Nguy cơ tử vong đột ngột do tự ý dùng thuốc
Chỉ ít phút sau khi tự ý dùng thuốc tại nhà, bệnh nhân H.V.C (43 tuổi, trú H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) bị mệt lả, nổi ban đỏ, khó thở.
Bệnh nhân đang bình phục sau khi được cấp cứu sốc phản vệ do thuốc – Ảnh: BVĐK tỉnh Tuyên Quang
Bệnh nhân được gia đình nhanh chóng đưa đến Bệnh viện đa khoa (BVĐK) H.Sơn Dương và được chuyển tuyến đến BVĐK tỉnh Tuyên Quang.
Video đang HOT
Ông C. vào viện trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt không đo được, co quắp tay chân, thở nhanh nông, mẩn ngứa toàn thân, được chẩn đoán sốc phản vệ. Xác định đây là trường hợp nặng do phản ứng thuốc và có bệnh mãn tính ( tăng huyết áp, bệnh bụi phổi), ngay lập tức kíp trực đã tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế (tiêm Adrenalin, truyền dịch, thở ô xy…). Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đang bình phục, tiếp xúc tốt, tiếp tục được điều trị tích cực và theo dõi sát các chỉ số.
ThS-BS Phạm Ngọc Tân, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BVĐK tỉnh Tuyên Quang, cho biết sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Tại gia đình, chỉ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu sức khỏe bất thường, cần đến cơ sở y tế để được xử trí đúng, kịp thời.
Theo GS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong đột ngột trong vòng một vài phút, sau khi tiếp xúc với nguồn gây phản ứng. Nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ (thuốc, thức ăn, hóa chất, nọc côn trùng), trong đó thuốc là nguyên nhân thường gặp. Tất cả các loại thuốc (kháng sinh, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…) đều có thể gây sốc phản vệ, nhiều trường hợp đã tử vong. Thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng/sốc phản vệ, nguy cơ tăng cao nếu tự sử dụng.
Theo thanhnien.vn
Uống thuốc viên tại nhà, người đàn ông 43 tuổi bị sốc phản vệ
Bệnh nhân Hạc Văn C. 43 tuổi, trú tại huyện Sơn Dương sau khi tự uống thuốc viên ở nhà, thấy người mệt lả, nổi ban đỏ, khó thở...
Bệnh nhân C được được chăm sóc tại BVĐK tỉnh Tuyên Quang.
Bệnh nhân nhanh chóng được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Dương và được chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để cấp cứu.
Tối ngày 10/3, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, co quắp tay chân, thở nhanh nông, mẩn ngứa toàn thân.... Qua thăm khám và khai thác được biết, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, bụi phổi...Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân sốc phản vệ.
Xác định đây là trường hợp bệnh nặng, ngay lập tức kíp trực Cấp cứu đã tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế: người bệnh được tiêm Adrenalin, truyền dịch, thở ô xy... Hiện tại, sau 2 ngày, bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, tiếp tục được điều trị tích cực và theo dõi sát các chỉ số tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.
Thạc sỹ Bác sỹ Phạm Ngọc Tân - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Nếu nhẹ hơn thì cũng gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Vì vậy, người dân cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, khi có các dấu hiệu sức khỏe bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
T.Công
Theo toquoc
Gặp triệu chứng này, bạn cần đi khám xơ gan ngay Thường xuyên uống rượu sẽ khiến bạn dễ xơ gan hơn bình thường. Nếu gặp phải triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay lập tức. Theo thống kê, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu, bia tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2018, ước tính mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên...