Nguyên nhân ung thư gan nguyên phát
Ung thư biểu mô tế bào gan (UBTG) là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, đứng hàng thứ 5 ở nam giới và thứ 9 ở nữ giới trong các loại ung thư thường gặp. Gần đây nhờ sự tiến bộ của y học chúng ta đã hiểu biết hơn về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh và tìm ra nhiều phương pháp để chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh hiệu quả hơn.
UBTG vẫn được coi là bệnh lý ác tính tiến triển và tiên lượng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Cho đến nay nguyên nhân UBTG vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ nói đến các yếu tố nguy cơ.
Nguyên nhân ung thư gan nguyên phát
Các bệnh gan do virut
Vai trò của nhiễm virut gây viêm gan B và viêm gan C mạn tính đã được xác định rõ. 52,3% số bệnh nhân UBTG có liên quan đến nhiễm virut viêm gan B mạn tính trong đó tần suất gặp ở đa số các nước đang phát triển. Còn 25% số bệnh nhân UBTG có liên quan đến nhiễm virut C mạn tính. Người mang virut viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh UBTG tăng gấp 223 lần người không mang virut.
Về sự đồng nhiễm virut viêm gan B và C nhiều nghiên cứu cho thấy làm tăng nguy cơ ung thư gan. Nếu chỉ nhiễm virut B chỉ số nguy cơ là 4,06 trong trường hợp chỉ nhiễm virut C là 3,74, nhưng nếu đồng nhiễm cả hai loại virut thì chiếm 6,41.
Độc tố aflatoxin của nấm mốc (AF)
Aflatoxin B1 là sản phẩm của nấm Aspergillus và A.parasiyicus (ở gạo, lạc, ngũ cốc bảo quản kém ) đã được chứng minh từ lâu là có thể gây ung thư gan thực nghiệm. Đó là một chất gây ung thư tương tác với virut viêm gan B. Người ta có thể bị nhiễm AF do ăn phải ngũ cốc bị nhiễm aflatoxin hoặc ăn thịt các động vật được nuôi bằng ngũ cốc nhiễm AF. Các nghiên cứu ở những vùng có tỷ lệ ung thư cao trên thế giới đều cho thấy nhiễm độc AF là nguy cơ chính gây ung thư gan.
Video đang HOT
Rượu
Rượu cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng của UBTG, rất nhiều dữ kiện cho thấy rượu có nhiều tác dụng gây kích thích ung thư gián tiếp. Nghiện rượu và thời gian nghiện rượu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm gan mạn tính và xơ gan. Người ta nhận thấy rằng nếu uống trên 500ml rượu một ngày trong vòng nhiều năm liên tục thì nguy cơ UBTG tăng cao gấp 4 – 10 lần. Sự ác tính ở các bệnh xơ gan do nghiện rượu tăng rõ rệt, tỷ lệ này sau 5 năm là 19,4%, sau 10 năm là 44,3%, sau 15 năm là 58,2%.
Đa số UBTG đều phát triển trên nền tảng xơ gan , một số khác trên nền viêm gan mạn tính. Nguyên nhân gây xơ gan và viêm gan mạn tính hay gặp là do virut viêm gan B, virut viêm gan C, rượu, nhưng còn nhiều nguyên nhân khác đáng chú ý như: viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, xơ gan tự miễn, xơ gan ứ mật tiên phát, bệnh rối loạn chuyển hóa…
Các yếu tố nguy cơ khác
Nhiễm chất độc da cam (Dioxin) và UBTG đã được cố Giáo sư Tôn Thất Tùng đề cập đến những năm 1960, một số nghiên cứu cho thấy chất độc da cam có độ tích lũy cao trong nhu mô gan bị ung thư cũng như trong mô mỡ của bệnh nhân. Khả năng gây quái thai gặp rất nhiều ở những người tiếp xúc với chúng lâu dài. Tác dụng gây ung thư của dioxin cũng giống như benzopyren, dimetylamin, nhưng mạnh hơn rất nhiều lần.
Nột tiết: Một số nghiên cứu về nội tiết, các tác giả cũng nhắc nhiều đến vai trò của nội tiết tố giới tính liên quan đến ung thư gan, vì tỷ lệ nam giới mắc ung thư gan cao hơn nữ giới.
Yếu tố di truyền cũng được đề cập đến, một số trường hợp UBTG thấy có người cùng huyết thống cũng bị.
Ngoài ra một số yếu tố khác như khói bụi, thuốc lá, thuốc tránh thai, thuốc trừ sâu, tiếp xúc với những chất độc trong gan… cũng đang được nghiên cứu.
Như vậy cách phòng bệnh UBTG tốt nhất là cần tránh lây nhiễm virut viêm gan B, C bằng cách tiêm phòng vaccin khi bị nhiễm cần điều trị triệt để bằng thuốc kháng virut hạn chế uống rượu bia không sử dụng các thực phẩm ngũ cốc bị nấm mốc, và cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống để chúng ta có cuộc sống thật sự khỏe mạnh.
Theo SKDS
Thực phẩm mốc: Đừng tiếc rẻ để dùng!
Nhiều người có thói quen chà sạch nấm mốc ở lạc, đậu, phơi khô rồi đem dùng lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, cách làm này không giúp loại bỏ độc tố.
Phơi, luộc không có tác dụng
Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10mg), độc tố Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.
Theo PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà (phòng Công nghệ Sinh học Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), nhiều gia đình thấy lạc, đậu bị mốc, tiếc của không bỏ đi mà sảy qua rồi phơi khô để ăn tiếp với suy nghĩ rằng đã hết độc. Nhưng thực chất không phải vậy.
PGS.TS Đinh Duy Kháng, trưởng phòng Vi sinh vật Phân tử (Viện Công nghệ Sinh học) cũng cho rằng sử dụng lại số lạc, đậu bị mốc đó sau khi chỉ chà sát và phơi khô là việc làm sai khoa học, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. "Đấy là vấn đề mà nhiều gia đình hiện nay chưa nắm được. Họ chỉ suy nghĩ đơn giản là trông đã sạch nấm mốc là đã hết độc".
Nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ và để dùng
Theo tài liệu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, độc tố aflatoxin rất bền với nhiệt. Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Các nghiên cứu cho thấy rang lạc ở 150độC trong 30 phút, Aflatoxin B1 giảm trung bình 80% và Aflatoxin B2 giảm 60%. Như vậy, lạc mốc dù được chế biến ở nhiệt độ cao, ăn vào vẫn có thể gây nguy hiểm.
Bài liên quan:
Ngừa độc từ thực phẩm
PGS.TS Đinh Duy Kháng cũng chung quan điểm này, ông cho rằng, chất Aflatoxin không chỉ độc vì có nhiều trong thực phẩm khô, gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Nó được sinh ra dưới dạng là chất hóa học, vì thế chất Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi (100độC).
"Để loại bỏ chất độc này cần nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi, tuy nhiên, việc đó cũng chỉ giúp hạn chế một phần nào chứ không loại bỏ được hoàn toàn. Cụ thể, với nhiệt độ rang, sấy từ 150 đến hơn 200độC sẽ loại bỏ được một phần nấm mốc", PGS.TS Đinh Duy Kháng cho hay.
Không được tiếc rẻ để dùng
ể phát triển, nấm mốc cần phải có môi trường phù hợp với chúng, đó là độ ẩm cao và nhiệt độ nóng ấm thích hợp. Các nghiên cứu cho thấy, Aspergillus flavus chủ yếu xâm nhập khi hạt lạc còn chứa 15 - 20% hàm lượng nước, nếu dưới 9% nước thì loại nấm mốc này không thể nào phát triển được.
Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
Với gạo, hàm lượng nước dưới 12%, mốc sẽ không phát triển được. Vì vậy, theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ lạc, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt giập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Nếu trong quá trình bảo quản có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lạc lành. Gạo cũng cần bảo quản nơi khô ráo, kho bảo quản phải thông thoáng.
Trong điều kiện gia đình, khi sử dụng lương thực, thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ để dùng. Các loại bánh chớm mốc dù chưa bị chua cũng nên loại bỏ.
- Aflatoxin được biết đến là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất tác động qua đường miệng - nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan hơn 1 năm sau.
- Theo các chuyên gia, lương thực thực phẩm khô như lạc, đậu... dễ ẩm mốc do hút ẩm nhiều, do đó nên phơi khô, giữ nguyên vỏ và đựng trong hộp kín. Nếu phát hiện đã thấy nấm mốc tốt nhất nên loại bỏ, không ăn tới. Trường hợp cần xử lý nên rang, bung hoặc sấy ở nhiệt độ trên nhiệt độ sôi, tức từ 1500C trở lên.
Theo Bee
Ngừa độc từ thực phẩm Nhiều loại rau, củ, quả rất quen thuộc với chúng ta và cũng rất tốt cho sức khỏe nhưng đòi hỏi phải biết lựa chọn đúng và sử dụng đúng cách, nếu không sẽ phản tác dụng Chẳng hạn, với nhóm thực phẩm có chứa chất kháng giáp như bắp cải, củ cải, đậu nành, nếu ăn thường xuyên thì sẽ có nguy...