Nguy kịch vì sốt xuất huyết gây biến chứng nguy hiểm: Làm sao phân biệt với Covid-19?
Trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp thì sốt xuất huyết trỗi lên và gây các biến chứng nguy hiểm.
Các bệnh viện Nhi đồng ở TPHCM liên tục tiếp nhận các ca bệnh nhi bị sốt xuất huyết.
Nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết
Bé C. L. M. Y. 28 ngày tuổi, ngụ ở Cà Mau, được chuyển lên BV Nhi đồng Thành phố HCM từ bệnh viện địa phương. Khai thác bệnh sử ghi nhận bệnh 3 ngày sốt, nôn ói, ọc sữa 4-5 lần/ngày, tiêu phân sệt có lẫn ít máu, ngày thứ 3 trẻ đừ, xuất hiện nhiều chấm xuất huyết da, nhập bệnh viện địa phương ghi nhận trẻ đừ, bú ít, sốt môi hồng, thở đều, mạch rõ 130 lần/phút, chi ấm, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, gan to 2cm dưới bờ sườn, thóp phẳng. Test nhanh kháng nguyên dương tính với sốt xuất huyết.
Tại đây các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốt xuất huyết nặng, tổn thương gan nặng, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết tiêu hóa. Trẻ được truyền dịch, truyền máu, truyền tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, vitamin K1, điều trị hỗ trợ gan.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố HCM cho biết, bệnh viện đã cấp cứu cho nhiều trẻ sốc sốt xuất huyết, thậm chí có trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi.
Đặc điểm các bệnh nhi này là các cháu quá nhỏ bệnh nặng diễn biến khó lường, lại không biết diễn đạt ngoài quấy khóc bứt rứt, sốt cao, lấy đường truyền khó khăn..
Trong đại dịch Covid-19, bác sĩ Tiến lưu ý, khi trẻ sốt kèm theo quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, lơ mơ, chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, đỏ, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống thì cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
Một trẻ sơ sinh mắc Covid-19 tại BV Nhi đồng thành phố.
Video đang HOT
Phân biệt sốt xuất huyết với Covid-19
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn- Trưởng khoa Sốt xuất huyết và Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sốt xuất huyết do virus Dengue truyền bệnh qua trung gian muỗi vằn Aedes aegyptie. Còn Covid-19 do virus SARS CoV-2 truyền bệnh qua ho, hắt hơi và giọt bắn. Cả hai đều có một số triệu chứng giống nhau có thể dễ gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đau nhức mình mẩy.
Khi nhiễm Covid-19, người bệnh thường có các triệu chứng của đường hô hấp như ho, hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác, mất vị giác, tức ngực hoặc tiêu chảy, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến khó thở, suy hô hấp, suy đa cơ quan.
Ngược lại, khi sốt xuất huyết, người bệnh thường có da và kết mạc sung huyết, các biểu hiện xuất huyết da và niêm mạc như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu mũi, đau bụng, nôn ói, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến sốc, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.
Phụ huynh cần lưu ý bệnh sốt xuất huyết thường có 3 giai đoạn:
Giai đoạn sốt (3-5 ngày đầu của bệnh): Trẻ thường sốt rất cao khó giảm dù được dùng thuốc hạ sốt, mệt mỏi, đau nhức mình mảy, buồn nôn, chán ăn, da sung huyết.
Giai đoạn nguy hiểm (từ ngày 3-ngày 6 của bệnh): Giai đoạn này thường xảy ra khi người bệnh bắt đầu hết sốt, nhưng không cảm giác khỏe hơn, tươi tỉnh hơn mà xuất hiện các dấu hiệu nặng như: đau bụng, nôn ói nhiều, lừ đừ, bứt rứt, vật vã, tay chân mát lạnh, tiểu ít, xuất huyết bất thường nhất là ở niêm mạc như chảy máu mủi, nôn ra máu, chảy máu răng, xuất huyết âm đạo, đi cầu phân đen…
Giai đoạn phục hồi(thường từ ngày 7 của bệnh): trẻ hết sốt, tổng trạng tươi tỉnh hơn, thèm ăn trở lại, tiểu nhiều, không đau bụng và nôn ói; ngoài da có thể có phát ban hồi phục.
Để chẩn đoán phân biệt chắc chắn sớm giữa nhiễm Covid-19 và sốt xuất huyết cũng phải dựa vào xét nghiệm. Trong nhiễm Covid-19, xét nghiệm tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính. Còn trong sốt xuất huyết, xét nghiệm máu thấy bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, kháng nguyên virus Dengue (NS1) dương tính.
Khi chăm sóc trẻ nhiễm sốt xuất huyết tại nhà, cha mẹ cần lưu ý trong giai đoạn 1 – 2 ngày đầu của sốt, cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10 – 15 mg ứng với mỗi kilogram cân nặng (ví dụ: trẻ 10 kg dùng 100 – 150 mg paracetamol) khi nhiệt độ trên hoặc bằng 39 độ C. Có thể kết hợp lau mát khi trẻ sốt cao. Liên lạc các số điện thoại tư vấn sức khỏe để nhờ hỗ trợ khi không đi khám được.
Từ ngày 3 – 5 của bệnh trở đi, nếu diễn tiến bệnh của trẻ có cải thiện, bé vẫn chơi, chịu ăn uống khá, không đau bụng, không nôn ói, tiểu nhiều, có thể tiếp tục theo dõi thêm tại nhà. Tiếp tục cho trẻ uống nhiều nước, ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao vào ngày 3 – 5 của bệnh trẻ vẫn không cải thiện cần liên hệ bác sĩ tư vấn hỗ trợ.
Ba sai lầm khiến người mắc sốt xuất huyết dễ tử vong
Sốt xuất huyết đã bước vào mùa cao điểm khi hàng chục nghìn bệnh nhân nhiễm bệnh. Đáng lưu ý, phần lớn các trường hợp bệnh diễn tiến nặng do người bệnh chủ quan, tự điều trị tại nhà.
Các biểu hiện của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, có thể gây thành dịch. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Theo Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp, Khoa A4B, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện TWQĐ 108, tùy vào giai đoạn và mức độ bệnh, những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau.
Bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: VietNamNet
Ở thể nhẹ, chủ yếu bệnh nhân sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C; sốt có thể kéo dài 4 - 7 ngày và rất khó hạ sốt; đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; đau nhức khớp và cơ; buồn nôn và nôn; có tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban.
Ở thể nặng, bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím, nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Bệnh nhân cũng có các dấu hiệu cảnh báo như mệt mỏi, li bì, đau bụng nhiều, nôn nhiều, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp, bệnh nhân có thể xuất hiện Hội chứng sốc dengue, đây là thể bệnh nghiêm trọng nhất đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Người bệnh xuất hiện tình trạng xuất huyết nặng và tụt huyết áp, tổn thương nhiều cơ quan: gan, thận, não; ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều. Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Những sai lầm khiến bệnh nhân trở nặng, thậm chí tử vong
Chủ quan không đi khám bệnh
Theo Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp, sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi vì bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng. Đối với sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Hết sốt là khỏi bệnh
Sự thực là sau giai đoạn sốt cao lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Sau 2-7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đây lại là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam... Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều.
Chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 týp virus khác nhau.
Cũng theo BS Hiệp, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trong 3-4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ việc nghỉ ngơi; Ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa; uống nhiều nước, có thể cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt;duy trì 1500-2500ml nước/ngày
Người bệnh uống thuốc hạ sốt, lưu ý chỉ được hạ sốt bằng paracetamol chứ không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin vì có nguy cơ gây chảy máu đồng thời người bệnh phải được chườm mát.
Gia đình nên theo dõi liên tục, nếu thấy bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến ngày 30/9, cả nước ghi nhận 49.113 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 trường hợp tử vong. Số ca tử vong do sốt xuất huyết tập trung tại Bình Phước, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Thuận.
Để chủ động công tác điều trị, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Bộ Y tế ngày 29/9 đã có văn bản yêu cầu ngành y tế bố trí cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19 và công tác khám, chữa bệnh thông thường đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue đang có chiều hướng gia tăng theo các mô hình phù hợp.
Sốt xuất huyết trở nặng vì người bệnh chỉ "chăm chăm" sàng lọc Covid-19 Bị sốt, nhiều người nghĩ ngay đến Covid-19, chỉ đi sàng lọc bệnh này, khi âm tính yên tâm về nhà. Đến khi sốt li bì, chảy máu chân răng, hạ tiểu cầu... vào viện mới ngỡ ngàng bị sốt xuất huyết. PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ đầu năm 2021...