Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc suy thận
Theo các bác sĩ, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ… đang là những yếu tố thúc đẩy, gia tăng người mắc bệnh suy thận mạn.
Suy thận từ tuổ.i thiếu niên
Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc má.u, Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 160-180 bệnh nhân thận đang điều trị nội trú. Trung bình mỗi ngày, nơi đây tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân nhập viện ngày càng có nhiều người dưới 30 tuổ.i, độ tuổ.i đang là lao động chính trong gia đình.
“Rất nhiều thanh niên nhập viện là do viêm cầu thận mạn, thậm chí có những người còn rất trẻ đã bị bệnh thận ở giai đoạn cuối”, TS.BS Nghiêm Trung Dũng – Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc má.u, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
TS.BS Nghiêm Trung Dũng – Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc má.u kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm.
Bệnh nhân M (30 tuổ.i, ở Bắc Giang) tâm sự, 5 năm trước khi đang đi làm có biểu hiện đau bụng, buồn nôn. Khám tại bệnh viện huyện, M được chẩn đoán bị suy thận giai đoạn cuối. “Khi nhận chẩn đoán, tôi rất bất ngờ vì trước đó không có biểu hiện gì, vẫn sinh hoạt và đi làm bình thường. Giờ cuộc sống đảo lộn, muốn làm nhưng sức khỏe không cho phép, thậm chí sinh hoạt bình thường thôi cũng khó… “, M chia sẻ.
Cũng giống M, bệnh nhân H. (30 tuổ.i, ở Hà Nội) sau lần đi khám sức khỏe định kỳ năm 2020 và được bác sĩ cảnh báo tình trạng trong nước tiểu có protein niệu, H được hướng dẫn theo dõi và điều trị bằng thuố.c. H có đến Bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra lại và bàng hoàng khi được chẩn đoán suy thận mạn.
Trước đó, khi thấy nước tiểu có nhiều bọt và lâu tan hơn bình thường, H đến bệnh viện khám và được hướng dẫn thực hiện điều trị bảo tồn với chế độ ăn kiêng, cộng với uống thuố.c do bác sĩ kê đơn và định kỳ theo dõi hàng tháng.
Mới đây, thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác, H. đến Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc má.u để khám thì được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế.
“Chức năng thận giờ còn dưới 10%, tôi chọn phương pháp thận nhân tạo và đang chờ làm nối thông động tĩnh mạch tự thận (AVF – “cầu tay”) để lọc má.u chu kỳ trước, sau đó mới tính tính ghép thận”, H nói.
Video đang HOT
Theo ThS.BS. Phạm Tiến Dũng – Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc má.u, Trung tâm thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp như hai bệnh nhân trên. Thậm chí bệnh nhân chỉ mới 15 -16 tuổ.i khi được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn thì đã ở vào giai đoạn cuối.
“Đa số bệnh nhân đến với chúng tôi trong hoàn cảnh quá muộn, mọi thứ gần như khó có thể đảo ngược. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh thận”, BS. Phạm Tiến Dũng nói.
Thông tin thêm về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm TS.BS Nghiêm Trung Dũng cho biết: “Khi không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì chi phí điều trị vừa tốn kém hơn mà thời gian điều trị bảo tồn cũng không được lâu. Nhiều bệnh nhân đến đây ở giai đoạn phải lọc má.u cấp cứu, lúc đó thận suy rất nặng kèm theo nhiều biến chứng ở các cơ quan như: tim mạch, hô hấp… điều đó sẽ hạn chế quyền lựa chọn của người bệnh trong phương pháp điều trị thay thế thận suy”.
“Một số trường hợp rất đáng tiếc, gia đình có điều kiện, bố mẹ hoàn toàn có thể cho thận, nhưng tình trạng suy tim đã quá nặng, bệnh nhân không thể tiến hành ghép thận. Lúc đó buộc phải chấp nhận phương án tối ưu nhất là lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo”, TS. BS Nghiêm Trung Dũng chia sẻ.
Nguy cơ từ thói quen sinh hoạt, ăn uống
Bệnh thận thường diễn biến rất âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Ở Trung tâm Thận tiết liệu và Lọc má.u, nhiều người chỉ phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe tại cơ quan hoặc làm hồ sơ đi du học.
Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, xu hướng trẻ hóa người bị suy thận liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý chuyển hóa sớm gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh thận mạn.
ThS.BS. Phạm Tiến Dũng, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc má.u thăm khám cho bệnh nhân trẻ suy thận mạn.
“Người trẻ bây giờ sử dụng quá nhiều đồ uống không rõ nguồn gốc, ăn nhiều đồ ăn tiện lợi như mì gói với hàm lượng muối cao cộng thêm thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng theo nhịp sinh học. Ngủ quá muộn, lười vận động dẫn đến béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận” – TS.BS Nghiêm Trung Dũng nhấn mạnh.
Không chỉ bệnh thận mà nhiều bệnh khác, cách duy nhất để phát hiện sớm là khám sức khỏe định kỳ, tuy nhiên nhiều người dân chưa có thói quen này, thậm chí lười và ngại đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe.
Bệnh thận mạn, khi phát hiện giai đoạn sớm đem lại nhiều lợi ích như: giúp kéo dài thời gian điều trị bảo tồn với chi phí điều trị thấp, hiệu quả, thời gian tái khám thưa… Nhưng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, kéo theo chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị bảo tồn rút ngắn lại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phát hiện bệnh thận ở giai đoạn cuối chỉ có 3 lựa chọn đó là chạy thận nhân tạo chu kỳ, lọc má.u màng bụng và ghép thận. Dù là lựa chọn nào thì gánh nặng của bệnh tật cũng sẽ theo người bệnh và gia đình suốt cuộc đời còn lại.
Hai người mẹ hiến thận cứu 2 con bị suy thận mãn
Phát hiện suy thận mãn gần 3 năm, cuộc sống của chị H. (26 tuổ.i) gắn liền với bệnh viện, với 3 lần chạy thận chu kỳ/tuần.
Ngày 26/9, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thông tin về ca ghép thận đầu tiên được thực hiện tại bệnh viện.
Bệnh nhân là chị N.T.B.H. (26 tuổ.i, Tuyên Quang). Ngày 8/9, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thực hiện ca ghép thận thành công cho bệnh nhân.
Chị H. được phát hiện suy thận mạn giai đoạn cuối từ đầu năm 2022, phải chạy thận chu kỳ 3 lần/tuần.
Do phải chạy thận chu kỳ, cuộc sống của bệnh nhân gần như gắn liền với bệnh viện. Chị H. luôn ước mong được ghép thận để không phải hàng tuần đến bệnh viện lọc má.u 3 lần bất kể ngày mưa hay ngày nắng, ngày lễ hay kỳ nghỉ.
Vì thế, khi mẹ bệnh nhân cho con gái thận, các chỉ số hòa hợp, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang quyết định thực hiện ca ghép thận, với sự chuyển giao, giám sát của các chuyên gia của Bệnh viện Quân y 103.
Bệnh nhân ổn định sau ca ghép thận (Ảnh: T.N).
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu cho biết, ca ghép thận được chuẩn bị kỹ càng, bởi người cho thận khá nhiều tuổ.i và thể trạng nhỏ hơn so với người nhận nên nguy cơ chức năng thận ghép khó đạt như kỳ vọng.
"Nguy cơ thải ghép là rất cao, vì thế, các kịch bản có thể xảy ra sau ghép đều được các bác sĩ tính đến, nhằm xử lý kịp thời nguy cơ", bác sĩ Tuyên thông tin.
Ngày 8/9, ca ghép của bệnh nhân được thực hiện thành công. Sau ghép thận, sức khỏe cả người cho và người nhận hoàn toàn ổn định, chức năng thận ghép, các chỉ số cận lâm sàng trong giới hạn bình thường.
Người mẹ xuất viện sau khi hiến thận 7 ngày, sức khỏe ổn định. Chị N.T.B.H hòa hợp với quả thận mới hoạt động tốt, các chỉ số xét nghiệm của thận ghép trong giới hạn bình thường và tiếp tục điều trị duy trì sau ghép, tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
Các bác sĩ thực hiện ca ghép thận cho bệnh nhân (Ảnh: T.N).
Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân L.B.C. (19 tuổ.i, Quảng Xương, Thanh Hóa). Tháng 4 vừa qua, C. có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên mẩn ngứa, phải nhập viện. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận, em bị suy thận giai đoạn cuối.
Lúc này, C. đang làm công nhân giày da ở khu công nghiệp Lễ Môn. Từ một nam thanh niên lao động khỏe mạnh, anh sút cân nhanh chóng, rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi, hoảng loạn, khi biết cuộc sống của mình gắn liền với máy chạy thận.
Khi mẹ đẻ bệnh nhân quyết định hiến thận để ghép cho con, các bác sĩ đã thực hiện ca ghép thận. Sau hơn 6 giờ phẫu thuật, ca ghép đã thành công ngoài mong đợi. Sau ghép, sức khỏe của cả L.B.C. và mẹ đẻ đều tiến triển tốt.
Bệnh nhân cho biết, khi được ghép thận thành công, tỉnh dậy, em muốn khóc òa vì thấy may mắn. Em sẽ không còn phải cách ngày đến viện một lần để lọc thận.
Cả hai bệnh nhân đều bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ, gia đình và các y bác sĩ đã cứu họ khỏi cảnh chạy thận chu kỳ.
Bác sĩ Tuyên cho biết, hiện tại khoa Nội thận - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Đức Giang có gần 170 bệnh nhân suy thận đang điều trị. Mỗi ngày có 80 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chia làm 3 ca đang chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Việc chạy thận nhân tạo khiến người bệnh, người nhà người bệnh mệt mỏi, đi lại nhiều lần, chi phí tốn kém. Vì vậy, việc duy trì, phát triển và làm chủ kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận và làm chủ được kỹ thuật ghép thận được hướng dẫn đào tạo chuyển giao từ các chuyên gia của Bệnh viện Quân y 103.
Bệnh thận mạn tính ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Bệnh thận mạn tính là sự xuất hiện của các tổn thương thận, có thể gặp ở bất cứ lứa tuổ.i nào kể cả tr.ẻ e.m. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối thì cần phải lọc má.u hoặc ghép thận. Bệnh thận mạn tính là có sự xuất hiện của các tổn thương thận, hoặc mức lọc cầu thận. Các...