Người phụ nữ trả hết khoản nợ gần 4 tỷ trong 2 năm và xây dựng được số vốn “khủng” chỉ với 6 quy tắc đầu tư
6 quy tắc ấy giúp cô trở thành nữ đầu tư tự tin và kiên định.
Shaquana Watson-Harkness hiện tại là một nữ chuyên gia tài chính, người sáng lập của Dollars Makes Cents, với mục tiêu giúp phụ nữ thuộc thế hệ trẻ đạt được sự độc lập về tài chính.
Thế nhưng trong quá khứ cô từng phải lâm vào nợ nần, chi tiêu không tiết kiệm cũng không biết gì về đầu tư. Mắc những sai lầm về tài chính khiến cô vướng phải món nợ tiêu dùng lên đến 169.000 USD (gần 4 tỷ đồng).
Ấy vậy mà cô đã trả hết khoản nợ khổng lồ đó chỉ trong chưa đầy 2 năm, sau đó xây dựng được một số vốn đầu tư 6 con số (USD) và tài sản của cô hiện tại vẫn đang tiếp tục gia tăng. Để làm được điều đó, người phụ nữ này đã thực hiện 6 quy tắc trong đầu tư, hiện tại trở thành một nhà đầu tư tự tin và kiên định.
Shaquana Watson-Harkness
1. Không lặp lại sai lầm
“Năm thứ nhất đại học, lần đầu tiên tôi sử dụng thẻ tín dụng và đã dùng nó chi tiêu cho chuyến du lịch nghỉ xuân với bạn cùng phòng. Việc tiêu hết số tiền trong thẻ là mở màn cho tình cảnh nợ nần chồng chất của tôi sau đó”, Shaquana Watson-Harkness nói.
Khi có một công việc đầu tiên sau ra trường, cô đã bắt đầu tham gia vào 401(k).
401(k) là tên gọi của quỹ hưu trí tư nhân Retirement Savings Account, ra đời ở các nước phát triển như. Công ty, nơi người lao động làm việc, sẽ trích một phần tiền lương của nhân viên để chuyển vào quỹ hưu trí 401(k). Quản lý quỹ sẽ tích góp hoặc đầu tư sinh lời vào chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ từ số tiền này, thể theo nguyện vọng của nhân viên.
Ở những nước chưa có sự xuất hiện của hình thức đầu tư này nhưng bạn có thể đều đặn trích một phần lương hàng tháng (tùy hoàn cảnh cá nhân) để đầu tư, bản chất cũng không khác nhau quá nhiều.
“Vài năm sau, khi nghỉ việc tôi đã rút một số tiền từ tài khoản hưu trí để trang trải các hóa đơn. Và tôi đã phạm sai lầm khi quên mất mình sẽ bị phạt nếu rút tiền sớm. Mùa đông năm sau, tôi sốc khi được nhận thông báo tôi đã nợ 5.000 USD. Tổng số nợ từ trước đến nay lên đến con số 169.000 USD. Khi đó tôi tự hứa với mình rằng sẽ không bao giờ tái phạm sai lầm ấy nữa” , Shaquana Watson-Harkness chia sẻ.
Sau đó, khi có công việc khác thì cô đã mở một tài khoản hưu trí mới nhưng vẫn cảm thấy mình không đủ hiểu biết về tài chính để tiến hành các hoạt động đầu tư.
Vào năm 2014, cô kết hôn và bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu về đầu tư. Với sự hợp tác từ người bạn đời, cô muốn hai vợ chồng có thể làm việc cùng nhau để xây dựng khối tài sản cho gia đình.
2. Nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia nếu cần
Nếu bạn không có chuyên ngành tài chính thì sẽ khá khó khăn trong bước đầu tìm hiểu về đầu tư. Lúc này, một cố vấn tài chính có kinh nghiệm sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều để tiết kiệm thời gian và công sức.
Video đang HOT
“Tôi chưa bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ trước đây vì luôn nghĩ rằng những chuyên gia tài chính chỉ làm việc với người có giá trị tài sản ròng cao hoặc các tổ chức tài chính lớn”, Shaquana Watson-Harkness cho hay.
Cô bắt đầu xem xét các báo cáo đầu tư và tìm ra cách đẩy nhanh tốc độ tiết kiệm tiền hưu trí. Vợ chồng cô thường xuyên thảo luận về những phương án có thể tăng nhanh tài sản tích lũy. Chính sự chia sẻ với chồng và nhờ cậy giúp đỡ từ bên ngoài đã giúp cô đặt nền tảng cho việc giải quyết các mục tiêu tài chính khác.
3. Bắt đầu từ số tiền nhỏ
Shaquana Watson-Harkness kể: “Sau buổi nói chuyện đầu tiên với người tư vấn tài chính, tôi bắt đầu hành trình đầu tư của mình từ số tiền nhỏ. Ban đầu tôi chỉ đầu tư 50 USD mỗi kỳ lĩnh lương vào quỹ hưu trí 401(k), chiến lược ấy không thay đổi trong nhiều năm.
Đến năm 2014, sau khi đánh giá lại tình hình tài chính cá nhân và đã có kinh nghiệm đầu tư hơn, tôi tăng số tiền lên 300 USD và con suối vẫn sẽ tăng lên theo thời gian”.
4. Thiết lập chuyển khoản tự động
Shaquana Watson-Harkness bắt đầu lập ngân sách để thúc đẩy nhanh quá trình trả nợ. Hàng tháng cô luôn phân bổ tiền vào các tài khoản tiết kiệm, quỹ khẩn cấp và tài khoản hưu trí.
“Mỗi tháng mục tiêu của tôi là tiết kiệm ít nhất 800 USD cho quỹ hưu trí. Để thực hiện nó đều đặn và có kỷ luật, tôi đã thiết lập chuyển khoản tự động hàng tháng”, cô nói.
Ngoài ra cô cũng đặt mục tiêu trả nợ ít nhất 1.000 USD mỗi tháng. Vừa trả nợ vừa đầu tư vào quỹ hưu trí là một điều không mấy dễ dàng. Ban đầu cô giảm số tiền chuyển vào quỹ hưu trí và ưu tiên việc trả nợ. Theo thời gian, cô đã học được cách thiết lập ngân sách khôn ngoan và điều chỉnh các chi phí khác, từ đó thực hiện song song việc trả nợ và tiết kiệm nghỉ hưu.
5. Đầu tư nhất quán và dài hạn
Ảnh minh họa
“Khi đại dịch xảy ra vào tháng 3/2020, tôi đã cố gắng duy trì sự tỉnh táo để không hoảng sợ về các khoản đầu tư của mình. Tôi vẫn tiếp tục đầu tư đều đặn 50 USD mỗi tháng vào quỹ hưu trí. Dựa trên kinh nghiệm về cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, tôi biết rằng mặc dù nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn đầy biến động nhưng thị trường chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư tốt và nó sẽ phục hồi sớm”, Shaquana Watson-Harkness chia sẻ.
Lúc này cô đã đầu tư vào tài khoản hưu trí được vài năm, cô cảm thấy mình không cần thiết phải dừng thói quen đều đặn ấy lại. ” Bạn phải duy trì tâm lý mình đang đầu tư dài hạn, từ đó mới có thể vững tâm vượt qua sự biến động của thị trường” , chuyên gia tài chính này cho hay.
6. Luôn cập nhật thông tin và những kiến thức mới
Sau cuộc gặp đầu tiên với cố vấn tài chính, Shaquana Watson-Harkness có một mong muốn là được học hỏi càng nhiều càng tốt. Cô đã gặp họ thêm vài lần nữa để tìm hiểu về cách đầu tư.
Cô bắt đầu theo dõi các nguồn tin tức tài chính để xem có những sự thay đổi nào trên thị trường chứng khoán. Đồng thời cô còn theo dõi nhiều chuyên gia tài chính cá nhân khác, dành sự ngưỡng mộ cho các câu chuyện của họ. Những lời khuyên của họ dành cho đối tượng nhà đầu tư nữ thực sự đã truyền cảm hứng cho cô. Sự hiểu biết về thị trường và các kiến thức đầu tư dần giúp cô tự tin hơn trong các quyết định tài chính.
Hiện nay, với tư cách là một chuyên gia tài chính, Shaquana Watson-Harkness sử dụng kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng danh mục đầu tư lên đến 6 con số để giúp khách hàng tự tin hơn về quyết định đầu tư của họ. Cô luôn nói với khách hàng của mình rằng, ngày hôm nay họ đứng ở đâu không quan trọng, vấn đề là họ có niềm tin tạo dựng được khối tài sản đáng kể hay không.
Chỉ bằng cách thực hiện từng bước nhỏ và đầu tư nhất quán hàng tháng, bạn đã có thể phát triển thói quen tiết kiệm và đầu tư, từ đó tạo ra sự giàu có cho bản thân và gia đình.
Nếu bạn đang sở hữu 8 cách quản lý tiền bạc này thì việc trở nên giàu có là điều không khó
Qua nhiều năm kinh nghiệm làm nghề, Stacy Johnson đã tổng kết 8 quy tắc cơ bản để trở thành một triệu phú.
Chuyên gia tài chính Stacy Johnson, người sáng lập của MoneyTalksNews.com, đã từng là cố vấn tài chính trong 40 năm và bản thân ông cũng là một triệu phú.
Qua nhiều năm kinh nghiệm làm nghề, Stacy Johnson đã tổng kết 8 quy tắc cơ bản để trở thành một triệu phú đô la Mỹ. Nếu bạn đã và đang làm theo 8 quy tắc dưới đây, trở nên giàu có là một điều khá dễ dàng đối với bạn!
1. Không bao giờ tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được
Stacy Johnson kể rằng khi 10 tuổi ông cảm thấy mình có quá ít tiền tiêu vặt nên đã đi làm công việc cắt cỏ thuê để kiếm thêm tiền. Ngay khi nhận được 50 đô la Mỹ tiền thù lao, mẹ ông đã chở ngay con trai tới ngân hàng và mở cho ông sổ tiết kiệm đầu tiên trong đời.
Ảnh minh họa
50 năm qua ông vẫn giữ vững nguyên tắc hạch toán chi tiêu rõ ràng và luôn tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được. Theo đó, trừ vài khoản chi phí có thể phát sinh bất ngờ, số tiền bạn tiêu hàng tháng luôn phải ít hơn số tiền bạn kiếm được.
2. Tránh nợ nần như tránh virus gây bệnh
Nhiều người coi nợ tiền là một điều bình thường trong cuộc sống, Stacy cho rằng nợ nần chỉ khiến bạn nghèo đi vì phải trả lãi.
Bạn chỉ nên vay tiền khi hoàn cảnh bần cùng không còn cách nào khác hoặc chắc chắn rằng số tiền vay về sẽ sinh lời. Làm được như vậy nghĩa là bạn rất tỉnh táo đấy!
3. Mua vào khi mọi người còn lăn tăn và bán ra khi mọi người nghĩ rằng họ không thể lỗ được
Bạn sẽ trở nên giàu có khi dám đầu tư lúc người khác còn e ngại. Thời điểm thị trường ảm đạm, hầu hết mọi người sẽ sợ hãi không dám bỏ vốn nhưng đó lại là thời điểm cho nhiều người có thể làm giàu.
Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett cũng từng có lời khuyên: "Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi". Nếu bạn đã và đang thực hiện theo phương châm ấy, chứng tỏ bạn rất khôn ngoan và nhanh nhạy, sự giàu có sẽ sớm đến với bạn thôi!
4. Không chi tiêu phù phiếm
Có một thực tế là những người siêu giàu thường trông không giàu chút nào. Họ đi những chiếc xe tầm trung, mặc những bộ trang phục và trải nghiệm các dịch vụ có giá cả bình thường.
Tiêu tiền vào những thứ như xe hơi, quần áo, kỳ nghỉ và nhà cửa sẽ giúp bạn trông giàu có ở thời điểm hiện tại, thế nhưng lại ngăn cản bạn thực sự giàu có về sau này.
5. Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai nhưng hãy đầu tư như thể bạn có thể sống mãi mãi
Mỗi ngày bạn hãy sống hết mình, tận dụng từng giây phút trôi qua không bỏ lỡ để làm việc và nỗ lực đạt được mục tiêu đặt ra.
Thế nhưng trong đầu tư, lợi ích từ đầu tư phải đảm bảo cho bạn một cuộc sống thoải mái về lâu về dài.
6. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Ảnh minh họa
Rủi ro là một phần của cuộc sống, không chỉ riêng trong đầu tư tài chính. Cho dù bạn đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản hay kinh doanh riêng thì đều có nguy cơ gặp rủi ro và giá trị tài sản bị thu hẹp.
Tuy nhiên phải chịu đựng được rủi ro thì mới có khả năng thu về lợi nhuận, nếu muốn không có rủi ro trừ phi bạn không đầu tư.
Để giảm thiểu rủi ro, hãy nhớ tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư, đa dạng hóa đầu tư và học hỏi từ những sai lầm của chính bạn lẫn của người khác.
7. Không giao tiền của bạn vào tay người khác
Khi bạn cần được điều trị y tế, chẳng còn cách nào khác là phải nghe lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn. Riêng vấn đề tiền bạc, đừng răm rắp nghe theo lời khuyên của người khác, cho dù họ thông minh và tài giỏi đến đâu. Làm như vậy chẳng khác gì bạn đang giao tiền của mình vào tay họ cả.
Hãy đầu tư dựa trên những kiến thức bản thân tìm hiểu, chắt lọc được và căn cứ vào nhận định, phán đoán của chính bạn.
Trường hợp bạn hoàn toàn không muốn phải chịu trách nhiệm gì về tài sản của mình thì hãy gửi chúng vào ngân hàng, ít nhất sẽ không bị thua lỗ hoặc mất sạch.
8. Xem ít tin tức hơn nhiều khi lại là điều tốt
Khoảng 15 năm trước, Stacy đã mua 2.000 đô la Mỹ cổ phiếu của Apple. Cách đây vài năm ông đã bán một nửa, năm ngoái bán thêm một chút, hiện số cổ phiếu còn lại của ông trị giá khoảng 500.000 đô la Mỹ. Stacy nói nếu ông thường xuyên theo dõi tin tức thì có lẽ ông đã bán chúng từ lâu và không có được món lời lớn hiện tại.
Stacy chia sẻ kinh nghiệm của bản thân đó là mua những cổ phiếu chất lượng và nắm giữ chúng trong thời gian dài. Bạn đừng chỉ vì chút thông tin bất lợi mà bán đi khi chúng vừa giảm giá, làm như vậy sự giàu có sẽ ngày càng cách xa bạn.
6 sai lầm "chí mạng" khiến tiền của bạn không cánh mà bay: Số 1 quyết định thành bại trong tài chính mà nhiều người xem nhẹ để rồi hối hận muộn màng Sai lầm là một phần của cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi sai lầm một cách tuyệt đối. Những sai lầm về tài chính có xu hướng bọt tuyết và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Sự hiểu biết về tài chính có tương quan với thành công trong sự nghiệp. Nếu bạn không biết mình đang làm gì...