Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát là gì?
Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy chúng ta luôn thắc mắc liệu mình cso thể mắc phải căn bệnh này không. Hãy cùng xem xét các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát.
1. Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp nguyên phát là gì?
Cao huyết áp nguyên phát hay còn gọi là cao huyết áp vô căn. Đúng với các tên “vô căn”, các bác sĩ dường như không thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh.
Theo thống kê, có tới hơn 90% các trường hợp bị tăng huyết áp là thuộc nhóm cao huyết áp nguyên phát.
2. Các yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát
Tuy không thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số đặc điểm hoặc các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh tăng huyết áp .Mặc dù những điều sau đây có thể không chắc chắn khiến bạn bị tăng huyết áp. Nhưng chúng có thể là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát sau này trong cuộc sống.
2.1 Tuổi cao là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát không thể thay đổi
Người cao tuổi có xu hướng bị tăng huyết áp cao hơn. Theo thống kê cho thấy, có hơn 77% nam giới và 75% phụ nữ từ 65 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Ngược lại, chỉ có khoảng 30% nam giới và 19% phụ nữ từ 44 tuổi trở xuống bị tăng huyết áp.
Nam giới ở tuổi 45 bắt đầu gia tăng yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát. Đối với phụ nữ, ngưỡng đó là ở tuổi 55.
Lão hóa là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát không thể tránh khỏi. (Ảnh Internet)
2.2 Giới tính
Dựa trên nghiên cứu, nam giới nhìn chung có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với phụ nữ. Điều này có thể là do ảnh hưởng từ lối sống khác nhau giữa 2 giới tính. Nam giới thường có thói quen sinh hoạt ít quy củ hơn nữ giới. Họ cũng sử dụng nhiều rượu bia và thuốc lá hơn nữ.
2.3 Di truyền
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số rối loạn gen có thể gây ra tăng huyết áp. Mặc dù đây là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát không thể thay đổi. Nhưng việc theo dõi sức khỏe định kỳ và quản lý lối sống nghiêm ngặt có thể bù đắp rủi ro này.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp.
2.4 Thừa cân hoặc béo phì
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thừa cân hoặc béo phì có xu hướng bị tăng huyết áp cao hơn những người có cân nặng trong mức tiêu chuẩn. Một số thống kê còn nhận định, có tới 40% các bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp có trọng lượng dư thừa đáng kể. Điều này chứng minh thừa cân là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát rất đáng lưu tâm.
Video đang HOT
Nếu bạn thừa cân, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả. Mà còn giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn.
2.5 Ăn quá nhiều muối
Thường xuyên ăn quá nhiều natri (chẳng hạn như muối ăn hoặc muối trong thực phẩm chế biến sẵn) được biết là một trong những yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát phổ biến. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn ít hơn 1500 mg muối mỗi ngày. Giảm lượng muối ăn vào có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và các vấn đề về tim khác.
Đọc thêm ảnh hưởng của muối tới bệnh cao huyết áp qua bài viết: Muối và bệnh cao huyết áp: Cắt giảm để kiểm soát tốt hơn!
Giảm tiêu thụ muối giúp giảm yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát và các bệnh về tim mạch. (Ảnh Internet)
2.6 Ăn quá ít kali
Mặc dù lượng natri cao có thể gây ra huyết áp cao, nhưng không đủ kali cũng có thể là một yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát. Các chuyên gia khuyến cáo ăn 3500 mg đến 5000 mg kali mỗi ngày. Ăn quá nhiều kali cũng có thể không tốt và gây ra các vấn đề về tim, vì vậy hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ về mức độ kali của bạn và loại thực phẩm chứa kali bạn nên ăn.
2.7 Thói quen ít vận động
Bạn càng ít hoạt động, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao, bất kể tuổi tác. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ về các bài tập thể dục phù hợp với tuổi và sức khỏe của bạn, nhằm giúp giảm nguy cơ bị tăng huyết áp.
2.8 Tiêu thụ rượu quá mức
Từ lâu chúng ta đã biết rằng uống quá nhiều rượu có thể gây tăng huyết áp. Rượu không chỉ là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp nguyên phát. Mà lượng rượu cao có thể làm tăng mức cholesterol và có hại cho tim mạch của bạn. Vì lý do này, bạn nên hạn chế uống rượu dưới hai ly mỗi ngày đối với nam giới và ít hơn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ.
Tổng hợp các nguyên nhân gây cao huyết áp thường gặp ở cả 2 giới
Việc nắm rõ các nguyên nhân gây cao huyết áp giúp bạn có biện pháp phòng tránh phù hợp, cũng như phát hiện sớm bệnh để điều trị đúng. Dưới đây là các nguyên nhân gây cao huyết áp thường gặp.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thì cao huyết áp là yếu tố hàng đầu gây nguy cơ tử vong ở người bệnh. Trong đó cứ 10 người bị cao huyết áp thì sẽ có 1 người bị tử vong. Số liệu thống kê ở khu vực Đông Nam Á. Cao huyết áp nếu không được điều trị sớm sẽ gây tổn thương cho thận, tim mạch, thị lực, đột quỵ...
Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây cao huyết áp giúp bạn cẩn trọng hơn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh lý này. Đồng thời nó giúp bạn kiểm soát huyết áp của mình và tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì nam giới có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp hơn nữ giới ở trước tuổi 50. Nguyên nhân là do béo phì, tăng cân đột ngột, công việc căng thẳng, lối sống không lành mạnh và hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều.
Tuy nhiên, sau tuổi 55, tỷ lệ phụ nữ bị cao huyết áp lại nhiều hơn so với nam giới. Bởi đây là thời kỳ tiền mãn kinh và sau tiền mãn kinh. Thay đổi nội tiết tố và sự chênh lệch ở buồng trứng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
Stress kéo dài là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp - Ảnh: Internet
1. Nguyên nhân gây cao huyết áp ở nam giới
Béo phì, làm việc căng thẳng, hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động... là những nguyên nhân gây cao huyết áp ở nam giới dưới tuổi 45. Bị các bệnh kèm theo như tiểu đường, tim mạch và tuổi tác cũng là nguyên nhân chính gây cao huyết áp.
1.1. Cao huyết áp do Stress, căng thẳng kéo dài ở nam giới
Nam giới thường phải chịu rất nhiều áp lực trong cuộc sống và công việc. Họ lại ít khi bộc lộ cảm xúc ra ngoài, khiến những lo âu, căng thẳng tích tụ lại gây ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch.
1.2. Thừa cân, béo phì khi bước sang tuổi trung niên
Đây là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp phổ biến. Nó cũng là yếu tố dẫn tới nguy cơ bộc phát các bệnh về tim mạch. Nam giới là đối tượng dễ bị béo phì hơn nữ giới.
Do lượng mỡ thừa bị tích tụ lại ở bụng dẫn đến tăng triglyceride máu và giảm lipoprotein mật độ cao. Khi cholesterol tốt bị suy giảm sẽ dẫn đến cao huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
1.3. Hormone giới tính nam
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, khi theo dõi sự tương tác của estradiol, estrone, testosterone, androstenedione cho thấy các hormone giới tính nam có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ cao huyết áp. Sự thay đổi Hormone giới tính nam dẫn đến cholesterol cao, cao huyết áp và béo phì. Đồng thời, nó cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch.
1.4. Hút thuốc lá, uống rượu bia
Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác đều chứa độc tố gây nguy hại đến hệ thống thần kinh trung ương. Đặc biệt là trong thuốc lá có chất nicotin vô cùng độc hại.
Chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh tạo ra hóa chất làm co mạch máu dẫn đến cao huyết áp. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc các tai biến tim mạch khác.
Giống như thuốc lá, rượu bia cũng tác động đến hệ thần kinh và mạch máu. Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn giảm tiêu thụ rượu bia mỗi ngày có thể giảm huyết áp tâm thu đến 3 mmHg.
Hút thuốc lá, uống rượu bia là nguyên nhân gây cao huyết áp - Ảnh: Internet
2. Những nguyên nhân gây cao huyết áp ở nữ giới
Trước 45 tuổi nam giới có nguy cơ bị cao huyết áp hơn nữ giới. Còn sau độ tuổi 50 tỷ lệ nữ giới bị cao huyết áp lớn hơn so với nam giới. Điều này đã được chứng minh bằng kết quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu. Vậy các nguyên nhân gây cao huyết áp ở nữ giới là gì?
2.1. Cao huyết áp xảy ra ở phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh
Sau mãn kinh, cơ thể của phụ nữ sẽ bị thiếu hụt nội tiết buồng trứng. Cùng với đó là các yếu tố khác như di truyền, môi trường ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng và lối sống thiếu khoa học là những nguyên nhân gây cao huyết áp.
Những yếu tố đó còn tác động đến bệnh lý tim mạch khác nếu không có chế độ chăm sóc cơ thể hợp lý. Một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến nhất khi bạn cao huyết áp chính là suy động mạch vành.
2.2. Estrogen sụt giảm ở nữ giới
Ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 40 thường ít gặp các vấn đề về cao huyết áp và tim mạch. Bởi lúc này, cơ vẫn nhận được sự bảo vệ của estrogen hay còn gọi là Hormone giới tính nữ. Tuổi tác càng càng, cùng với sự lão hóa các tế bào, estrogen sụt giảm lúc này nguy cơ cao huyết áp sẽ tăng dần lên. Tuổi tác càng cao nguy cơ bị tăng huyết áp càng lớn ở nữ giới.
2.3. Tăng huyết áp trong thai kỳ
Đây là dạng cao huyết áp đơn thuần thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, triệu chứng tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Kèm theo các biểu hiện phù và có đạm trong nước tiểu.
Nguyên nhân gây cao huyết áp trong thai kỳ có thể là do thiếu máu trầm trọng. Phụ nữ mang thai con đầu lòng, có nhiều nước ối, đa thai. Sản phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi có tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường đều có nguy cơ mắc bệnh.
Phụ nữ mang thai dễ bị cao huyết áp - Ảnh: Internet
2.4. Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai
Phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai cũng có nguy cơ bị cao huyết áp. Do đó, để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình, nếu uống thuốc ngừa thai bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp. Theo khuyến cáo của chuyên gia, người sử dụng thuốc tránh thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 10 - 15 lần so với người không uống thuốc.
2.5. Áp lực do tình trạng hôn nhân
Nhiều phụ nữ bị cao huyết áp do phải chịu đựng những áp lực từ cuộc sống hôn nhân. Những áp lực về kinh tế, gia đình, con cái khiến phụ nữ dễ bị stress, mệt mỏi. Và đó chính là nguyên nhân gây cao huyết áp.
Nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, phụ nữ sau khi kết hôn có nguy cơ bị cao huyết áp hơn người độc thân. Ngoài ra phụ nữ sau khi trải qua các phẫu thuật liên quan đến tử cung cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
3. Một số nguyên nhân gây cao huyết áp khác
Một số nguyên nhân gây cao huyết áp khác có thể là do tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Trong trường hợp gia đình có cả bố và mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con cái bị cao huyết áp có thể lên đến 45%. Nếu gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh tỷ lệ con cái bị cao huyết áp là 18%. Ngược lại nếu cả bố và mẹ đều khỏe mạnh thì tỷ lệ con cái bị mắc bệnh chỉ chiếm 3%.
- Cao huyết áp do sử dụng thuốc. Nhiều người bị bất ngờ khi biết rằng thuốc họ đang dùng có thể gây tăng huyết áp. Mặc dù chỉ có vài nhóm thuốc gây tăng huyết áp lâm sàng nhưng bạn cần nắm thông tin để kiểm soát chúng. Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp do thuốc không trầm trọng. Nhưng ở một vài bệnh nhân có thể tăng huyết áp tâm thu từ 5-10 mmHg.
Một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp như: Thuốc chống viêm, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, thuốc điều trị nghẹt mũi, thuốc ức chế yếu tố tăng sinh nội mạch...
- Cao huyết áp do thời tiết lạnh. Vào mùa đông, huyết áp thường tăng cao hơn mùa hè khoảng 5mmHg. Nếu mức cao huyết áp này được duy trì liên tục có thể làm tăng 21% biến chứng tim mạch. Nguyên nhân là do thời tiết lạnh dẫn đến tăng tiết các Catecholamin trong máu gây co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp.
Trên đây là một số nguyên nhân gây cao huyết áp bạn cần lưu ý để có biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp. Hãy thăm khám định kỳ để đảm bảo cơ thể mình luôn khỏe mạnh.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không tập thể dục? Không tập thể dục, hoặc thậm chí không hoạt động thể chất, là một yếu tố nguy cơ tử vong sớm. Trên thực tế, ít vận động gây ra nhiều ca tử vong trên khắp thế giới hơn so với hút thuốc lá hoặc bệnh tiểu đường, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet. Hãy rời chỗ ngồi...