Nguy cơ mất an toàn từ lẩu tự sôi tràn ngập chợ mạng
Không cần lửa hay các thiết bị làm nóng, lẩu tự chín theo cơ chế phản ứng hóa học. Sản phẩm này đang thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là dân văn phòng và dân du lịch vì sự tiện lợi và… tò mò.
Người dùng nói gì?
Để chuẩn bị cho chuyến du lịch của gia đình mình, chị Linh Hương (ở Linh Đàm, Hà Nội) cho biết, chị đã mua chục gói lẩu ăn liền (hay còn gọi là lẩu tự sôi) mang theo. “Các con mình chưa bao giờ đi tàu hoả nên dịp hè này, mình đặt vé tàu hoả đi Huế để các con trải nghiệm tàu hoả và cùng nhau ngắm chiều dài của đất nước. Vì thời gian ngồi tàu hoả khá lâu nên mình chuẩn bị đồ ăn liền cho cả gia đình khi ở trên tàu” – chị Linh Hương chia sẻ.
Theo chị Hương, gia đình chị chưa từng ăn loại lẩu tự sôi này bao giờ. Vì vậy, ai cũng háo hức muốn thử sản phẩm này để trải nghiệm cơ chế tự sôi của lẩu. Đây chính là lý do chị Hương quyết định chọn lẩu tự sôi cho chuyến du lịch của gia đình.
Thấy bạn bè chia sẻ về món lẩu tự sôi, chị Minh Ánh (nhân viên văn phòng ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã đặt mua một hộp lẩu Trùng Khánh, vị bò với giá gần 200.000 đồng để ăn thử. Đây là hộp lẩu “xịn” nhất của cửa hàng. Hộp lẩu có 6 gói nhỏ, gồm gia vị, vài túi thực phẩm khô như nấm, rau củ đã sấy khô, gói thịt bò “tươi”, nước sốt… “Thực phẩm rất bắt mắt, dậy mùi nhưng chỉ ăn đến đũa thứ 3 là mình cảm thấy ngấy, khó nuốt vì cảm giác thực phẩm khá nhiều dầu mỡ. Cuối cùng, mình đành bỏ dở suất lẩu này”- chị Minh Ánh chia sẻ.
Nói thêm về giá cả của suất lẩu, chị Ánh cho rằng, mức giá này hoàn toàn không rẻ chút nào. Với mức giá gần 200.000 đồng, chị hoàn toàn có thể dùng một suất lẩu băng chuyền ngoài hàng với thực phẩm tươi hơn nhiều thực phẩm ăn liền thế này.
Video đang HOT
Hiện nhiều shop bán hàng online có khá nhiều sản phẩm tự sôi như lẩu tự sôi, cơm tự sôi… Điều đáng nói, các món ăn này đều được đóng sẵn trong các bao bì in chữ Trung Quốc nhưng không có ghi chú bằng tiếng Việt. Theo các chủ shop online thì “đây là hàng Trung Quốc nội địa”.
Giá của một suất lẩu tự sôi dao động từ 90.000 đồng đến hơn 200.000 đồng/suất tuỳ từng loại. Trong những hộp lẩu tự sôi có 2 thành phần chính: Nguyên liệu lẩu và gói làm sôi. Nguyên liệu lẩu đều là đồ chế biến sẵn. Gói làm sôi gồm bột magie được trộn với muối và bột sắt. Khi thêm nước, phản ứng hóa học sẽ diễn ra trong vài giây và đun sôi lượng nước này. Nhiệt độ sẽ làm nóng những nguyên liệu chế biến sẵn của hộp lẩu theo dạng hấp. Vì sản phẩm tự sôi chủ yếu đã được chế biến trước, việc đun qua nhiệt được coi như một hình thức hâm nóng lại thức ăn chứ không phải là để làm chín thức ăn.
Rủi ro tiềm ẩn
Theo các chuyên gia, phương pháp tạo ra nhiệt bằng gói tạo nhiệt không phải là cách làm mới. Cách tạo nhiệt này từng được áp dụng trong quân đội để làm nóng thực phẩm. Tuy nhiên, việc làm nóng này cần đảm bảo nguyên tắc các gói hóa chất được đóng gói kỹ càng để không có khả năng thôi nhiễm trong quá trình sử dụng. Cũng như dụng cụ đựng thực phẩm phải có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao.
Theo các chuyên gia, phương pháp tạo ra nhiệt bằng gói tạo nhiệt không phải là cách làm mới.
Theo Tiến sĩ Phan Thế Đồng, Trường Đại học Hoa Sen, hoá chất tiếp xúc với nước sinh ra nhiệt. Các chất có trong nước như sắt là kim loại nặng, nếu không tan hay bốc hơi hết sẽ gây độc hại cho cơ thể. Mặc dù sắt hay magie vẫn là một dạng chất cần bổ sung cho cơ thể, tuy nhiên phải ở dạng khoáng chất mà cơ thể có thể tiêu hoá được. Nếu không phải dạng này thì nó có thể gây ngộ độc cho người dùng khi ở lượng vượt ngưỡng cho phép. Vì thế, việc làm sôi thực phẩm từ phản ứng hoá học nếu người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm trôi nổi, không an toàn thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, hộp nhựa đựng thực phẩm phải là nhựa tốt, không có chứa chất phụ gia, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Món ăn một thời bị chê ngấy ngán nay thành đặc sản đắt hàng
Rán tóp mỡ xong, nhiều gia đình thường đổ đi vì quá ngấy ngán. Song, món ăn dân dã này lại được các tiểu thương trên chợ mạng bán với giá từ 300.000 - 600.000 đồng/kg tùy loại.
Hai năm nay, chị Phạm Thanh Hà ở Triều Khúc, Hà Nội thường xuyên làm tóp mỡ ba chỉ để bán cho khách. Tóp mỡ nhà chị Hà được đảm bảo hàng mới mỗi ngày, thịt lợn ba chỉ mua ở những hàng thịt được kiểm định rõ ràng trước khi bán. Vì thế, chưa có mẻ tóp mỡ nào bị hôi, chỉ cần mở túi tóp mỡ ra là thơm phức và có thể đưa vào miệng nếm luôn.
Tiểu thương này chia sẻ, tóp mỡ nhà chị ra mẻ nào là được khách hàng mua hết. "Tóp nhà mình được làm từ thịt ba chỉ trung hòa được độ béo với tỷ lệ mỡ nạc là 50:50. Do đó, khi ăn sẽ không có cảm giác ngấy, không béo mà lại không bị cháy khét, khô như thịt nạc. Nói chung ăn món này rất vừa miệng", chị nói.
Thịt lợn rán tóp mỡ phải đảm bảo tươi ngon
Miếng tóp mỡ nửa nạc nửa mỡ ăn không bị khô, ngấy
Chị Hà cũng khẳng định, ngoài ăn trực tiếp, tóp mỡ ba chỉ còn chế biến được với nhiều món ăn khác nhau. Tóp mỡ có thể chưng với cà chua ăn cùng rau sống, cuốn bánh tráng, trộn gỏi dưa leo, mồng cua, mắm ớt, nước tương ớt, kho bầu và đặc biệt là nhậu, ăn vặt, ăn cơm... Thậm chí, nhiều khách hàng nhà chị mua tóp mỡ để tặng người thân, bạn bè hoặc mang theo khi đi du lịch trong và ngoài nước.
Tiểu thương 38 tuổi này cũng tiết lộ, tóp mỡ được làm hoàn toàn bằng thịt ba chỉ, không pha trộn và đảm bảo ngon, sạch nhất. Giá 1 kg tóp ba chỉ tùy theo thời điểm thịt lợn lên hoặc xuống được bán với giá 400.000-450.000 đồng. Riêng loại tóp mỡ đặc biệt có giá 600.000 đồng/kg.
"Để làm được 1kg tóp mỡ mất rất nhiều thời gian. Ngoài việc phải cẩn thận, kỹ lưỡng từng khâu một từ cách chọn thịt, cách thái còn phải chú ý nhiều đến cách rán phải kỹ công hơn nhằm đảm bảo độ giòn, thơm, ngậy mà không đắng", chị Hà khẳng định.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng mua sỉ và mua lẻ, nhà chị Hà làm nhiều loại tóp mỡ: Tóp mỡ heo quay giòn 320.000 đồng/kg; tóp mỡ heo quay dẻo 320.000 đồng/kg; tóp mỡ ba rọi tỏi ớt 380.000 đồng/kg; tóp mỡ nạc 340.000 đồng/kg; tóp mỡ kho xả ớt 320.000 đồng/kg. Riêng tóp mỡ ba chỉ nạc loại đặc biệt là 640.000 đồng/kg.
Bán đa dạng các loại tóp mỡ, chị Hà còn làm thêm món da lợn cháy tỏi ớt 150.000 đồng/kg; da lợn chiên giòn 300.000 đồng/kg.
Tóp mỡ tưởng bỏ đi có giá 300.000-600.000 đồng/kg
Món ăn dân dã này ngày càng được ưa chuộng
Tóp mỡ được chế biến thành nhiều món khác nhau
Chị Hà cho hay, khách hàng mua tóp mỡ hay bì lợn nhà chị thường mua từ 0,5kg trở lên. Có những khách đặt mua 2-3kg về ăn dần hoặc về rim mắm tỏi. Mỗi ngày, nhà chị ngoài bán lẻ cho khách còn bán sỉ cho các nhà hàng, quán nhậu. Vì thế, ngày nào cũng có hàng tạ tóp mỡ được xuất xưởng.
Là một khách hàng rất chuộng món tóp mỡ ba chỉ, chị Trần Đỗ Quyên (28 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) thường xuyên đặt tóp mỡ về cho ông xã ăn nhậu hoặc rim mắm tỏi cho cả nhà ăn.
"Nhà mình ai cũng nghiền món ăn này. Ngoài để làm mồi nhậu cho chồng, mình còn hay rim mắm tỏi. Cứ mua 1 kg về là cả nhà ăn 1 bữa hết veo. Khi muốn ăn, chỉ cần mang tóp mỡ ra chiên qua hành, tỏi, ớt thái nhỏ rồi giã nhuyễn. Sau đó, pha các nguyên liệu trên thành hỗn hợp hơi lỏng sánh rồi cho vào chảo nóng đun lên khô sền sệt cho tóp mỡ vừa rán vào đảo nhanh tay từ 1-2 phút cho ngấm. Thế là đã có thể có món ăn đưa miệng rồi".
Bà nội trợ này cho biết, có rất nhiều loại tóp mỡ bán trên thị trường nhưng chị chỉ mua loại tóp mỡ làm từ thịt ba chỉ với giá hiện tại là 400.000 đồng/kg chưa tính phí ship.
"Loại này tuy đắt hơn các loại khác nhưng được làm bằng thịt ba chỉ có tỷ lệ mỡ bằng tỷ lệ nạc nên khi ăn tóp không bị khô, vẫn có vị béo ngậy và đảm bảo độ giòn. Chưa kể loại tóp này về có thể chế biến làm nhiều món ăn khác nhau, rất nhanh chóng và tiện lợi", chị Quyên nhận xét.
Lạ miệng mít ruột đỏ múi to dày, thơm ngọt có giá 120 ngàn đồng/kg vẫn hút khách sành ăn Những ngày này trên chợ mạng, nhiều tiểu thương rao bán mít ruột đỏ Malaysia rất lạ mắt và được nhiều người đặt hàng dù giá của chúng đắt gấp đôi, gấp 3-5 lần mít thường. Chị Nguyễn Lê Ngọc là một tiểu thương chuyên bán trái cây. Ngoài bán offline tại cửa tiệm ở Nguyễn Khang, Cầu Giấy, chị Ngọc thường xuyên...