Nguyên nhân mắc nấm âm đạo và cách chữa
Nấm âm đạo là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do nhiễm nấm Candida trong âm đạo gây nên tình trạng ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu, sưng đỏ vùng kín.
Biểu hiện mắc nấm âm đạo vừa và nặng
Theo BSCK II Nguyễn Thị Minh Thanh, Trưởng khoa Khám Chuyên gia, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nấm âm đạo là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ. Theo thống kê có khoảng 75% chị em trên thế giới có thể mắc nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời.
Biểu hiện của nấm âm đạo gồm:
- Người bệnh có biểu hiện ngứa trong và vùng da xung quanh bên ngoài âm đạo.
- Khí hư ra nhiều bất thường, có dịch tiết màu vàng đậm hoặc màu trắng vón cục như bã đậu hoặc đóng thành từng mảng có mùi hôi khó chịu.
- Trường hợp mắc nấm âm đạo nặng sẽ có biểu hiện nóng rát âm đạo, vùng môi lớn có thể bị sưng tấy. Nặng hơn có thể nấm lan ra vùng bẹn, đùi do người bệnh gãi nhiều.
- Đau rát khi quan hệ.
- Đi tiểu rát, tiểu khó.
Hình ảnh nhiễm nấm âm đạo.
Vì sao mắc nấm âm đạo?
Cũng theo BS. Minh Thanh, có nhiều nguyên nhân nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ, dưới đây là một số nguyên nhân chính gồm:
- Vệ sinh cơ thể và vùng kín không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh dẫn tới môi trường âm đạo bị thay đổi nồng độ pH cân bằng vốn có trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm gây bệnh.
- Mặc quần lót chật, ẩm ướt, không thoát mồ hôi, không thoáng khí, không thay quần lót thường xuyên.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Video đang HOT
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng.
- Phụ nữ đang mắc tiểu đường.
- Phụ nữ đang điều trị ung thư.
- Người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS.
Lưu ý cách chữa nấm âm đạo ở phụ nữ bình thường và phụ nữ mang thai
Tùy thuộc vào nguyên nhân nhiễm nấm và mức độ nặng nhẹ của người bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Cụ thể:
- Với trường hợp nhiễm nấm nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng kem chống nấm không kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn (chứa miconazole hoặc clotrimazole) trong từ 1-7 ngày. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống.
Nếu nấm tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh có thể phải điều trị dài ngày với toa thuốc chống nấm sử dụng hàng ngày tối đa trong hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong 6 tháng.
Với phụ nữ mang thai, chỉ nên dùng thuốc bôi, thuốc đạn, tránh dùng thuốc uống.
Không mặc đồ lót ẩm ướt, không mặc đồ lót quá chật, bó sát người để phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo.
Ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo bằng cách nào?
Để phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo, bạn cần:
- Không mặc đồ lót ẩm ướt, không mặc đồ lót quá chật, bó sát người
- Không tự thụt rửa âm đạo
- Chọn và sử dụng băng vệ sinh chất lượng tốt
- Quan hệ tình dục an toàn
Tóm lại: Nấm âm đạo là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ nên khi có dấu hiệu của nấm âm đạo, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh tự mua nước thụt rửa âm đạo và tự chữa trị dẫn tới bệnh nặng hơn hoặc tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
Cách đơn giản giúp chị em phòng bệnh nấm âm đạo
Ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Có nhiều nguyên nhân gây nấm âm đạo, trong đó hệ miễn dịch suy yếu là một yếu tố nguy cơ cần lưu ý.
1. Tại sao phụ nữ hay bị nấm âm đạo?
Nhiễm nấm âm đạo là một bệnh nhiễm trùng do nấm men có tên là candida gây ra. Thông thường, loại nấm này thường sống trên da và các cơ quan bên trong cơ thể như miệng, họng, ruột, âm đạo mà không gây ra vấn đề gì.
Tuy nhiên, nấm candida có thể gây nhiễm trùng nếu các điều kiện bên trong âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những yếu tố khác như hormone, thuốc hoặc những thay đổi trong hệ thống miễn dịch có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời và 40%-45% sẽ bị hai đợt trở lên. Khoảng 10%-20% phụ nữ bị bệnh nấm candida âm hộ - âm đạo biến chứng, đòi hỏi phải cân nhắc chẩn đoán và điều trị đặc biệt.
Hình ảnh nhiễm nấm âm đạo.
2. Mối liên quan giữa hệ miễn dịch và bệnh nấm âm đạo
Có hàng triệu loại nấm men sống bên trong và trên bề mặt cơ thể chúng ta. Trong khi hầu hết các loại nấm men không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho sức khỏe thì có một tỷ lệ nhỏ các loại nấm men có khả năng gây hại và có thể gây nhiễm trùng.
Các loài nấm men phổ biến đặc biệt phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt như miệng, họng, mũi, ruột và nách. Nấm men cũng sống trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở lớp lót bên trong của ruột.
Điều này hoàn toàn bình thường và thực tế là có lợi theo một số cách, vì một số loại nấm men nhất định giúp chúng ta tiêu hóa chất thải đều đặn, bình thường. Vậy thì mọi thứ diễn ra không ổn ở đâu và nhiễm trùng nấm âm đạo phát triển như thế nào?
Khi một người có hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh bình thường, họ có thể duy trì sự cân bằng giữa tất cả các chủng vi khuẩn khác nhau cho phép cơ thể chống lại nấm candida theo cách tự nhiên. Đây là lý do tại sao hệ miễn dịch suy yếu là một trong những yếu tố nguy cơ lớn gây nhiễm trùng nấm men tái phát. Những người mắc HIV, rối loạn tự miễn, đái tháo đường hoặc ung thư đều dễ bị nhiễm trùng hơn.
"Vi khuẩn có lợi" có khả năng cân bằng "vi khuẩn có hại" nhưng sự cân bằng mong manh này dễ dàng bị phá vỡ nếu nấm men phát triển nhanh chóng và chiếm ưu thế.
Những thay đổi đối với độ acid trong âm đạo và sự cân bằng của các sinh vật có thể xảy ra do dùng thuốc kháng sinh, bệnh đái tháo đường, mang thai, liệu pháp nội tiết tố, thuốc tránh thai hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các tế bào candida có thể nhân lên không được kiểm soát, dẫn đến nấm âm đạo.
Theo BS. Lê Quang Dương, chuyên gia Sức khỏe sinh sản, nấm men được kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch. Nếu chức năng miễn dịch bị suy yếu có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm candida.
Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nó cũng thường tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khác, những vi khuẩn này giúp giữ cho mức độ men trong tầm kiểm soát.
Ở những người mắc bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến. Vì nấm men ăn đường, điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm.
Ăn một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chế biến sẵn, carbohydrate đơn giản và đường có thể là nguyên nhân khiến nấm men phát triển quá mức.
Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng và căng thẳng kéo dài đã được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng nấm men tái phát. Điều này có thể là do những tình trạng này ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch...
Ăn thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, phòng ngừa nấm âm đạo.
3. Chế độ ăn tăng cường miễn dịch giúp phòng ngừa nấm âm đạo
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe đường ruột bao gồm thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn. Đồng thời ăn ít đường và thực phẩm chế biến sẵn giúp hỗ trợ ngăn ngừa viêm âm đạo do nấm.
Âm đạo phụ nữ chứa một loạt vi sinh vật, bao gồm cả những vi khuẩn hữu ích như Lactobacillus. Lactobacillus bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật khác có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo như viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng nấm men.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung thực phẩm có chứa Lactobacillus có thể làm tăng lượng Lactobacillus trong âm đạo, đồng thời làm giảm mức độ vi khuẩn có hại trong âm đạo.
Probiotic có chứa Lactobacillus được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như: sữa chua, kefir, misô, tempeh, dưa cải bắp, kim chi...
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như: rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt... cũng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi như Lactobacillus trong âm đạo và kiểm soát vi khuẩn có hại.
Lựa chọn chực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu; các loại rau không chứa tinh bột; các loại trái cây ít đường như táo, cam, bưởi, thanh long... Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các sản phẩm ngũ cốc tinh chế... cũng giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của nấm.
3 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới, chị em cần biết Vô sinh do nữ chiếm 40% tổng số trường hợp vô sinh nói chung, tình trạng này ảnh hưởng xấu lên đời sống tình cảm, tinh thần và hôn nhân của 2 vợ chồng. Vậy nguyên nhân do đâu và biểu hiện thế nào khi nữ giới bị vô sinh. Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới Có nhiều nguyên nhân khác...