Nguy cơ của việc nhịn ăn sáng với sức khỏe
Nhịn ăn sáng sẽ mang lại sự khởi đầu uể oải trong ngày, không những thế nếu tiếp tục nhiều ngày sẽ làm tổn hại đến sức khỏe về lâu dài.
Bữa ăn sáng là bữa ăn chính quan trọng nhất trong ngày vì đây là bữa ăn đầu tiên sau một khoảng thời gian dài ngưng ăn 10 – 12 tiếng đồng hồ, từ bữa ăn tối hôm trước nên cơ thể rất cần được nạp năng lượng. Nếu như bạn cố tình hoặc không có điều kiện để ăn sáng, về lâu dài bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe sau.
Mệt mỏi: Ăn bữa sáng thường xuyên khiến sự trao đổi chất sẽ trơn tru, khiến bạn trở nên năng động và tỉnh táo. Nhưng nếu bỏ qua bữa ăn sáng sẽ làm chậm sự trao đổi chất của cơ thể, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Ảnh hưởng đến hormone: Việc bỏ qua bữa ăn sáng làm ảnh hưởng lớn đến hormone. Sự thay đổi hormone làm tăng lượng cortisol trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Nó cũng khiến lượng insulin trong cơ thể gia tăng rồi giảm đột ngột, từ đó dẫn đến các vấn đề đường huyết và tăng cân.
Tích tụ chất béo trong cơ thể: Bạn ăn sáng sau khi cơ thể bị bỏ đói cả đêm, bữa sáng làm sống lại cơ thể trước khi bắt đầu một ngày mới. Khi bạn không ăn sáng, cơ thể sẽ nhầm lẫn và nghĩ rằng bạn đang đói. Nó bắt đầu lưu trữ chất béo để tiết kiệm nhiên liệu. Đừng cho phép cơ thể của bạn lưu trữ chất béo, hãy ăn sáng.
Bữa ăn sáng là bữa ăn chính quan trọng nhất trong ngày. Ảnh minh họa.
Ảnh hưởng đến tâm trạng: Nhịn ăn sáng không chỉ ảnh hưởng đến hormone mà còn khiến bạn mệt mỏi. Cả hai yếu tố này có những ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn khi bắt đầu một ngày mới.
Kích thích bạn ăn quá nhiều: Khi nhịn ăn sáng, bạn sẽ bị đói cho đến bữa ăn tiếp theo. Sau đó ăn trưa bạn cảm thấy mất kiểm soát và ăn rất nhiều. Ngoài ra, vào thời điểm này các hormone tự nhiên như leptin và ghrelin – giúp kiểm soát cơn đói và thông báo khi cơ thể đã no – bị suy yếu dần và không thể hoạt động tốt như trước. Đây là lý do khiến bạn có thể sẽ ăn quá nhiều vào bữa ăn tiếp theo.
Video đang HOT
Tăng cân: Bỏ qua bữa ăn sáng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và và làm bạn đói cồn cào, làm bạn ăn nhiều hơn và tích trữ năng lượng. Bên cạnh đó, nhịn ăn sáng cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi để làm bất kỳ loại hoạt động thể chất nào. Tất cả điều này đều gây ra tăng cân.
Theo Lao động
Không ăn sáng nguy hiểm thế nào?
Bạn sẽ có nguy cơ bị đau dạ dày, sỏi mật, táo bón và béo phì nếu không ăn sáng.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Khi không ăn sáng, cơ thể bạn lúc này buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt. Bởi vậy, nếu không muốn bị "già nhanh" thì nhất định bạn không được bỏ bữa sáng.
Dễ mắc bệnh sỏi mật, sỏi tiêu hóa
Mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn nếu bạn không ăn sáng. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Ngoài ra, do không ăn sáng, ruột của bạn sẽ bị trống rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước cũng không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
Không ăn sáng rất có hại cho sức khỏe. (Ảnh: K14)
Đau dạ dày
Đây là bệnh dễ mắc nhất ở những người không hay ăn sáng. Bởi bỏ bữa sáng, đợi đến trưa mới ăn sẽ khiến dạ dày ở trong trạng thái đói quá lâu. Điều này làm dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều để co bóp và tiêu hóa (kể ra khi không có thức ăn), nên dễ bị viêm, loét dạ dày...
Táo bón
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày - đại tràng để tiêu hóa thức ăn theo đúng đồng hồ sinh học. Nhưng nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.
Béo phì
Một số người thường có thói quen bỏ bữa sáng nhưng lại ăn nhiều vào buổi trưa và buổi tối đề "bù" lại lượng năng lượng đã mất. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.
Bởi theo các chuyên gia, do biểu đồ hoạt động của con người thường có xu hướng ít vận động vào buổi chiều và tối. Trong khi lại ăn nhiều vào hai bữa trưa, tối sẽ khiến thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, làm nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều dẫn đến béo phì.
Một bữa sáng đầy đủ, nhiều dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho cả ngày làm việc mệt mỏi. (Ảnh: Zing)
Suy giảm sức đề kháng
Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.
Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
Ăn sáng thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Theo các chuyên gia, khung giờ từ 7 đến 8 giờ sáng là thời điểm thích hợp nhất cho bữa sáng. Bởi thời điểm này biểu hiện thèm ăn của cơ thể rõ nhất, cơ quan tiêu hóa cũng nhờ đó mà hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, thời gian ăn bữa sáng nên cách bữa trưa từ 4 đến 5 giờ đồng hồ, không nên ăn quá muộn hay quá sớm để hai bữa không mất cân đối, khiến việc no, đói bất hợp lý, gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, bữa sáng tuy là bữa quan trọng nhất, nhưng bạn cũng không vì thế mà cố "nhồi nhét" để ăn quá no. Bữa sáng thích hợp nên là đồ ăn ấm nóng, có rau xanh, hoa quả, ưu tiên ngũ cốc, trứng, sữa và hạn chế đồ ăn sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Theo VTC
Đừng coi thường bữa sáng của con khi nghỉ hè Mùa hè là thời gian để vui chơi hay tranh thủ học tập? Làm sao để trẻ trải qua kỳ nghỉ hè lý thú, bổ ích mà vẫn đảm bảo sức khỏe? Đây là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Sau một năm học hành vất vả, trẻ luôn hào hứng khi kỳ nghỉ hè đến vì đây không chỉ...