Người thầy đặc biệt của nhiều thí sinh từng giành vòng nguyệt quế Olympia
Trường THPT thị xã Quảng Trị có 3 lần vinh dự là điểm cầu Chung kết Đường lên đỉnh Olympia, thành quả đó bên cạnh nỗ lực của thí sinh còn nhờ sự dẫn dắt, đồng hành của người thầy hết sức đặc biệt.
Nâng bước học sinh “chạm” đỉnh cao trí tuệ
Thầy Lê Công Long (SN 1982) – giáo viên Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Thầy Long sinh ra và lớn lên tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế, thầy có cơ duyên đồng hành cùng các thế hệ học sinh trên “đất lửa” Quảng Trị.
Thầy Long được giao nhiệm vụ giảng dạy tại Trường THPT Tân Lâm, huyện Cam Lộ từ năm 2005, đến năm 2013 thì được luân chuyển về Trường THPT thị xã Quảng Trị và công tác tại ngôi trường này từ đó đến nay.
Thầy giáo Lê Công Long, giáo viên Trường THPT thị xã Quảng Trị (Ảnh: NVCC).
Trong ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị, nhiều người biết đến thầy Long như là “bệ đỡ” cho nhiều học sinh chinh phục “đỉnh Olympia”. Khi chuyển về Trường THPT thị xã Quảng Trị, thầy Long được phân công phụ trách chương trình “Chinh phục đỉnh cao”, với mục đích tuyển chọn, bồi dưỡng những học sinh xuất sắc cho chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”.
Nhận được sự tín nhiệm của nhà trường cho nhiệm vụ rất đỗi ý nghĩa, thầy Long vừa mừng, vừa lo. Bởi thầy luôn mong muốn cùng học sinh khám phá chân trời tri thức.
“Ngay khi nhận nhiệm vụ, tôi đã cố gắng tìm tòi các phương án tốt nhất, rồi học hỏi, tư vấn thêm từ ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp, làm sao để tạo một sân chơi thực sự trí tuệ cho các em học sinh, đồng thời tổ chức sao cho hiệu quả nhất”, thầy Long chia sẻ.
Thầy Long cùng các em học sinh của mình (Ảnh: NVCC).
Xuyên suốt quá trình giảng dạy, thầy Long đã áp dụng tư duy sáng tạo, sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để cùng các học sinh đạt được mục tiêu trong học tập, tự mình củng cố sức mạnh tri thức để kiến tạo tương lai. Thầy đã phát hiện ra những “viên ngọc thô” và cùng tham gia “giũa sáng ngọc”.
Video đang HOT
Thầy Long nói rằng, thành công trong giáo dục trước hết nhờ học trò giỏi, có nền tảng kiến thức tốt và niềm đam mê, sau mới kể đến sự dạy dỗ của thầy, cô. Người giáo viên với tư duy sáng tạo của mình, cùng những kỹ năng, phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ “chắp cánh” cho học sinh đạt được mục tiêu trong học tập, hoàn thành ước mơ.
Nhiều học trò của thầy Long đã giành thành tích cao tại sân chơi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia (Ảnh: NVCC).
Xác định việc giảng dạy lấy học trò làm trung tâm, thầy Lê Công Long đã chú trọng phát hiện những học sinh ưu tú để bồi dưỡng, giúp các em đạt được kết quả cao trong học tập.
Thành tích của trò là thành công của thầy
Thành công của thầy Long cũng như tập thể giáo viên Trường THPT thị xã Quảng Trị được thể hiện bằng thành tích của các em học sinh.
Trong đó phải kể đến em Văn Viết Đức, học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị trở thành Quán quân chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2015; em Lê Thanh Tân Nhật, Á quân cuộc thi năm 2018; em Văn Ngọc Tuấn Kiệt cũng lọt vào chung kết và đồng giải Ba trong cuộc thi này.
Suốt 17 năm cống hiến cho sự nghiệp sư phạm trên mảnh đất Quảng Trị, thầy Lê Công Long luôn giữ vững tinh thần đổi mới, đặt mình vào vị trí của học sinh để học tập không ngừng (Ảnh: Tiến Thành).
Nói về các học sinh từng giành thành tích cao tại sân chơi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia, thầy Long rất tự hào khi các em đều có niềm đam mê học tập, tự củng cố hệ thống kiến thức sâu rộng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và đời sống xã hội.
“Mỗi em có một tính cách và thế mạnh riêng, tuy nhiên điều nổi bật là các em đều rất thông minh, có tinh thần thi đấu bản lĩnh, khiêm nhường. Đặc biệt, không chỉ có chữ “tài”, các em đều chăm ngoan, lễ phép, luôn giúp đỡ bạn bè, là niềm tự hào của gia đình và nhà trường”, thầy Long cho biết thêm.
Thầy Long cùng học sinh của mình tại cuộc thi khoa học kỹ thuật Quốc gia năm 2019-2020 (Ảnh: NVCC).
Bên cạnh cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, thầy Long cũng phụ trách các học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tiếp thêm tự tin cho các em tìm tòi, sáng tạo.
Trong những năm từ 2016-2022, người giáo viên tâm huyết của Trường THPT thị xã Quảng Trị đã tham gia hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật có chất lượng và đạt giải cao. Tiêu biểu là Dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật” của em Phạm Huy giành giải Nhất quốc gia lĩnh vực robot và máy thông minh, đồng thời giành giải Ba quốc tế tại Hoa Kỳ năm 2017.
Suốt 17 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trên mảnh đất Quảng Trị, thầy Lê Công Long luôn giữ vững tinh thần đổi mới, đặt mình vào vị trí của học sinh để học tập không ngừng. Dù ở ngôi trường miền núi với nhiều khó khăn hay thuyên chuyển về thị xã, thầy đều đứng trên bục giảng với tinh thần cầu thị và hết lòng vì học sinh.
Thầy Long được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” (Ảnh: Tiến Thành).
Trao đổi với Dân trí, cô giáo Phan Thiên Nga, Hiệu trưởng Trường THPT thị xã Quảng Trị đánh giá, thầy Lê Công Long là một giáo viên hết sức tâm huyết, tận tụy với nghề, hết lòng vì học sinh. Trong những năm qua, sự nỗ lực của thầy Long đã được cấp trên và đồng nghiệp ghi nhận, đánh giá rất cao, học trò yêu mến.
Cô Nga cũng cho biết, những thành tích mà nhà trường đã đạt được thời gian qua phản ánh sự nỗ lực không ngừng của tập thể giáo viên Trường THPT thị xã Quảng Trị.
Về công tác phát triển chương trình “Chinh phục đỉnh cao”, cái nôi tạo ra những học sinh xuất sắc, theo cô Nga, nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tìm ra những hạt nhân, những học sinh tiềm năng để rèn giũa; tạo mọi điều kiện để các em phát huy hết sức thế mạnh của bản thân, qua đó có thể mang về những thành tích cao cho bản thân, cho nhà trường và quê hương Quảng Trị.
Về đích ấn tượng, nam sinh Thái Bình giành vòng nguyệt quế Olympia
Phạm Đình Vũ đến từ Trường THPT Thái Phúc, Thái Bình đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần Olympia sau cuộc lội ngược dòng ngoạn mục.
Phạm Đình Vũ giành vòng nguyệt quế Olympia
Cuộc thi tuần 1 tháng 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 chứng kiến 4 nhà leo núi tranh tài: Đặng Minh Đức (THPT chuyên Biên Hòa, Hà Nam), Phạm Đức Tài (THPT Nguyễn Bính, Nam Định), Nguyễn Danh Thái (THPT Mê Linh, Hà Nội), Phạm Đình Vũ (THPT Thái Phúc, Thái Bình).
Ở phần thi Khởi động, sau khi trải qua 36 câu hỏi, Danh Thái xuất sắc dẫn đầu với 105 điểm. Tiếp theo là Đức Tài với 55 điểm. Xếp sau là Minh Đức và Đình Vũ cùng được 20 điểm.
Phần thi Vượt chướng ngại vật là ô chữ gồm 12 chữ cái. Hàng ngang số 1 gồm 6 chữ cái với câu hỏi: "Triều đại nào bắt đầu từ năm 980, kết thúc vào năm 1009?". Với câu trả lời là "Tiền Lê", cả 4 thí sinh đều có câu trả lời đúng để cùng có thêm 10 điểm.
4 thí sinh dự thi
Đến với hàng ngang số 2, ngay sau khi nghe câu hỏi, Minh Đức và Đức Tài đều đồng loạt bấm chuông trả lời từ khóa. Nếu như Minh Đức chỉ chắc chắn 20% cho đáp án của mình thì Đức Tài tỏ ra tự tin hơn với 70% sự tự tin là mình đúng.
Tuy nhiên, Minh Đức mới là người trả lời đúng từ khóa chương trình để có thêm 70 điểm. Kết thúc phần thi, Danh Thái vẫn dẫn đầu với 115 điểm. Tiếp theo là Minh Đức 70 điểm, Đức Tài 65 điểm, Đình Vũ 30 điểm,
Phần thi Tăng tốc, Danh Thái và Đình Vũ là người xuất sắc nhất khi trả lời đúng 3/4 để có thêm 100 điểm. Minh Đức và Đức Tài cũng có thêm 40 điểm. Kết thúc phần thi, Danh Thái tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi với 215 điểm, tiếp theo là Đình Vũ 130 điểm. Xếp sau là Minh Đức 110 điểm, Đức Tài 105 điểm.
Danh Thái là người đầu tiên về đích và lựa chọn gói câu hỏi 20-20-20 điểm. Câu đầu, Danh Thái không có câu trả lời đúng, Đình Vũ giành quyền trả lời để nâng điểm số lên 150. Câu thứ 2, Danh Thái cũng không có câu trả lời đúng. Câu thứ 3, Đình Vũ lại là người bấm chuông trả lời chính xác, nâng số điểm của mình lên 170.
Đình Vũ đang có 170 điểm, về đích với gói câu hỏi 20-20-20 điểm. Trong 2 câu đầu, Đình Vũ đã xuất sắc trả lời đúng để nâng điểm số lên 210 điểm, vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi. Câu 3, Vũ trả lời sai, Minh Đức giành quyền trả lời nhưng cũng không chính xác.
Minh Đức có 100 điểm và về đích với gói câu hỏi 30-20-30 điểm. Câu đầu, Minh Đức không có câu trả lời, và để mất điểm vào Đức Tài. Câu 2, và câu 3, Đức trả lời đúng, trong đó đặt ngôi sao hi vọng ở câu hỏi thứ 3 để có thêm 80 điểm. Minh Đức về chỗ với 150 điểm.
Người cuối cùng về đích là Đức Tài với lựa chọn gói câu hỏi 20-20-20 điểm. Câu đầu, Tài trả lời không đúng và để Minh Đức giành điểm. Câu 2, Tài không có câu trả lời, Đình Vũ giành quyền trả lời để có thêm 20 điểm. Câu 3, Đức Tài chọn ngôi sao hi vọng nhưng trả lời không chính xác câu hỏi.
Kết quả chung cuộc, Phạm Đình Vũ đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục để giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần đầu tiên của tháng 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 với 230 điểm. Nguyễn Danh Thái 175 điểm xếp hạng nhì. Cùng xếp hạng 3 là Đặng Minh Đức 170 điểm, Phạm Đức Tài 55 điểm.
Màn so tài hấp dẫn tại Đường lên đỉnh Olympia 2022 Trường THPT chuyên Hà Tĩnh Nguyễn Minh Quân (lớp 11 Tin) xuất sắc giành Vòng nguyệt quế Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2022 Trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Thí sinh Nguyễn Minh Quân đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Tối 14/10, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh tổ chức Chung kết Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2022. Chương trình được tổ chức dựa...