Người thầy xứ Nghệ 12 năm gieo chữ nơi vùng “đất lửa”
Trong 12 năm công tác, thầy Phan Hoàng Bách đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của Quảng Trị, kèm theo đó là những đóng góp cho các hoạt động cộng đồng, vì học sinh nghèo nơi rẻo cao tỉnh này.
Cứ vào năm học mới, thầy Bách lại kết nối với các tổ chức trao áo ấm cho các em học sinh ở các điểm trường vùng cao Đakrông
Chọn “gieo chữ” trên vùng cao đất lửa
Sinh năm 1983 tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nhưng thầy Phan Hoàng Bách (giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Đakrông) lại gắn bó, cống hiến hết mình ở “đất lửa” Quảng Trị.
Năm 2007, tốt nghiệp Khoa Sư phạm Lịch Sử, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, thầy Bách trở về quê dạy học được 1 năm thì quyết định khăn gói rời xa gia đình lên đường vào Trường THPT Đakrông (thuộc huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị) để xin công tác.
Đây là một vùng đất còn rất nhiều khó khăn của Quảng Trị, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và dân số chiếm hơn phân nửa là người đồng bào Pa Cô, Vân Kiều. Lạ người, lạ tiếng nói và lạ cả phong tục tập quán, nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, kèm cái tâm của nghề “trồng người”, thầy Bách đã quyết tâm bám trụ, xem nơi này là quê hương thứ hai để yêu thương, gắn bó và cống hiến hết mình.
Thầy Bách nhận giải thưởng tại cuộc thi Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào do Huyện ủy Đakrông tổ chức
Trong suốt 12 năm trong nghề, thầy không ngừng nỗ lực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và tích cực năng nổ trong mọi hoạt động. Bằng sự nhiệt tình và tận tâm, thầy tích cực tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tổ chức các sân chơi trí tuệ về lịch sử để giúp cho các em có điều kiện trải nghiệm, cũng như phát huy tính tích cực trong học tập và sáng tạo như Rung chuông vàng, kể chuyện Bác Hồ, tổ chức các đợt tham quan cho học sinh… điều này đã giúp khơi gợi trong mỗi học sinh sự hứng thú với môn Lịch sử.
Thầy Bách chia sẻ: “Để các giờ Lịch sử không còn nhàm chán, cũng như chữa nỗi sợ môn học này cho học sinh, trước hết mỗi giáo viên cần phải vui vẻ, hòa đồng, thân thiện. Tiếp theo, cần ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ bài giảng hiệu quả. Cụ thể, thông qua giáo án điện tử kết hợp máy trình chiếu, các loại tranh, ảnh minh họa, phim tư liệu sống động, những câu chuyện lịch sử chân thực được lồng ghép linh hoạt để minh chứng cho những nội dung đã học trong lý thuyết”.
Video đang HOT
Thầy Bách cùng các học sinh trong lớp do thầy chủ nhiệm chụp ảnh kỷ niệm trong Lễ tổng kết năm học
Chính nhờ cách thiết kế giáo án khoa học, sự linh động áp dụng những kiến thức từ nhiều môn học vào bài dạy nên các tiết Lịch sử của thầy luôn tạo ấn tượng đặc biệt, lôi cuốn các em học sinh tham gia xây dựng bài. Đội tuyển Sử do thầy bồi dưỡng trong nhiều năm đều đạt các giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh và 1 giải cấp quốc gia. Cùng với đó, nhờ sự dìu dắt tận tình của thầy, nhiều thế hệ học trò đã trưởng thành và có nhiều đóng góp cho xã hội.
Em Hoàng Văn Mạnh, cựu học sinh Trường THPT Đakrông nhận xét: “Thầy Bách không chỉ dạy giỏi, trách nhiệm với chuyên môn, công việc của mình mà luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học trò. Những câu hỏi, thắc mắc của học sinh, thầy đều kịp thời tháo gỡ. Không chỉ ở việc học mà ngay cả những khó khăn, vướng mắc của học sinh trong cuộc sống thường ngày đều được thầy tận tình sẻ chia, giúp đỡ”.
Cháy hết mình với hoạt động cộng đồng
Song song với việc dạy học, thầy Bách còn là tấm gương sáng luôn hết lòng vì những hoạt động an sinh xã hội, hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, vì đàn em thân yêu.
Bên cạnh chăm lo cho các em học sinh, thầy Bách cũng luôn quan tâm đến bà con dân bản
Vốn là một thủ lĩnh Đoàn năng động, sáng tạo và giàu lòng nhân ái nên khi chứng kiến nhiều học sinh của mình gặp khó khăn, thiếu thốn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, thầy đã tổ chức cây gạo ATM miễn phí dành cho học sinh trọ học và học sinh có hoàn cảnh khó khăn với 500kg gạo, 2000 thùng mì tôm.
Thầy cùng với nhà trường kết nối và trao nhiều phần quà của các mạnh thường quân cho học sinh và nhân dân trong vùng, như: quyên góp kinh phí trao 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho học sinh khó khăn; kết nối xây dựng mới 3 căn nhà và sửa chữa 6 căn nhà cho bà con đồng bào Vân Kiều sau mùa mưa lũ… Tháng 10/2021 vừa qua, thầy còn đã kết nối với tổ chức Zhishan (Đài Loan) và các bạn bè trao 5.000 áo ấm cho học sinh tiểu học người Vân Kiều qua chương trình ” Cùng con đi qua mùa đông” và xây dựng mô hình Thư viện thân thiện tại trường THPT Đakrông.
Đặc biệt, trong mùa hè năm 2021, thầy còn sáng chế hệ thống phao cứu sinh phòng chống đuối nước cho trẻ em trên sông Đakrông đoạn qua thôn Phú Thành (xã Mò Ó, huyện Đakrông). Điều này giúp hàng chục đứa trẻ nơi đây khi bơi lội, nghịch nước luôn ở trong khu vực an toàn.
ATM gạo do thầy Bách và những người bạn mà thầy kết nối đã giúp cho hàng trăm học sinh khó khăn vơi đi phần nào thiếu thốn, vất vả
Với những thành tích xuất sắc trong giảng dạy và hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, thầy Bách đã đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, được tặng nhiều giấy khen từ nhà trường cũng như Sở GD&ĐT Quảng Trị… Đồng thời, thầy cũng là một trong 2 nhà giáo của tỉnh Quảng Trị được Bộ GD&ĐT tuyên dương nhà giáo tiêu biểu toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14/11 này.
“Những việc của mình làm hoàn toàn nhỏ bé so với sự cống hiến thầm lặng của rất nhiều giáo viên đang công tác ở các ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Với mình giúp đỡ các em học sinh ở đây vơi bớt khó khăn trên con đường đi tìm con chữ làm cho cuộc sống thêm nhiều niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn” – thầy Bách chia sẻ thêm.
Trên chặng đường cống hiến cho sự nghiệp trồng người, với cái “tâm sáng” của mình, thầy Bách chắc chắn sẽ tiếp tục vun đắp cho sự nghiệp giáo dục nói chung, quê hương thứ hai Quảng Trị nói riêng nhiều hoa thơm, trái ngọt.
Box: Ông Mai Huy Phương – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cho hay: “Thầy Bách là người có chuyên môn vững vàng, luôn phấn đấu nỗ lực trong công tác. Ngoài trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử, thầy còn được giao trọng trách ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của Trường THPT Đakrông. Ở nhiệm vụ nào thầy cũng luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh đó, thầy cũng là người hết lòng với học sinh vùng cao, khi kết nối với các nhà hảo tâm, tổ chức trao tặng nhiều món quà cho các em khó khăn ở đây, cũng như quan tâm, gần gũi với dân bản”.
Ông Mai Huy Phương – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị nhận xét: “Thầy Bách là người có chuyên môn vững vàng, luôn phấn đấu nỗ lực trong công tác. Ngoài trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử, thầy còn được giao trọng trách ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của Trường THPT Đakrông. Ở nhiệm vụ nào thầy cũng luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh đó, thầy cũng là người hết lòng với học sinh vùng cao, khi kết nối với các nhà hảo tâm, tổ chức trao tặng nhiều món quà cho các em khó khăn ở đây, cũng như quan tâm, gần gũi với dân bản”.
Trường THPT Đào Duy Từ - hành trình 90 năm "trồng người"
Năm 1931, trên mảnh đất xứ Thanh 'Địa linh, nhân kiệt' ngôi trường trung học công lập đầu tiên - Trường Collège de Thanh Hoa - tiền thân của Trường THPT Đào Duy Từ ngày nay, đã ra đời.
Trải qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, vượt lên bao khó khăn, thách thức, các thế hệ thầy, trò nhà trường đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp 'trồng người' của tỉnh nhà nói riêng và sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung. Từ mái trường này, hàng vạn học sinh (HS) đã trưởng thành, trở thành những công dân ưu tú, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trường THPT Đào Duy Từ (TP Thanh Hóa). Ảnh: Phong Sắc
Khi mới thành lập, Collège de Thanh Hoa chỉ có một lớp đệ nhất niên với 30 HS. Từ ngôi trường ban đầu mang tên Collège de Thanh Hoa, năm 1943 trường đổi tên là Trường Collège Đào Duy Từ. Giai đoạn từ năm 1931 đến năm 1945, nhà trường đã đào tạo biết bao thế hệ HS tiêu biểu, những người con yêu nước như: Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Lê Hữu Kiều, Lê Văn Giạng, Nguyễn Trác, Hồ Sĩ Phấn...
Tháng 12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thầy, trò Trường Collège Đào Duy Từ phải sơ tán về nông thôn. Trong thời gian sơ tán, nhà trường không chỉ dạy học mà còn tham gia kháng chiến. Cũng trong thời gian này, ngày 1-5-1948, Chi bộ Lam Sơn được thành lập - tiền thân của Đảng bộ Trường THPT Đào Duy Từ ngày nay.
Năm 1951, Trường Collège Đào Duy Từ đổi tên thành Trường Cấp III Lam Sơn. Với truyền thống yêu nước, nhiều thế hệ thầy và trò đã hết mình đóng góp trí tuệ, tuổi thanh xuân và cả máu xương của mình cùng dân tộc làm nên chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ năm 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 12-1954, Trường Cấp III Lam Sơn chuyển từ vùng sơ tán về thị xã Thanh Hóa.
Ở giai đoạn này xuất hiện nhiều HS ưu tú, sau này trở thành những nhà khoa học lớn, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước như: Trần Quốc Vượng, Vũ Tuyên Hoàng, Phan Diễn, Nguyễn Dy Niên... Do cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, từ năm 1965 đến năm 1972, thầy và trò Trường Cấp III Lam Sơn phải đi sơ tán 2 lần. Đến năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, thầy, trò nhà trường hân hoan trở về nơi đất cũ. Trong giai đoạn này nhiều tài năng lại xuất hiện, như: Nguyễn Tiến Quang, Lê Dụng Mưu, Vũ Văn Thông, Lê Trường Tùng, Nguyễn Thúc Anh...
Ngày 20-8-1992, bộ phận chuyên tách ra thành lập Trường PTTH Lam Sơn, có trách nhiệm đào tạo HS giỏi toàn tỉnh. Một lần nữa Trường Cấp III Lam Sơn lại trở về với cái tên gọi Trường PTTH Đào Duy Từ. Kế thừa truyền thống cùng sự nỗ lực của các thế hệ thầy, trò nhà trường, Trường THPT Đào Duy Từ - tên gọi ngày nay của Collège de Thanh Hoa và Cấp III Lam Sơn - giờ đây đã và đang là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho quê hương, đất nước. Nơi đây luôn hội tụ đội ngũ nhà giáo "tâm huyết - tài năng - nhân ái" và lớp học trò "tự tin - năng động - sáng tạo".
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường luôn đề ra những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tại mỗi thời kỳ và ở mỗi năm học. Trong những năm gần đây, nhà trường đã hưởng ứng tích cực, hiệu quả các phong trào, cuộc vận động do ngành và địa phương phát động như: Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực"; "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo"... từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Đặc biệt, trong đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường luôn chú trọng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS; đổi mới kiểm tra đánh giá, tổ chức các hội thảo chuyên đề, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm; đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Tính từ năm 2011 đến năm 2020, nhà trường có 81 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp ngành, 8 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, 2 đề tài khoa học - kỹ thuật đạt giải quốc gia.
Đồng thời, có 17 thầy, cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh; có 2 thầy giáo vinh dự được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen là thầy giáo Hoàng Khắc Thành và thầy giáo Chu Hồng Văn. Hằng năm, tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi đạt trên 90%; kết quả HS giỏi và tốt nghiệp THPT luôn nằm trong tốp đầu toàn tỉnh...
Không chỉ chú trọng dạy và học văn hóa, Trường THPT Đào Duy Từ luôn quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thường xuyên các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao; hoạt động các câu lạc bộ; các cuộc thi giáo dục truyền thống cách mạng về quê hương, đất nước, về Bác Hồ, về nhà trường...
Qua đó, giúp HS nhận thức đầy đủ các kỹ năng và phát triển một cách toàn diện. Với thành tích đạt được trong công tác dạy và học, Trường THPT Đào Duy Từ đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1989), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm học 2002-2003), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm học 2010-2011) cùng nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen...
Năm học 2021-2022 là năm học có ý nghĩa đặc biệt đối với Collège de Thanh Hoa - Collège Đào Duy Từ - Cấp III Lam Sơn - THPT Đào Duy Từ. Là năm học đánh dấu chặng đường 90 năm xây dựng và phát triển để tổng kết những thành quả đã đạt được và tôn vinh những giá trị cốt lõi, kết nối truyền thống với hiện đại, định hướng xây dựng và phát triển nhà trường trong tương lai. 90 năm qua, cán bộ, giáo viên và HS Trường Collège de Thanh Hoa - THPT Đào Duy Từ đã từng trải qua không ít khó khăn, gian nan, thử thách, thế nhưng các thế hệ thầy, trò đã vượt qua tất cả, sự nghiệp "trồng người", truyền thống hiếu học vẫn luôn được gìn giữ và phát huy ở mọi thời kỳ.
Dưới sự chỉ đạo của đảng ủy, trong giai đoạn mới, tập thể sư phạm nhà trường xác định rõ nhiệm vụ chính trị trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm tới ba yếu tố đó là chất lượng đội ngũ nhà giáo, nội dung phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất hiện đại. Tiếp tục giữ vững và sẽ mãi là một ngôi trường mà ở đó tính tự giác, tiên phong, gương mẫu, tận tụy, sáng tạo, nhân ái của giáo viên là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt quá trình phát triển.
Diện mạo Trường THPT Đào Duy Từ hôm nay là kết tinh của quá trình vận động, phát triển, kết nối bởi nhiều thế hệ. Lịch sử là điểm tựa, là hành trang để hướng tới tương lai, thầy, trò Trường THPT Đào Duy Từ hôm nay nguyện phát huy hết năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, quyết tâm phấn đấu và quy tụ mọi điều kiện để phát triển nhà trường lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp "trồng người" trong kỳ thời hội nhập và phát triển.
Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều "bữa cơm hạnh phúc" Phim tài liệu "Những bữa cơm hạnh phúc" là một trong những tác phẩm đoạt thứ hạng cao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam", với mong ước giản dị cho học trò nghèo Tu Mơ Rông... Nhà báo Lê Thị Hương bên em bé Tu - Mơ - Rông. (Ảnh: NVCC) Cảm phục tấm lòng các thầy...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vụ cha 'xử' tài xế hại con ở Vĩnh Long: lộ bản KL va chạm, khiếu nại VKS bị bác?
Tin nổi bật
13:23:08 30/04/2025
Đại tá lái Su-30MK2 nhào lộn: bắt cận visual phong độ, nhận cuộc gọi nóng
Netizen
13:12:32 30/04/2025
Dàn hoa hậu, nghệ sĩ thức trắng đêm vẫn rạng rỡ tham gia diễu binh 30/4
Sao việt
13:00:34 30/04/2025
Huỳnh Hiểu Minh 1s 'đánh rơi' nhan sắc, cản bước loạt dự án điện ảnh?
Sao châu á
12:42:33 30/04/2025
Nghỉ lễ, về An Giang 'check-in'
Du lịch
12:40:14 30/04/2025
6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên
Sức khỏe
12:19:52 30/04/2025
Chữa nám da ở mức độ trung bình
Làm đẹp
11:54:43 30/04/2025
LĐBĐ Tây Ban Nha cấm 6 trận với Antonio Rudiger, xóa thẻ đỏ Beliingham
Sao thể thao
11:09:07 30/04/2025
Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"
Thế giới số
11:06:03 30/04/2025
Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'
Thế giới
11:01:49 30/04/2025