xin lỗi đến các thành viên Tổ giám sát, mong HĐXX xem xét cho bị cáo Ngô Văn Thanh và Phạm Thế Tuân. Ông tự nhận đã thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh khó khăn và làm hết sức mình. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo được hưởng án treo, để điều trị bệnh, chăm sóc mẹ già.
Bị cáo Lê Văn Thanh bật khóc tại toà, cho biết từ ngày bị cáo và anh em bị tạm giam luôn rất đau khổ, mỗi đêm nằm mơ ác mộng nhưng cuối cùng những gì không muốn cũng đã xảy ra. Bản thân bị cáo Thanh cho biết năm 2014 đã có điều trị bệnh trầm cảm. Đồng thời, bị cáo còn có tiền sử bị rối loạn tiền đình và gai cột sống, đã từng giải phẫu.
Bị cáo Lê văn Thanh xin giảm nhẹ hình phạt.
Đến lượt bị cáo Phạm Thế Tuân, bị cáo cho biết thời gian qua đã suy nghĩ và hiểu rõ hơn bản chất trách nhiệm. Cuối cùng, bị cáo Tuân cũng mong HĐXX khoan dung và đưa cho bản thân một mức án thấp nhất.
Sau khi các bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX vào nghị án và sẽ tuyên án vào chiều 2/7.
Theo Dantri
Thiếu trách nhiệm, nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước chuẩn bị hầu tòa
Ông Đặng Thanh Bình cùng đồng phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng.
Ngày 22/3, Viện KSND Tối cao đã ban hành và tống đạt cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các đồng phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để xảy ra sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Ngoài ông Bình, Viện KSND Tối cao còn truy tố thêm ông Hà Tấn Phước (tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An), ông Phạm Thế Tuân (tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh TPHCM), ông Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An, thành viên tổ giám sát) và ông Ngô Văn Thanh (thành viên tổ giám sát, nguyên là Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An).
Để Phạm Công Danh rút ruột ngân hàng 9.000 tỉ đồng, Phó Tống đốc ngân hàng Nhà nước bị truy tố.
Theo cáo trạng, ông Đặng Thanh Bình được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, vụ Pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém theo đề án của chính phủ, trong đó có VNCB.
Tháng 8/2012, ông Bình đã ký tờ trình chính phủ về phương án tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng và đã được chính phủ chấp thuận chủ trương. Xuất phát từ thực trạng của một số ngân hàng thương mại, trong đó có VNCB và thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong việc củng cố lại VNCB, cơ quan thanh tra giám sát NHNN đã có tờ trình về việc củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại ngân hàng này. Ông Đặng Thanh Bình là người ký quyết định thành lập tổ giám sát đối với hoạt động của VNCB.
Theo phương án tái cơ cấu và chuyển nhượng cổ phần giữa nhóm cổ đông Phú Mỹ (do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) sang cho nhóm cổ đông Thiên Thanh (do ông Phạm Công Danh làm đại diện) thì VNCB được xếp loại ngân hàng yếu kém và cần thiết phải có cơ chế giám sát đặc biệt, mọi giao dịch trên 5 tỉ đồng phải có sự đồng ý của tổ giám sát.
Tuy nhiên, ông Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng, sử dụng ngân hàng như một phương tiện phạm tội.
Kể từ khi nhóm cổ đông Thiên Thanh điều hành, ngân hàng làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu tăng cao. Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỉ đồng, gấp 4 lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38.000 tỉ đồng. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã xác định thiệt hại là hơn 9.000 tỉ đồng.
Không chỉ ông Đặng Thanh Bình thiếu trách nhiệm trong việc giám sát và tái cơ cấu VNCB mà một số thành viên tổ giám sát được ông Bình ký quyết định thành lập cũng có những hành vi sai phạm trong thực thi công vụ.
Cụ thể, các ông Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn và chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ, đối tác...
Tổ giám sát cũng có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ những hoạt động không đúng pháp luật, giám sát trước khi chuyển tiền đối với những giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên.
Nhưng các bị can đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, để Phạm Công Danh và các đồng phạm rút tiền của VNCB bằng các hành vi phạm tội để sử dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng này.
Xuân Duy
Theo Dantri
Kiến nghị khởi tố nguyên Phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Theo Cơ quan điều tra, ông Thảo đã có hành vi không chuyển hồ sơ kết luận thanh tra sang cơ quan điều tra Bộ Công an theo quy định dù ông ký kết luận thanh tra và phát hiện sai phạm có dấu hiệu vi phạm luật hình sự tại TrustBank. Ngày 26/6, TAND TPHCM tiếp tục xét xử ông Đặng Thanh...