Người Việt thích dùng Internet nhưng ngại thanh toán online
Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng Internet, mạng xã hội cao nhưng tỷ lệ thanh toán qua Internet lại không tương xứng.
“Chúng ta cần đặt câu hỏi tại sao, khi mà tỷ lệ người dân sử dụng Facebook cao nhưng không thể sử dụng các dịch vụ thanh toán không tiền mặt dù đều dựa trên Internet”, ông Đặng Khắc Lợi, Phó cục trưởng Cục Báo chí đặt vấn đề như vậy ở một hội thảo do Ngân hàng Nhà nước và báo Nông thôn Ngày nay tổ chức sáng 28/9.
“Tại Trung Quốc, từ những người hàng rong đến bán hàng nhỏ lẻ đều sử dụng thanh toán qua Internet, tại sao Việt Nam không làm được như thế”, ông Lợi đặt câu hỏi.
Một chuỗi ATM được đặt trên đường phố Hà Nội. Thẻ thanh toán hiện được người dân Việt Nam dùng chủ yếu cho việc rút tiền.
Trả lời vấn đề này, một trong những lý do được các chuyên gia nêu chính là thói quen dùng tiền mặt của người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn.
Ông Phạm Tiến Nam, Phó chủ tịch Hội nông dân Việt Nam dẫn một loạt số liệu: “40% dân số Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng nhưng vẫn còn tới 90% chi tiêu hằng ngày bằng tiền mặt, 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán dưới 100.000 đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là rút tiền”, ông Phạm Tiến Nam nói. Những số liệu này theo ông cho thấy mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sẽ còn rất nhiều thách thức.
Việc nộp thuế điện tử được triển khai từ năm 2014 với 95% doanh nghiệp đã đăng ký, thu thực tế từ kênh này cũng tăng từ 55% lên 70% tiền nộp vào Ngân sách. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn có tâm lý thích nộp trực tiếp hơn là qua tài khoản và tới hạn cuối mới đi nộp.
Tương tự, với thu tiền điện, chủ trương có từ lâu nhưng theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực, đến nay mới chỉ có trên 4,5 triệu khách hàng thanh toán qua ngân hàng và các tổ chức trung gian, chiếm chưa tới 20% số khách hàng sử dụng điện.
Riêng với những khu vực như nông thôn, vùng sâu vùng xa, đại bộ phận người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích thanh toán hiện đại. Tương tự với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn với các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tỷ trọng sử dụng tiền mặt còn lớn hơn.
“Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của người dân cho nên việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt gặp nhiều khó khăn”, ông Nam nhận xét.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Nam cho rằng tiền mặt giúp bảo đảm riêng tư bởi không để lại dấu vết giao dịch và không lộ thông tin cá nhân nên càng được nhiều người ưa thích.
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh, thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt một số thành tựu, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Sắp tới, ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh các chương trình giáo dục tài chính nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng và giảm thiểu chi phí xã hội.
Phó thống đốc nhấn mạnh, trong đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng đã đặt mục tiêu nâng tỷ lệ người dân tuổi từ 15 trở lên có tài khoản ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020 và tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống dưới 10%.
Theo vnexpress.net
Kinh nghiệm mua quần áo- đừng tin 5 lời nói dối của người bán
Nhằm thuyết phục khách hàng mua đồ, kinh nghiệm mua quần áo cho bạn là bạn đừng tin lời nói của người bán. Với kinh nghiệm mua quần áo này, bạn sẽ mua được những bộ đồ ưng ý.
Để bán được hàng, nhiều người bán thường buông những lời nói "có cánh" để thuyết phục khách hàng. Nên kinh nghiệm mua quần áo cho bạn là nhận biết những lời đó và không nên tin. Từ đó, cần có bạn đi cùng hoặc nhìn nhận khách quan để mua được những món đồ ưng ý và đẹp thời trang.
Những kinh nghiệm mua quần áo này tuy nhỏ nhặt, nhưng chúng lại ảnh hưởng rất lớn đến việc shoping của bạn lâu dài. Đôi khi, với ý định mua sắm trước, bạn lại không thể thực hiện được chỉ vì những lời nói "ngon ngọt" của người bán hàng.
Vậy hãy cùng tham khảo kinh nghiệm mua quần áo từ những lời nói của người bán và bạn hãy tránh xa.
1. "Kiểu áo này đang bán rất chạy"
Khi thấy khách lưỡng lự trước một thiết kế nào đó, nhân viên bán hàng thường nói câu này để bạn thấy rằng đây đang là mốt thịnh hành, rất nhiều người muốn có nó, và nếu bạn không nhanh tay thì sẽ bị người khác sở hữu mất.
Có thể trong lúc chọn đồ, các nàng cũng muốn tìm những mẫu "hot trend" nhằm bắt kịp xu hướng, tuy nhiên đừng để quyết định của mình bị chi phối bởi câu nói cửa miệng này. Bạn chỉ nên mua nếu thực sự ưng ý và thấy chiếc áo phù hợp với cơ thể. Nếu không, hãy cứ nhã nhặn nói lời cảm ơn và tự lựa trang phục theo sở thích.
Kinh nghiệm mua quần áo cho bạn là nên tránh xa những lời nói dối của người bán hàng
2. "Xin lỗi, đây là chiếc cuối cùng"
Chủ shop sẽ sử dụng câu này nếu nhận thấy khách hàng thực sự mê mẩn một món đồ, bởi họ cho rằng chắc chắn bạn sẽ mua kể cả khi phát hiện ra nó bị dính bẩn hay sứt chỉ, sờn xước...
Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đồng ý thanh toán. Nếu những lỗi đó nhỏ nhặt và không dễ nhìn thấy thì có thể chấp nhận. Còn nếu ngược lại, đừng tiếc khi bỏ qua, bởi bạn cần nhớ rằng có nhiều cách để sở hữu kiểu trang phục tương tự, có thể là tìm trên mạng, đến những cửa hàng cùng phong cách hay chụp ảnh lại để may giống như vậy...
Kinh nghiệm mua quần áo: Nhằm thuyết phục khách hàng, người bán hàng thường nói những lời "có cánh"
3. "Chị mặc váy này trông tuyệt quá"
Tâm lý chung của mọi người là đều thích được khen. Và đặc biệt là khi các nàng đi shopping một mình, không có ai thân thiết để góp ý chân thành, hiển nhiên chủ shop sẽ ca ngợi bạn hết lời để dễ bán hàng. Trong trường hợp này, nếu không thể rủ ai đi cùng, hãy nghĩ tới ý tưởng tự chụp ảnh mình qua gương ở cửa hàng và gửi cho một người mà bạn tin tưởng để họ nhận xét.
4. "Đôi giày này cực kỳ phù hợp với chiếc váy"
Khi các nàng đã quyết định mua một món trang phục, nhân viên bán hàng thường cố gắng chọn thêm phụ kiện có vẻ ăn ý để thuyết phục bạn mua thêm nhằm tăng doanh số. Đừng vội tin câu nói này, bởi thậm chí người tư vấn của cửa hàng cũng chưa chắc sở hữu con mắt thẩm mỹ tinh tế, hoặc họ chỉ cố tình nói như vậy mặc dù món phụ kiện đó chẳng hề ăn nhập.
Và dù thế nào thì cũng hãy nhắc mình rằng tủ đồ của bạn đã có đôi giày hay chiếc vòng tương tự chưa, bạn có cần thiết phải chi thêm kha khá tiền để "rước" về nhà những thứ ngoài dự tính ban đầu hay không...
"Đôi giày này cực kỳ hợp với chiếc váy" cũng là một câu nói dối phổ biến của người bán hàng
5. "Chiếc quần này vừa như in"
Khi không còn size mà khách hỏi, chủ shop sẽ cố tìm một chiếc quần gần với kích cỡ đó cho bạn thử và khen rằng bạn mặc thực sự vừa vặn. Trong trường hợp này, hãy nhìn vào gương và chỉ tin vào những gì mình thấy.
Một mẹo hiệu quả khi mua quần skinny (bó sát) là nên chọn size hơi nhỏ một chút, khi mặc lần đầu tiên có cảm giác hơi chật, bởi chúng sẽ dần dần giãn ra theo thời gian sử dụng. Nếu khi thử ở cửa hàng mà dễ dàng kéo khóa lên, chắc chắn bạn sẽ ngán ngẩm khi thấy chiếc quần trở nên rộng thùng thình sau vài lần mặc.
Kinh nghiệm mua quần áo cho bạn là nên đi mua quần áo cùng bạn để tránh "bị lừa" bởi những lời ngọt ngào
Chắc hẳn, cô nàng nào khi đi mua quần áo cũng gặp trường hợp người bán hàng buông những lời "có cánh" để thuyết phục bạn mua hàng. Tuy nhiên, để nhận biết được hết thì có thể không phải ai cũng gặp hết và cũng "vượt qua" được. Vậy với kinh nghiệm mua quần áo trên đây, chắc chắn bạn sẽ nhận ra ngay những lời nói không đúng của người bán hàng để lựa chọn cho mình được món đồ ưng ý nhất.
Theo lamsao.com
Bí quyết mua sắm trực tuyến thông minh Bài viết cung cấp cho bạn bí quyết để mua sắm trực tuyến hiệu quả, không sợ mắc sai lầm "tiền mất tật mang". Cùng với sự phát triển của internet, mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng vì những tiện ích mà nó mang lại. Nhưng cũng không ít lần người tiêu dùng gặp phải rắc rối từ chính sự mất...