Người phụ nữ tử vong do nuốt phải răng giả
Những người mang răng giả thường được khuyên là hãy tháo răng trước khi ngủ. Thế nhưng, một người phụ nữ đã không làm theo.
Hậu quả là răng giả rơi ra, mắc kẹt vào cổ họng người này, gây tử vong.
Người phụ nữ trong câu chuyện này là bà Maria Farías Guzmán, 48 tuổi, ở thành phố Armenia ( Colombia). Thay vì tháo răng giả ra, bà Maria lại mang luôn và đi ngủ, theo Đài Astro Awani (Malaysia).
Bà Maria Farías Guzmán ở Colombia đã tử vong vì răng giả lọt vào khí quản khi đang ngủ. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng khi đang ngủ, một phần của răng giả đã rơi ra. Bà Maria đã vô tình nuốt phải và mắc kẹt ở cổ họng. Tình trạng này làm nghẽn khí quản và khiến bà tử vong.
Người nhà bà Maria kể rằng ban đầu, họ nghe tiếng động lạ trên phòng của bà. Khi lên kiểm tra, họ phát hiện bà đã tắt thở.
Ngay lập tức, người nhà đã đưa bà Maria đến bệnh viện Del Sur ở thành phố Armenia cấp cứu. Các bác sĩ đã thông khí quản và cố gắng hồi sức cho người phụ nữ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều không thành công. Bà Maria bị kết luận là tử vong do “tắc nghẽn đường hô hấp”.
“Người thân phát hiện bà ấy trong tình trạng ngưng thở nhưng lúc đưa đến bệnh viện đã không còn dấu hiệu sự sống. Các nhân viên y tế thực hiện đúng quy trình hồi sức cấp cứu và các biện pháp cần thiết để thông khí quản. Tuy nhiên, bà Maria đã không qua khỏi”, điều tra viên William Alberto Zubieta Pardo thuộc sở cảnh sát địa phương cho biết.
Răng giả rơi vào khí quản được đánh giá là tình trạng nguy hiểm. Vụ việc của bà đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng ở Colombia. Cảnh sát cho biết sẽ báo cáo đầy đủ vụ việc sau khi hoàn thành khám nghiệm tử thi, theo Đài Astro Awani.
Video đang HOT
Mẹ treo cổ, con tử vong trong máy giặt: Khi "kẻ giết người trầm cảm ra tay"
Đầu năm mới, dư luận liên tiếp bàng hoàng khi nhiều vụ việc đau lòng xảy đến từ nguyên nhân người phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm.
Chiều mùng 5 Tết vừa qua, ở Hà Tĩnh xảy ra vụ án mạng đau lòng, người mẹ dùng dao chém con trai 2 tháng tuổi tử vong. Trước khi vụ việc xảy ra, gia đình xác định người mẹ bị trầm cảm sau sinh (TCSS).
Ngay hôm sau, ngày mùng 6 Tết, ở TP.HCM xảy ra vụ nghi mẹ bỏ con gái 7 tháng tuổi vào máy giặt đến chết rồi treo cổ tự tử trong phòng trọ. Công an xác định người mẹ có biểu hiện trầm cảm trước khi xảy ra vụ việc.
Hai vụ việc xảy ra tại thời điểm sát nhau và cùng có chung một kết luận là người mẹ bị TCSS khiến dư luận bàng hoàng. Để hiểu rõ hơn về hội chứng của căn bệnh nguy hiểm này, PV đã có cuộc trò chuyện cùng với PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương.
Trầm cảm sau sinh có đặc điểm riêng
- Chào Giáo sư, trầm cảm được gọi là bệnh tâm lí ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cá nhân, quan hệ xã hội và công việc của con người. Tuy nhiên trầm cảm sau sinh lại có những đặc điểm riêng, và nhiều người còn chưa hiểu rõ về nó, xin bà có thể chia sẻ?
- PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương: Đúng như bạn nói về khái niệm trầm cảm, tuy nhiên ở TCSS lại khác, cụ thể, TCSS xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu sau sinh, có thế kéo dài đến tháng thứ 12 sau sinh nếu không được chẩn đoán và điều trị.
TCSS biểu hiện bằng tính khí bất ổn, thường xấu đi vào buổi chiều, đặc trưng bởi sự chán nản, cảm giác bất lực và lo âu về khả năng chăm sóc con của mình, các bà mẹ thường lo lắng, kích thích và hay than phiền đau đầu, đau bụng, khó tiêu, ớn lạnh, tự trách bản thân mình và đôi khi muốn tự tử.
TCSS có thể gặp ở mọi phụ nữ, được biểu hiện bởi 4 dấu hiệu chính là cảm xúc như buồn phiền, mệt mỏi, mất hứng thú; nhận thức tiêu cực như bất lực, vô vọng, giảm sự tập trung, suy giảm vận động và có sự thay đổi về cơ thể. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 4 tuần sau sinh và có thể kéo dài.
- Thời gian gần đây, liên tiếp có những vụ việc liên quan đến nhiều bà mẹ sau sinh mắc chứng trầm cảm đã có những hành động tiêu cực đến bản thân, thậm chí với chính con đẻ của mình, nguyên nhân nào và vì sao khiến họ lại có hành động như vậy thưa PGS?
- PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương: TCSS gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau trên những phụ nữ có các đặc điểm và hoàn cảnh cũng khác nhau.
Sau khi sinh, việc giảm đột ngột lượng estrogen và progestrogen góp phần khiến hormone tuyến giáp thay đổi nhanh chóng, gây ra cảm giác mệt mỏi, sự thay đổi thể tích máu, huyết áp giảm, sự chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi cảm xúc và dẫn đến chứng trầm cảm.
Thêm vào đó, sau khi sinh phải dành nhiều thời gian chăm sóc con nên nhiều chị em phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, ngủ không đủ giấc, ăn không đủ chất dinh dưỡng...
Các nguyên nhân khác như mâu thuẫn gia đình, giới tính trẻ hay cảm giác lo lắng quá nhiều cũng là yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.
Ví dụ như một vài vài mâu thuẫn gia đình không được giải quyết triệt để gây ra áp lực, sự mất cân bằng sinh lý đối với phụ nữ và điều này dễ dẫn đến chứng TCSS.
Hay do phải chịu áp lực của gia đình chồng về chuyện sinh con trai nên khi nhìn thấy đứa con mình sinh ra có giới tính không mong muốn, người phụ nữ dễ có tâm lý chán nản, buồn bã...
Hay nhiều trường hợp khác các bà mẹ mẹ sinh ra đứa con do không có sự chuẩn bị chu đáo, tất cả những lo lắng về việc chăm sóc con khiến người phụ nữ bị áp lực nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến người phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm.
Trầm cảm quan sát thấy biểu hiện ở cả mặt tâm lí lẫn cơ thể, gồm 4 khía cạnh: cảm xúc, nhận thức, hành vi và chức năng sinh lí cơ thể. Ở những trường hợp nặng, chủ thể sẽ có cảm xúc thất vọng, chán nản.
Khi người phụ nữ chọn cách kết liễu cuộc đời, nghĩa là ở đây họ đã có biểu hiện bất ổn về mặt nhận thức và hành vi. Vì những lý do đó, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu thế giới làm mất khả năng hoạt động của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cho rằng, đến năm 2020, trầm cảm sẽ đứng thứ 2 về gánh nặng bệnh lý của nhân loại sau bệnh tim mạch. Và điều đáng lo ngại nhất của bệnh này là tự tử, có khoảng 15-20% bệnh nhân trầm cảm có ý định tự tử và cứ một người tự tử thành công thì có hơn 20 người khác đang cố gắng kết thúc cuộc sống của mình.
Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, đến năm 2030, trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở nước ta. Tỷ lệ mắc trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong năm là 5,8% nam và 9,5% ở nữ giới. Trầm cảm được đặc biệt chú ý ở giai đoạn phụ nữ sau sinh, trong 10 bà mẹ sau sinh thì có khoảng 1 đến 2 người bị trầm cảm.
- Dấu hiệu về hội chứng trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng là gì thưa PSG?
- PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương: Những dấu hiệu rõ ràng và dễ cảm nhận được chính là giảm sút sự tập trung chú ý, giảm sút sự thích thú hay thú vui, cảm giác bị mất mát, mất giá trị, chậm chạp, mệt mỏi, mất ngủ nhiều.
Những dấu hiệu suy giảm ở trên phải kéo dài ít nhất trên 2 tuần mới được xem là bị trầm cảm. Trong đó, các triệu chứng chính là: khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ.
- Vậy khi rơi vào các trạng thái trên, người bệnh cần làm gì và liên hệ với ai để giảm thiểu được căng thẳng thưa PSG?
- PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương: Với người mắc phải hội chứng này, điều quan trọng nhất là nhận được sự hỗ trợ của người thân, bạn bè trong giai đoạn căng thẳng được cho là một yếu tố bảo vệ và có hiệu quả tốt.
Theo nghiên cứu của Misri và Kostaras (2000) cho thấy phụ nữ được chuẩn đoán TCSS nếu nhận được sự hỗ trợ của người thân đặc biệt là người chồng sẽ giảm nhanh các triệu chứng trầm cảm cũng như rút ngắn được thời gian điều trị của người bệnh.
Cám ơn PGS.TS về cuộc trò chuyện!
Hiệp hội Tim mạch Mỹ: Cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim So với phụ nữ không bao giờ cho con bú, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ giảm 11% tai biến tim mạch, giảm 14% bệnh mạch vành, giảm 12% đột quỵ và giảm 17% các biến chứng tim mạch gây tử vong. Theo nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san JAHA của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nuôi con bằng...