“Chiêu” mới lừa đảo xuất khẩu lao động: Trắng tay vì giấc mơ đổi đời
Dù không có chức năng tuyển chọn, môi giới người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại các nước, nhưng nhiều công ty vẫn đứng ra tuyển lao động tay nghề thấp với mức lương cao, hứa giúp họ lọt qua kỳ thi sát hạch ngoại ngữ bằng cách nộp tiền cho công ty. Đây là những “chiêu” lừa khiến hàng chục lao động tại các tỉnh nghèo sập bẫy…
Nợ chất chồng vì xuất ngoại
Người lao động nên trang bị những kiến thức cần thiết trước khi ra nước ngoài làm việc.
(Ảnh mang tính chất minh họa)
Anh T.V.H, ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cách đây chưa lâu, anh được một đại diện công ty ở Hà Nội đến nhà giới thiệu chương trình đi XKLĐ tại Singapore. Theo đó, anh H được giới thiệu sẽ làm việc cho nhà hàng, khách sạn ở nước này, tổng chi phí phải nộp là 4.300 USD. Thậm chí công ty này còn viết giấy cam kết với nội dung: “Nếu công ty không đưa được người lao động sang làm việc theo đúng hợp đồng đã ký kết khiến lao động phải về nước thì phía công ty sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đóng ban đầu”.
Tuy nhiên, nộp tiền xong anh H lại được đưa sang Malaysia thay vì sang Singapore như thoả thuận. Trong những ngày tại Malaysia, anh đã bị cảnh sát nước này bắt giữ vì giấy tờ bất hợp pháp. Anh H kể lại: “Hơn một tháng trôi dạt ở Malaysia, tôi và hàng chục lao động cùng đoàn đã bị bỏ rơi và phải cầu viện sự giúp đỡ của gia đình ở Việt Nam để có tiền sống qua ngày. Sau đó, chúng tôi bị cảnh sát Malaysia bắt giam, hơn một tháng sau bị trục xuất về nước. Tới nay, người trực tiếp thu tiền đã hoàn trả nhưng vẫn chưa đủ số tiền mà gia đình đã phải chạy vạy khắp nơi”.
“Đảm bảo cho lao động làm đúng việc trong nhà hàng khách sạn với mức lương trong 3 tháng đầu là 900 đôla Singapore/tháng. Thời gian làm việc 8 tiếng/ngày, sau 3 tháng sẽ được tăng lương…, làm việc hợp pháp trong 2 năm…”, là những cam kết hấp dẫn với người lao động ở các vùng quê nghèo như anh H. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người lao động ở các tỉnh xa, nhiều công ty, cá nhân dù không có chức năng tuyển chọn, môi giới người đi XKLĐ nhưng vẫn đứng ra nhận những khoản tiền đặt cọc và hứa sẽ giúp họ đi lao động tại Nhật Bản, Canada, Singapore, Hàn Quốc,… Với hy vọng đổi đời, giúp đỡ gia đình thoát nghèo, nhiều người đã tìm mọi cách chạy vạy vay mượn, thế chấp nhà cửa, tài sản để lo bằng được những khoản tiền lớn đưa cho những đối tượng lừa đảo. Đến khi phát hiện ra mình bị lừa thì họ đã rơi vào cảnh túng quẫn, nợ nần chồng chất.
Video đang HOT
Mất tiền mới được đi
Sau một thời gian Hàn Quốc tạm dừng tuyển lao động Việt Nam sang làm việc, mới đây, Bộ Lao động và việc làm Hàn Quốc mở cửa trở lại đối với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của Hàn Quốc, người lao động Việt Nam phải thông qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn khiến nhiều đối tượng đã lợi dụng việc này để lừa gạt người lao động nhằm chiếm đoạt tiền dưới hình thức giúp đỡ họ “lọt” qua kỳ thi.
Anh N.A.T, ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết, trước khi người nhà của anh tham dự kỳ thi tiếng Hàn đã phải đóng 3 triệu đồng để một đối tượng cò mồi lo lót việc thi cử nhưng người nhà của anh T vẫn… trượt. Anh T kể lại: “Trước đó, một đối tượng tự xưng là có quan hệ mật thiết với một số lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH và đã đưa được người trong thôn đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình cấp phép mới, nhiều người cả tin đã vay mượn người thân, bạn bè, ngân hàng để gom bằng được số tiền lớn đưa cho họ mà không hề ký vào bất kỳ giấy tờ nào…”. Bên cạnh đó, các đối tượng này còn quảng cáo những người đi lao động ở Hàn Quốc không cần phải học tiếng, không cần thi lấy chứng chỉ do phía Hàn Quốc tổ chức. Người lao động chỉ cần nộp từ 4.000 – 7.000 USD, trong đó đặt cọc trước 2.000 USD, khi nào “bay” sẽ thanh toán nốt. “Để tạo lòng tin, những công ty này còn bố trí cho người lao động đi khám sức khoẻ tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, đặt vé máy bay cho từng người và dĩ nhiên chúng tôi đều tin tưởng đưa tiền cho họ…”, anh T tần ngần cho biết.
Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, thực tế, kỳ kiểm tra tiếng Hàn do cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc thực hiện, không giao cho các doanh nghiệp của cả Việt Nam và Hàn Quốc vì có tiêu chí phi lợi nhuận. Quy trình thi rất nghiêm ngặt, toàn bộ bài thi dưới dạng trắc nghiệm đều được niêm phong đưa về Hàn Quốc, việc trúng tuyển do phía Hàn Quốc quyết định. Nhưng lợi dụng sự nhẹ dạ và thiếu thông tin của người lao động, đặc biệt là tâm lý sợ bị trượt vì đông người tham gia thi trong khi chỉ tiêu có hạn, những kẻ lừa đảo thường nói với người lao động “nếu không mất tiền thì không được đi”. Sau đó, họ thu của mỗi lao động từ 5.000 – 6.000 USD, ai trúng tuyển họ thản nhiên chiếm đoạt, còn không trúng sẽ trả lại. Với thủ đoạn trên, những đối tượng này đã lừa đảo tiền của nhiều người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình và cả ở Hà Nội với số tiền lên tới hàng chục nghìn USD.
Không ít người lao động chờ mỏi mắt mà không được xuất ngoại đã kéo đến những công ty “ma” để đòi lại tiền, nhưng những đối tượng lừa đảo đã tìm cách cao chạy xa bay. Chỉ đến khi nghe tin những đối tượng tự xưng là giám đốc công ty XKLĐ bị cơ quan công an khởi tố, bắt giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại mới hốt hoảng đến cơ quan công an trình báo, tố cáo hành vi lừa đảo…
Theo ANTD
Vung tiền cho con xuất ngoại học hè
Bỏ ra hàng nghìn USD cho con tham gia các tour học hè, đi trại hè ở nước ngoài, nhiều ông bố, bà mẹ kỳ vọng con mình sẽ được nâng cao khả năng ngoại ngữ, giao tiếp và mở mang kiến thức.
Rút tiền từ sổ tiết kiệm, chị Bùi Hồng Chuyên (ngõ 154 phố Chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) mang 32 triệu đồng đóng cho ban tổ chức để con gái tham dự trại hè Singapore trong tuần từ ngày 18-24/6.
Chị Chuyên tâm sự: "Trại hè này dành cho học sinh từ 12-17 tuổi. Tham gia chương trình này, con gái mình sẽ được trải nghiệm thực tế môi trường học tập và cơ sở vật chất tại một trường công lập Singapore với 2 môn Toán và tiếng Anh. Ngoài ra, cháu sẽ có các buổi học nhóm nhằm tăng cường kỹ năng làm việc theo nhóm kết hợp với các buổi học thực tế bên ngoài, các buổi thăm quan khám phá đất nước Singapore... Hi vọng sau khóa học một tuần này về trình độ tiếng Anh của cháu sẽ tốt lên và cháu sẽ bạo dạn hơn nhiều".
Bỏ ra số tiền gấp đôi của chị Chuyên, anh Đỗ Ngọc Tuấn (ngõ Đa Lộc, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) chi hẳn 66,6 triệu đồng để cho cậu con trai tham dự Trại hè quốc tế 2012 tại Mỹ từ ngày 15/7-4/8.
"Gia đình mình chưa sang Mỹ bao giờ nên cũng rất mong con có điều kiện sang đó để có thể học tập và tiếp thu kiến thức của một đất nước phát triển. Điều quan trọng nhất là mình muốn con rèn luyện khả năng ngoại ngữ và học được cách tư duy, làm việc của người Mỹ", anh Tuấn nói.
Tham gia trại hè, học sinh sẽ được rèn luyện về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc theo nhóm... (ảnh minh họa)
Năm nay, nhận định xu hướng xuất ngoại học hè của các gia đình khá giả, nhiều trung tâm, tổ chức đã tích cực thực hiện các chương trình, các tour dưới hình thức trại hè.
Tại TP.HCM, Ban Quốc tế Thành đoàn TP và CLB Quốc tế thanh niên tổ chức trại hè tiếng anh "Sky 2012" với hai đợt trại tại Việt Nam và Singapore dành cho các bạn từ 14-25 tuổi. Trại hè nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và các kỹ năng thực hành xã hội khác xây dựng tinh thần tập thể giao lưu văn hóa kích thích tư duy sáng tạo... Riêng hội trại tại Singapore, các bạn trẻ sẽ tìm hiểu đất nước, con người nơi đây kết hợp hoạt động tình nguyện và chương trình ở nhà dân.
Trong khi dự trại hè ở Việt Nam, chẳng hạn với chuyến đi Phan Thiết từ 6-8/7, cha mẹ chỉ phải đóng 2,9 triệu đồng/người, còn với chuyến đi Singapore từ 27/7-1/8 sẽ đóng 750 USD/người (tương đương khoảng 15 triệu đồng).
Ngoài ra, một số chương trình khác như trại hè thiếu nhi quốc tế Songdowon lần thứ 27 tại Wonsan và Bình Nhưỡng, Triều Tiên, các em sẽ phải đóng 1.980 Euro.
Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ Chăm sóc trẻ em, cho rằng, việc học thêm hè cần vừa phải, không nên lạm dụng và áp đặt con trẻ. Đặc biệt, những nơi tổ chức các khóa học hè cần xem xét kỹ chương trình giảng dạy cho học sinh để lựa chọn các kỹ năng học cho phù hợp.
"Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của gia đình, văn hóa các vùng miền... mà có các hoạt động hè khác nhau cho trẻ. Tuy nhiên, nên giữ nguyên tắc trong ba tháng hè, trẻ phải được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí để lấy sức khỏe cho một năm học mới. Hoạt động hè cần phải tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ, tránh để trẻ bị sang chấn tâm lý hoặc các tai nạn thương tích", ông An nhấn mạnh.
Theo Vietnamnet
Vỡ mộng xuất ngoại Có người thân lao động ở nước ngoài giúp không ít gia đình trở nên khấm khá nhưng cũng khiến nhiều hộ dân rơi vào cảnh trắng tay hay nợ nần chồng chất. Nhiều lao động còn trở về không lành lặn hoặc bỏ mạng nơi xứ người... Tại Hà Tĩnh, hầu như vùng quê nào cũng có người đi lao động ở...