Người phụ nữ Việt phát triển vật liệu phủ chống cháy ở Úc
Một nữ tiến sĩ người Việt được vinh danh là chuyên gia vật liệu hàng đầu tại Úc nhờ góp phần ứng phó cháy rừng tại nước này.
Tạp chí Research Magazine 2021 (Úc) mới đây vinh danh cô Kate Nguyễn là chuyên gia vật liệu tổ hợp hàng đầu tại Úc nhờ phát triển một vật liệu phủ giúp ứng phó với cháy rừng vốn thường xuyên xảy ra ở nước này.
Chuyên gia vật liệu tổ hợp Kate Nguyễn. Ảnh CSV
Từ thực tế cháy rừng
Tốt nghiệp đại học tại Việt Nam với các bằng kỹ sư hóa học và kỹ sư vật liệu, cô lên đường sang Úc du học và lấy bằng tiến sĩ kỹ sư dân dụng tại Đại học Melbourne. Cũng tại đây, cô mong muốn được dùng chuyên môn của mình để hạn chế thiệt hại đối với nhà cửa, công trình ở nông thôn trong các trận cháy rừng tàn phá nhiều nơi trên đất nước Úc. Kate chia sẻ rằng sau khi sang Úc học tiến sĩ vào năm 2011, cô biết đến nhiều vụ cháy rừng dữ dội trong những tháng hè. Điều này khiến cô nghĩ đến giải pháp từ góc độ chuyên môn ngành vật liệu và xây dựng.
Theo tờ The Australian, chuyên gia 38 tuổi này đang phát triển một vật liệu phủ chống cháy cho các công trình ở nông thôn. Theo cô, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng gia tăng theo biến đổi khí hậu và ngày càng đe dọa tính mạng con người, môi trường và nhà cửa. Những trận cháy rừng thường lan nhanh và công trình ở nông thôn sẽ chỉ cần chịu được nhiệt, lửa trong thời gian ngắn trước khi nguy hiểm qua đi. Đây cũng là lý do cô nảy ra ý tưởng bổ sung vật liệu phủ trên các công trình hiện hữu để kéo dài thời gian chịu nhiệt.
Video đang HOT
Đến mong muốn chống cháy bền vững
Nữ tiến sĩ hiện là giảng viên cấp cao tại Đại học RMIT và kỹ sư trưởng của Cladding Safety Victoria (CSV) – sáng kiến của chính quyền bang Victoria nhằm chống cháy cho các công trình bằng vật liệu phủ. Cô đang phát triển lớp phủ chống cháy cho các công trình trong một dự án độc lập được tài trợ bởi quỹ dành cho những nhà khoa học nữ của L’Oréal – UNESCO.
Thảm họa cháy rừng ở Úc
Theo Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường Úc, nước này thường xuyên đối phó những đợt cháy rừng nghiêm trọng, trong đó có mùa cháy rừng gần đây vào năm 2019 – 2020 gây thiệt hại nặng trên diện tích hơn 18.630.000 ha. Ít nhất 34 người thiệt mạng dưới tác động trực tiếp, bên cạnh hơn 9.350 nhà cửa, công trình bị thiệt hại với ước tính thiệt hại vật chất lên đến hơn 103 tỉ USD.
Lớp phủ do cô phát triển khác với những tấm chống nóng bên ngoài tòa nhà. Những tấm chắn đó có thể gây nguy hiểm và từng bị cho là nguyên nhân gây cháy lan tại chung cư Grenfell ở London (Anh) vào tháng 6.2017 khiến 72 người thiệt mạng. Do đó, việc sử dụng những tấm chắn bên ngoài các tòa nhà ở Úc đã bị nhiều người chỉ trích. Cô Kate cho rằng việc phân tích các vấn đề liên quan tấm chắn xảy ra gần đây cho thấy một số người chưa có cái nhìn toàn diện về công trình. Theo đó, các tấm chắn có thể giúp kiểm soát nhiệt độ tòa nhà tốt hơn, nhưng vấn đề an toàn phòng cháy luôn phải là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Lớp phủ giống như ceramic mà chuyên gia này đang phát triển là lớp chống cháy phủ lên tường tòa nhà và có chức năng như lớp bảo vệ ngoài. Vật liệu này còn lấp đầy những khe hở, giúp tăng khả năng chống cháy và chống nóng. Hiện cô đã thành công trong việc dùng vật liệu giúp giảm nhiệt và áp lực cần thiết để chế tạo lớp phủ. Cùng với các đối tác công nghiệp, cô dự kiến sẽ đưa vật liệu phủ chống cháy thương mại hóa trong vòng 1 năm. Đáng chú ý, vật liệu do cô phát triển còn được làm từ rác thải công nghiệp và xây dựng, giúp sáng kiến mang tính bền vững.
Mở cửa lại trường học: Nguy cơ gián đoạn việc học vì tăng số ca mắc Covid-19
Khi các nhà trường mở cửa trở lại, việc học trực tiếp tại một số quốc gia như Úc bị gián đoạn do có học sinh hoặc giáo viên mắc Covid-19.
Các trường học ở bang Victoria (Úc) từng bước mở cửa lại trường học từ tháng 10. Đến đầu tháng 11, bang này khôi phục việc dạy học trực tiếp cho tất cả các cấp.
Học sinh trở lại trường học ở bang Victoria (Úc) - SHUTTERSTOCK
Tính đến nay, số lượng học sinh dưới 9 tuổi chiếm 1/5 tổng số ca mắc Covid-19 ở bang Victoria, gây gián đoạn việc học, theo phản ánh của tờ The Age (Úc) ngày 5.11. Các số liệu của cơ quan giáo dục cho thấy 430 trường học ở Victoria đã ghi nhận ít nhất một ca mắc Covid-19. Riêng ở TP.Melbourne, 44 trong số 337 trường Công giáo đã ghi nhận một trường hợp dương tính với Covid-19 trong tuần này.
Dù vậy, cơ quan y tế bang Victoria không còn yêu cầu trường học phải đóng cửa trong 14 ngày như trước. Theo hướng dẫn mới đây, trường học có thể mở cửa trở lại trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 và lớp học, nhà vệ sinh được khử khuẩn, theo đài ABC.
Chỉ những giáo viên và học sinh trong lớp học có ghi nhận ca F0 phải cách ly tại nhà và tiếp tục dạy học trực tuyến.
Một trường hợp cụ thể, cô giáo tiểu học Cyndi Smith cùng toàn thể học sinh của một lớp 5-6 (lớp kết hợp ở TP.Melbourne) đã phải cách ly tại nhà. Lý do là trong lớp có 1 học sinh được xác định dương tính với Covid-19 ngay vào ngày đầu tiên các em trở lại trường (1.11).
Kết thúc 7 ngày tự cách ly, cô Smith có thể quay trở lại trường để tiếp tục dạy trực tiếp vào ngày 8.11 nhưng hầu hết học sinh trong lớp vẫn phải ở nhà. Điều này đồng nghĩa cô Smith sẽ phải kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến.
"Vào ngày 8.11 tới, tôi chỉ có 5 - 6 học sinh trên 12 tuổi đã tiêm vắc xin được phép quay lại lớp học trực tiếp sau một tuần cách ly tại nhà. Trong khi đó, các học sinh còn lại dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin thì phải thực hiện đủ 14 ngày cách ly tại nhà theo quy định", cô Smith nói với tờ The Age.
Cô Smith chia sẻ: "Tôi chưa biết mình sẽ phải dạy như thế nào... Tôi nghĩ rằng tôi sẽ dạy như bình thường trong lớp, cùng lúc dùng điện thoại hoặc máy tính để phát trực tuyến cho học sinh cách ly tại nhà", cô Smith chia sẻ.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, Chủ tịch Hiệp hội Các hiệu trưởng Victoria, ông Andrew Dalgleish, cho biết trường học đang phải linh động kết hợp các hình thức giảng dạy nhưng việc giáo viên phải cùng lúc dạy học trực tiếp lẫn trực tuyến là "nhiệm vụ bất khả thi".
Ông Dalgleish cho hay quy định cách ly 14 ngày ở nhà gây khó khăn cho những phụ huynh có con dưới 12 tuổi phải đi làm và không thể làm việc tại gia.
Do đó, cơ quan y tế Úc đang cân nhắc dữ liệu về độ an toàn để phê chuẩn vắc xin phòng Covid-19 của hãng Pfizer (Mỹ) cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi. Dự kiến trẻ em từ 5 - 11 tuổi sẽ được tiêm chủng từ cuối tháng 11.
Trước đó, Úc đã phê chuẩn vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Đây là một trong số nhiều nỗ lực của chính phủ Úc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa lại trường học.
'Nghĩa địa' vật liệu xây tường biên giới Mỹ nằm ngổn ngang trên sa mạc Những hình ảnh mới được hé lộ gần đây đã cho thấy hàng dài các chồng thép trị giá 100 triệu USD nằm chỏng chơ, rỉ sét trên sa mạc sau khi Tổng thống Joe Biden hủy chương trình xây tường biên giới của người tiền nhiệm Donald Trump. Những chồng vật liệu xây tường biên giới nay xếp hàng dài tại bang...