Người Trung Quốc băn khoăn chuyện đi hay ở
Nếu Gao Yue, 22 tuổi, coi việc rời Trung Quốc là nhiệm vụ lớn nhất của cuộc đời cô, thì với Jinbo Xie, một doanh nhân thành đạt, hạnh phúc lại là được định cư ở quê hương sau nhiều năm bươn chải ở nước ngoài.
Ngày càng nhiều bạn trẻ Trung Quốc quyết định sẽ ra nước ngoài ngay khi có đủ điều kiện. Ảnh minh họa: Australiachina
Khuôn viên trường Đại học Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, một trong những ngôi trường đào tạo ngoại ngữ uy tín bậc nhất Trung Quốc, tràn ngập bóng dáng các cô cậu sinh viên trẻ tuổi. Giống như Gao Yue, không ít những người trong số đó đều đang mang trong mình một mơ ước, đó là được xuất ngoại ngay khi có đủ điều kiện.
Ngay sau khi kết thúc một tháng du học ngắn hạn tại Mỹ theo chương trình trao đổi học sinh ở trường trung học, Gao Yue, sinh viên chuyên ngành báo chí và truyền thông, thuộc trường Đại học Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, đã quyết tâm sẽ dành phần còn lại của cuộc đời ở một nơi bên ngoài Trung Quốc. Việc xuất ngoại sau khi tốt nghiệp đại học, với Gao, không bắt đầu câu hỏi “Nếu như?”, mà là “Khi nào?”, và lý do cho lựa chọn ấy không phải chỉ vì một cuộc sống có chất lượng cao hơn.
Cô sinh viên trẻ nói:”Tôi cho rằng sự phê bình thẳng thắn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà tôi muốn theo đuổi ở nước ngoài.”
“Phong cách giáo dục của Trung Quốc khiến tất cả mọi người phải suy nghĩ theo cùng một hướng, buộc họ phải có những câu trả lời thật “chuẩn mực”. Tôi nghĩ, với tư cách một nhà báo, việc trở thành một nhà phê bình chính là điều quan trọng nhất”, cô nói thêm.
Gao không hề đơn độc trong làn sóng xuất ngoại ở Trung Quốc, ngay cả khi nền kinh tế của nước này đang tăng trưởng khá mạnh trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra khiến nhiều nhà quan sát phải đặt ra câu hỏi về khả năng giải quyết những thách thức mà quốc gia này đang phải đối mặt, từ vấn đề chênh lệnh mức sống, ô nhiễm môi trường, cho tới tệ nạn tham nhũng tràn lan.
Video đang HOT
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Giáo dục, với gần 1,5 triệu thanh niên đang theo học ở nước ngoài, Trung Quốc đã trở thành quốc gia sở hữu nhiều du học sinh nhất trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc cũng cho hay, từ năm 2009, số lượng du học sinh của nước này luôn tăng hơn 20% mỗi năm.
Một thực trạng đáng lo ngại hơn mà chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt là xu hướng xuất ngoại của các doanh nhân trẻ tuổi giàu có, cùng với tài năng và ví tiền của họ. Hurun Report, một tạp chí thường xuyên công bố những bảng xếp hạng về các nhân vật giàu có ở Trung Quốc, gần đây đã khảo sát 1.000 người Trung Quốc siêu giàu, và phát hiện ra rằng 60% trong số họ đang tiến hành thủ tục di cư hoặc xem xét lựa chọn xuất ngoại một cách nghiêm túc.
“Những gì đang xảy ra là dấu hiệu của sự bất ổn, hoặc nếu bạn muốn xem xét điều này theo một khía cạnh khác, thì đó là biểu hiện của một chính sách bảo hiểm yếu kém”, Rupert Hoogewerf, ông chủ của Hurun Report, nói. “Do đó, những tỷ phú của Trung Quốc đang tích cực cố gắng để có được chiếc thẻ xanh tới Mỹ, Canada, Australia hay Singapore.”
“Rùa biển” ngược dòng
Tuy nhiên, việc làn sóng di cư tăng cao, đặc biệt là trong giới trẻ, lại giúp những người như Jinbo Xie, một doanh nhân 45 tuổi, ăn nên làm ra nhanh chóng.
Là người sáng lập và điều hành BeBeyond, một công ty đào tạo và phát triển con người, với khoảng 40 nhân viên và nhiều thương hiệu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Xie đã kiếm bộn tiền từ những thanh niên đang nuôi ước mơ xuất ngoại. Cứ một khóa đào tạo kỹ năng du học dài 6 tuần cho những học viên trẻ như Gao, công ty của Xie lại kiếm được tới 2.500 USD/người.
Bản thân Xie cũng là thành viên của một nhóm người được gọi là “rùa biển”, biệt danh được dựa trên cách phát âm tiếng Quan Thoại của từ “những người hải ngoại hồi hương”, khi ông trở về Trung Quốc hồi năm 2001 sau 8 năm theo học và làm việc tại Mỹ.
Sự trở về của “những chú rùa biển” đang giảm dần trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Ông Xie cho biết, nhiều “rùa biển” cũng bắt đầu nhận ra rằng việc thích nghi với đất mẹ không đơn giản như những gì họ từng nghĩ.
“Từ hai năm trước, các “rùa biển” bắt đầu có suy nghĩ sẽ định cư tại nước ngoài một lần nữa, do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm và nhiều thực trạng khác ở Trung Quốc”, ông nói.
Riêng với cá nhân Xie, những ảnh hưởng tiêu cực từ “quê mẹ” không hề khiến ông lo lắng, thậm chí Xie từng đưa ra vài quyết định mà với phần lớn người Trung Quốc là không thể tin nổi. Hai năm trước, để tập trung phát triển công ty của mình, Xie đã từ bỏ tấm thẻ xanh ở Mỹ và về định cư hẳn tại Trung Quốc.
“Nơi này thật truyệt vời. Có rất nhiều chuyện đang xảy ra”, ông giải thích. “Chúng tôi có cơ hội để tạo ra những điểm nhấn.”
“Ngay cả khi gặp phải quá nhiều rắc rối, thất bại và nhiều thứ khác, tôi vẫn chắc chắn một điều, rằng mình sẽ luôn ở đây. Đó chính là cảm giác của tôi”, ông khẳng định.
Theo VNE
Vệ sĩ quên súng khi hộ tống Tổng thống Pháp xuất ngoại
Các nhân viên mật vụ Pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Franois Hollande "đã quên súng" trong chuyến đi gần đây tới hội nghị về khí hậu ở Brazil, thông tin mới được tiết lộ hôm 27/6.
Được biết, các vệ sĩ của Tổng thống Pháp thuộc đơn vị tinh nhuệ GSPR chỉ nhận ra sự thiếu vắng của các khẩu súng khi đã tới sân bay Rio de Janeiro.
Các vệ sĩ thường đi lại với một chiếc vali được bảo đảm, chứa một loạt súng cầm tay. Tuy nhiên, khi cần phải trình số vũ khí này cho nhân viên hải quan, nhân viên mật vụ Pháp không thấy nó đâu cả
"Họ đã rà soát khắp chiếc Airbus của Tổng thống nhưng vẫn không thấy", tuần báo trào phúng của Pháp là Le Canard Enchané viết. Sau đó, những khẩu súng được phát hiện là bị bỏ quên ở điện Elysee tại Paris.
Điều này có nghĩa là trong suốt chuyến đi, phương tiện bảo vệ Tổng thống Pháp của các vệ sĩ chỉ là "tay không", báo Le Canard viết. "Trong lịch sử cảnh sát, đây là trường hợp đầu tiên", một sĩ quan cảnh sát Pháp nói.
Vệ sĩ chịu trách nhiệm về vũ khí đã mau chóng được nhận diện và bị sa thải khỏi đơn vị vì cố đổ lỗi sơ ý cho người khác.
Phát ngôn viên Tổng thống Najat Vallaud-Belkacem nói: "Túi đựng súng vẫn còn ở Elysee. Thực sự là nó đã bị bỏ quên, thực sự đó là một lỗi lầm nghiêm trọng của một nhân viên chuyên trách, do đó, chỉ huy đơn vị đã phải sa thải người đó".
Bà Najat Vallaud-Belkacem cũng phủ nhận thông tin rằng, toàn bộ đội bảo vệ Tổng thống "tay không" suốt chuyến đi. Và rằng, các vệ sĩ đều có súng thay thế.
Theo VietNamNet
"Chiêu" mới lừa đảo xuất khẩu lao động: Trắng tay vì giấc mơ đổi đời Dù không có chức năng tuyển chọn, môi giới người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại các nước, nhưng nhiều công ty vẫn đứng ra tuyển lao động tay nghề thấp với mức lương cao, hứa giúp họ lọt qua kỳ thi sát hạch ngoại ngữ bằng cách nộp tiền cho công ty. Đây là những "chiêu" lừa khiến hàng chục lao...