Người trẻ chọn “học du lịch – làm du lịch và thành công với nghề du lịch”
Thỏa đam mê dịch chuyển, khám phá những vùng đất và văn hóa mới, học du lịch đang được rất nhiều bạn trẻ năng động lựa chọn đặc biệt trước bối cảnh khối ngành Du lịch – Khách sạn, Nhà hàng đang bước vào cuộc “đại tuyển dụng” mở ra nhiều cơ hội việc làm ổn định, thành công trong tương lai.
Sinh viên Du lịch mặc áo dài trong chuyến tour thực tập tại Huế
Xu hướng Gen Z lựa chọn bậc Cao đẳng
Học giỏi vẫn chọn học Cao đẳng – thực tế này đang diễn ra tại các trường đào tạo cao đẳng và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nhu cầu lao động đang dần thay đổi, các doanh nghiệp rất chuộng sinh viên có kỹ năng thực hành nghề ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này mở ra xu hướng lựa chọn của Gen Z – họ tự tin “rẽ nhánh” sang học Cao đẳng thiên về đào tạo thực hành thay vì xem cao đẳng là “điểm dừng chân” sau cánh cửa đại học như trước đây.
Đặc biệt đối với những bạn chọn học Du lịch, một môi trường để bạn thỏa sức phát huy sự năng động, tự tin và mỗi ngày là một trải nghiệm đầy mới mẻ. Có một điều lưu ý bạn cần “bỏ túi” đó là muốn theo đuổi nghề Du lịch, đầu tiên bạn cần phải xác định đào tạo du lịch là đào tạo thực hành nghề. Do tính chất công việc, nhóm ngành này cần nhân lực lao động chất lượng cao được đào tạo tốt về kỹ năng nghề, có thái độ làm việc chuyên nghiệp và trình độ ngoại ngữ. Nếu kiên trì rèn luyện, cọ xát thực tế và tích lũy kinh nghiệm đây sẽ là một điểm A khi tham gia ứng tuyển tại các doanh nghiệp.
Sinh viên Quản trị Khách sạn trong buổi học Nghiệp vụ Lễ tân
Sinh viên ngành Hướng dẫn Du lịch trong môn học Hoạt náo trong Du lịch được tổ chức ngoài trời
Đã đến lúc đưa niềm đam mê xê dịch của bạn lên một cấp độ mới “Học Du lịch – Làm Du lịch và Thành công với nghề Du lịch”
Video đang HOT
Tuổi trẻ của bạn hẳn sẽ có những ngày tự hỏi đam mê của bản thân là gì? Mình có đủ bản lĩnh để đi đến tận cùng của đam mê hay không?
Tuổi trẻ của Lâm Đức Lợi – Cựu SV Cao đẳng Du lịch Sài Gòn năm ấy cũng băn khoăn trước cánh cửa đại học hay cao đẳng “Lựa chọn học Cao đẳng hay Đại học đều như nhau và tấm bằng đại học không phải là “thước đo” của sự thành công! Năm đó, tôi yêu thích trở thành một người Hướng dẫn viên Du lịch và rồi tôi đã lựa chọn học tập tại Cao đẳng Du lịch Sài Gòn không chỉ vì chương trình đào tạo thực hành chiếm 70% mà còn vì thời gian học tập ngắn chỉ 2.5 năm – điều đó đã giúp tôi ra trường sớm tiếp cận công việc sớm hơn”.
Đức Lợi hiện đang là HDV Quốc tế, anh đang trong hành trình dẫn khách đi tham quan tại Hàn Quốc – Ảnh: Đức Lợi
Giống như Đức Lợi, có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn đưa niềm đam mê xê dịch của bản thân lên một cấp độ mới “Học Du lịch – Làm Du lịch và Thành công với nghề Du lịch”.
Theo Anh Trần Minh Tú – cựu sinh viên Trường CĐ Du lịch Sài Gòn, từng giữ chức Phó phòng Nhân sự Khách sạn The Reverie Saigon, hiện là Giám đốc nhân sự DHA Corporation chia sẻ: “Nghề nhà hàng – khách sạn là một nghề sáng tạo vô tận để mang đến những cung bậc cảm xúc vui tươi cho khách hàng. Chỉ có niềm đam mê, dấn thân, không ngại thử thách mới làm nên thành công! Làm việc trong lĩnh vực này đem lại cho tôi nhiều trải nghiệm được giao lưu gặp gỡ nhiều người và có cơ hội thăng tiến cao. Vì lẽ đó tôi đặt trọn niềm tin vào quyết định của mình từ ngày đó đến bây giờ!”
Xem người học là trung tâm
Thành lập từ năm 1991, với hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn là đơn vị đào tạo khối ngành Du lịch – Khách sạn Nhà hàng uy tín hàng đầu tại TP. HCM.
Với hệ thống phòng học thực hành, phòng học tích hợp để sinh viên vừa tiếp thu lý thuyết vừa rèn luyện kỹ năng. Việc kết hợp rèn luyện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm đã góp phần tạo một nền tảng vững chắc, sinh viên tự tin đảm nhận các vị trí trong khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành, khu du lịch, vui chơi giải trí… Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia các hội thảo chuyên đề, văn nghệ, thể thao… phát triển toàn diện về kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng sống trong môi trường năng động, chuyên nghiệp.
Bạn có tài lẻ – đừng lo, tại DLSG cân tất cho sinh viên
Đam mê thể thao đã có ngay sân chơi hội thao
Năm 2022, trường tuyển sinh 04 ngành bậc Cao đẳng: Quản trị Khách sạn, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn Du lịch và Kỹ thuật chế biến món ăn với phương thức tổng điểm cả năm lớp 12 từ 6.0 điểm trở lên và đạt kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Hiện trường đang xét tuyển Online tại: https://tuyensinh.dulichsaigon.edu.vn/. Chi tiết về chương trình đào tạo, học phí bạn có thể liên hệ hotline 0906 783 686 để được tư vấn.
Có 2 kiểu học sinh 'học giỏi ngầm' nhưng ít người nhìn ra
Đôi khi, những đứa trẻ có cơ hội thành công sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu mà ít người nhìn ra.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình học hành giỏi giang, thi đâu đỗ đấy, luôn xếp thứ hạng cao trong lớp. Vì vậy, đôi khi cha mẹ áp lực thành tích cho con, lấy điểm số để đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên, một đứa trẻ đạt điểm thấp chưa hẳn đã yếu kém trong tương lai. Có nhiều trẻ "học giỏi ngầm" mà cha mẹ không hề hay biết.
Một vị hiệu trưởng ở Trung Quốc đã chỉ ra 2 kiểu học sinh có tiềm năng đạt điểm số cao, thành công trên con đường học tập nhưng ít người nhìn ra. Các bậc phụ huynh hãy kiểm tra xem con mình những dấu hiệu này không nhé!
1. Dù kết quả ra sao cũng không bao biện cho sai lầm
Sau khi kỳ thi kết thúc, giáo viên sẽ chữa đề kiểm tra một cách chi tiết, cẩn trọng và nhắc nhở học sinh tự chấm điểm cho mình. Đây là bước giúp các em bù đắp lỗ hổng kiến thức, nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của bản thân. Từ đó, các em sẽ tích lũy được bài học kinh nghiệm quý giá, tránh mắc lỗi sai vào lần kiểm tra sau.
Trẻ học giỏi thường tự xem lại lỗi sai của mình, không đổ lỗi cho yếu tố khách quan.
Về phía phụ huynh, nhiều người rất chú trọng đến các kỳ kiểm tra của con. Họ có thể không hiểu nội dung cụ thể nên chỉ đánh giá quá trình học tập qua điểm số. Tất nhiên họ đều mong con đạt điểm cao, có thành tích nổi trội. Điều này vô tình gây áp lực, dẫn đến việc nhiều em không nhận lỗi sai về mình, liên tục đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh khách quan.
Chẳng hạn như nếu làm không được bài kiểm tra, các em có thể bao biện lỗi sai như sau: "Do bài này con chưa được giáo viên hướng dẫn kỹ nên điểm số không cao", "Do bạn mượn vở con nên con bỏ qua câu hỏi này", "Do bút của con có vấn đề dẫn đến việc trình bày không được sạch đẹp",...
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc kết quả không như ý là từ phía học sinh. Nếu các em học bài kỹ lưỡng và chuẩn bị dụng cụ học tập cẩn thận sẽ không có những chuyện phát sinh. Một học sinh có tiềm năng trong học tập sẽ nhận lỗi của mình, không bao biện, không đổ lỗi cho người khác. Trẻ hiểu mình chưa đúng và sẽ tự rút ra bài học, thay vì chỉ trích người khác. Những đứa trẻ như vậy không chỉ thành công trong học tập mà sẽ đạt được thành tựu cao trong công việc mai sau.
2. Luôn tự tin trước mọi kỳ thi
Nhiều phụ huynh thường hay phàn nàn rằng tâm lý con mình kém, không chịu được áp lực, hay mất bình tĩnh khi đi thi. Trẻ có thể học tốt ở lớp, làm bài kiểm tra đạt điểm cao nhưng đến kỳ thi lớn lại làm sai nhiều câu, không thể hiện được hết khả năng của mình.
Thực tế, nhiều học sinh không làm bài tốt vì tâm lý hoang mang, hồi hộp, lo lắng. Nguyên nhân do các em sợ bị điểm kém, sợ thi trượt sẽ bị cha mẹ trách mắng và thất vọng. Trẻ cũng sợ bị mọi người xung quanh so sánh với đứa trẻ khác.
Những đứa trẻ luôn tự tin trước mọi kỳ thi có cơ hội đạt điểm cao và thành công trong tương lai.
Ngược lại, những học sinh có tâm lý tốt, không sợ thi cử, không gặp áp lực thường đạt điểm cao trong các kỳ thi. Khi giữ được tâm thế thoải mái, trẻ sẽ tập trung cao độ để làm bài, phát huy được tối đa năng lực.
Vì vậy, để giúp con đạt thành tích tốt, cha mẹ nên động viên con nhiều hơn và sau mỗi kỳ thi, không nên đòi hỏi ngay về điểm số. Hãy quan tâm đến tâm trạng, suy nghĩ của con. Hãy cho con biết rằng, cha mẹ không chỉ quan tâm đến điểm số mà thực sự quan tâm đến bản thân con.
Văn hóa số - 'chìa khóa' để chuyển dịch số thành công Thực tế cho thấy, nhu cầu hoạt động trên các nền tảng số ngày càng tăng lên trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19. Với lượng người dùng như vậy, công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa số trở thành một nhiệm vụ cần thiết và...