Người phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt sau khi đi công viên nước
Sau khi một đợt sóng tại hồ tạo sóng xô ngã, cánh tay phải của cô đã bị trầy xước và đó cũng là lúc các sinh vật ăn thịt xâm nhập vào cơ thể của cô.
Theo thông tin từ Dailymail, một người phụ nữ ở Nam Carolina bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt tại tại một hồ bơi ở công viên nước địa phương. Beverly Lanham – người phụ nữ ở Nam Carolina đã đến công viên nước Wild Water & Wheels vào hồi tháng 6/2017 sau khi một đợt sóng tại hồ tạo sóng xô ngã, cánh tay phải của cô đã bị trầy xước và đó cũng là lúc các vi khuẩn ăn thịt xâm nhập vào cơ thể của cô, theo thông tin từ Myrtle Beach Sun News.
Beverly Lanham đã đến thăm công viên nước Wild Water & Wheels vào tháng 6/2017. Ảnh, trái và phải: Lanham cho thấy cánh tay phải bị nhiễm bệnh của cô.
Lanham được chẩn đoán bị viêm cân mạc hoại tử – một bệnh nhiễm trùng phá hủy mô dưới da rất hiếm gặp và đang phải đối mặt với hoá đơn 1 triệu USD sau nhiều lần phẫu thuật và thăm khám của bác sĩ để giữ lại mạng sống.
Hiện tại người phụ nữ này đã đâm đơn kiện công viên nước Wild Water & Wheels về vấn đề duy trì nước sạch và kiểm tra chất lượng nước không an toàn. Trong khi đó, chủ Wild Water & Wheel, ông Mark Lazarus tuyên bố, công viên nước của ông đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của Sở Y tế và Kiểm soát Môi trường tiểu bang Nam Carolina.
Người phụ nữ này được chẩn đoán bị viêm cân mạc hoại tử, một loại vi khuẩn ăn thịt phá hủy mô dưới da. Ảnh: Công viên nước Wild Water & Wheels.
Video đang HOT
Theo hãng luật Anastopoulo, Beverly Lanham không đến bất cứ công viên nào hay ra biển chơi trong thời gian từ lúc Wild Water & Wheels đến khi được chuẩn đoán bệnh. “Chúng tôi hy vọng có thể chờ cho đến khi Beverly được chữa bệnh xong mới đệ đơn kiện để trình được những thiệt hại, nhưng rõ ràng bà sẽ phải trải qua điều trị và phần đời còn lại sẽ bị biến dạng”, văn phòng luật cho hay.
Theo thông tin từ vụ kiện, Lanham đã phải chịu “sự biến dạng vĩnh viễn” và vẫn phải đối mặt với nỗi đau nghiêm trọng.
“Wild Water & Wheels đã hoạt động được 29 năm và giữ tiêu chuẩn cao về chất lượng nước” ông Mark Lazarus nói. Nhưng theo truyền thông địa , công viên nước này từng bị các viên chức an toàn sức khoẻ môi trường bày tỏ quan ngại vào năm 2015.
Trong vụ kiện, Lanham cáo buộc rằng cô đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, phải đối mặt với nỗi đau liên tục và phải đối mặt với hóa đơn y tế 1 triệu USD. Ảnh: Lanham cho thấy cánh tay phải bị nhiễm bệnh của cô.
Các luật sư cũng cho biết, mục đích của vụ kiện là nhằm bảo đảm không có ai sẽ bị giống như thân chủ của họ.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng nhiễm trùng của Beverly Lanham vẫn chưa được xác định rõ, nhưng căn bệnh hiếm gặp này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt nhỏ hoặc những vết cạo trên da.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 700 đến 1.200 trường hợp nhiễm viêm cân mạc hoại tử tại Mỹ mỗi năm, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 25-30%.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm một vùng da đỏ hoặc sưng và đau dữ dội. Các triệu chứng sau này có thể bao gồm chóng mặt, buồn nôn, phồng rộp và thay đổi màu da.
Nhằm căn chặn nhiễm khuẩn, CDC đề nghị chăm sóc vết thương cẩn thận và đi gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Dùng xà bông và nước chùi rửa tất cả vết thương, vết cắt hay chầy xước trên da.
- Lau khô vết thương, dùng băng y tế cho đến khi vết thương lành.
- Khám bác sĩ ngay lập tức nếu vết thương, vết cắt sâu.
- Dùng xà bông và nước rửa tay thường xuyên, hay dùng chất làm sạch tay có chứa cồn.
- Bệnh nhân có vết thương chưa lành hoặc bị nhiễm trùng da, nên tránh ngâm mình trong bồn nước nóng, bể bơi, sông hồ và biển.
Nguồn: Dailymail, myrtlebeachonline/Helino
Nhật Bản nối lại hoạt động của máy bay chiến đấu F-35
Bộ Phòng vệ Nhật Bản dự kiến dừng tìm kiếm máy bay chiến đấu F-35 rơi hồi tháng 4/2019 và chuẩn bị nối lại hoạt động của dòng máy bay này.
Máy bay mất tích trên do Mỹ sản xuất, đã rơi xuống vùng biển ngoài khơi tỉnh Aomori vào đầu tháng 4/2019. Tính tới nay, chỉ có một số mảnh vỡ động cơ và cánh chính được phát hiện. Phi công hiện vẫn đang mất tích.
Nhật Bản nối lại hoạt động của máy bay chiến đấu F-35. Ảnh: Reuters.
Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ vụ việc này, và giới chức Bộ Phòng vệ dự kiến kết thúc chiến dịch qui mô lớn tìm kiếm hộp đen máy bay và các bộ phận quan trọng khác có thể giúp làm rõ nguyên nhân tai nạn. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục hoạt động tìm kiếm ở quy mô nhỏ hơn, bởi máy bay này có công nghệ tối mật.
Dựa trên phân tích dữ liệu liên lạc của các máy bay chiến đấu F-35 khác cùng bay khi đó và dữ liệu radar ở căn cứ, giới chức bộ nghi ngờ rằng phi công mất thăng bằng khi điều khiển máy bay.
Bộ Phòng vệ dự kiến có biện pháp ngăn vụ việc tương tự tái diễn, ví dụ như tăng cường huấn luyện phi công trên mặt đất, và đảm bảo an toàn của hạm đội còn lại gồm 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, trước khi nối lại hoạt động bay.
Đây là vụ tai nạn thứ 2 liên quan đến mẫu máy bay F-35. Hồi tháng 9/2018, một chiếc F-35B của Hải quân Mỹ đã bị rơi ở Beaufort, Nam Carolina. Một tháng sau đó các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết lỗi ở ống nhiên liệu có thể là nguyên nhân gây tai nạn, đồng thời khẳng định tất cả máy bay F-35 do Mỹ và các đồng minh đang vận hành đều tạm dừng để chờ điều tra làm rõ.
Theo nhà sản xuất mẫu máy bay này - Lockheed Martin Corp, Nhật Bản là một trong 14 nước thuộc chương trình F-35. Hồi tháng 12/2018, Nhật Bản tuyên bố nước này sẽ mua 147 máy bay F-35. Thương vụ này đã khiến Nhật Bản trở thành khách hàng lớn nhất của loại máy bay này, cùng với quân đội Mỹ.
Theo Bùi Hùng/VOV
Chú ngựa ngã gục vì phải kéo xe chở khách du lịch trong thời tiết nắng nóng Đoạn video đau lòng được quay ở thành phố Charleston, Nam Carolina cho thấy cảnh một chú ngựa ngã gục xuống đất khi phải kéo chiếc xe ngựa chở đầy khách du lịch trong thời tiết nắng nóng. Clip được một nhà bảo vệ quyền động vật đăng tải vào ngày 22/ 6 cho thấy một số người đã cố gắng cởi trói...