Người nước ngoài học tập tại Việt Nam phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam
Đây là một trong những quy định trong Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có hiệu lực từ ngày 08/02/2019.
Quy chế này quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, bao gồm: điều kiện tiếp nhận, đào tạo và quản lý lưu học sinh; quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh.
Quy chế này áp dụng đối với người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp sư phạm; sinh viên cao đẳng sư phạm, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh (gọi chung là lưu học sinh) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư cũng quy định điều kiện tiếp nhận, đào tạo và quản lý lưu học sinh: Điều kiện về học vấn, chuyên môn; Điều kiện về sức khỏe và tuổi; Điều kiện về ngôn ngữ; Các môn học không bắt buộc đối với lưu học sinh; Thời gian học tập và những thay đổi trong quá trình học tập; Kinh phí đào tạo; Cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh và chế độ báo cáo.
Ảnh minh họa: Thời báo Tài chính
Trong đó, điều kiện về học vấn, chuyên môn: Lưu học sinh vào học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tiếp nhận theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Lưu học sinh vào học chương trình trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước gửi lưu học sinh là thành viên đối với ừng cấp học và trình độ đào tạo.
Lưu học sinh vào học các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo đã ký kết.
Lưu học sinh vào thực tập chuyên ngành phải đáp ứng các điều kiện về học vấn và chuyên môn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập sinh.
Video đang HOT
Lưu học sinh vào học các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, thể dục thể thao) ngoài những điều kiện quy định tại Quy chế này còn phải đạt các yêu cầu của các kỳ thi hoặc kiểm tra về năng khiếu theo quy định của cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo.
Lưu học sinh phải học bổ sung kiến thức chuyên ngành để đạt yêu cầu được vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (nếu cần) do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo tổ chức thực hiện cho lưu học sinh trong thời gian tối đa là 01 năm học sau khi lưu học sinh đã đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt.
Đặc biệt, về kinh phí đào tạo: Đối với lưu học sinh Hiệp định: Tiêu chuẩn, chế độ, kinh phí đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lưu học sinh phải kéo dài thời gian học tập để hoàn thành chương trình đào tạo vì lý do chuyển ngành học, thay đổi cơ sở giáo dục, do cá nhân lưu học sinh học tập không đạt yêu cầu nên không đảm bảo tiến độ học tập theo quy định thì trong thời gian kéo dài không được hưởng các tiêu chuẩn, chế độ đang hưởng. Toàn bộ chi phí phát sinh từ việc kéo dài thời gian học tập do phía gửi đào tạo và lưu học sinh tự chi trả, ngoại trừ đối tượng đã được quy định cụ thể trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lưu học sinh tạm dừng học thì trong thời gian tạm dừng học không được hưởng các tiêu chuẩn, chế độ đang hưởng. Sau thời gian tạm dừng học nếu lưu học sinh đủ điều kiện được cơ sở giáo dục tiếp nhận vào học tiếp thì tiếp tục được hưởng các tiêu chuẩn, chế độ theo quy định. Tổng thời gian được cấp kinh phí không được vượt quá tổng thời gian học tập đã ghi trong Quyết định ban đầu.
Đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định: Kinh phí đào tạo thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo ký kết giữa tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng với cơ sở giáo dục hoặc cá nhân lưu học sinh với cơ sở giáo dục. Lưu học sinh chịu mọi chi phí phát sinh khác trong quá trình học tập tại Việt Nam.
Theo toquoc
Phương pháp học Văn sáng tạo của học sinh trường quốc tế Gateway
Việc học Văn tại Gateway theo hướng giáo dục hiện đại, học sinh tự làm và tự biểu đạt cảm xúc.
Đó là chia sẻ của thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải - Hiệu phó phụ trách chương trình Văn - Tiếng Việt của nhà trường chia sẻ tại tọa đàm "Học Văn thời 4.0" tổ chức vào ngày 27/12/ 2018.
Buổi tọa đàm còn có sự tham gia của Nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ Văn học Nguyễn Ngọc Minh, Nghệ sĩ thị giác Phạm Diệu Hương. Trong không gian đối thoại cởi mở, thẳng thắn, các diễn giả cùng khách mời đã cùng nhau nhìn nhận lại những giá trị của môn Văn cũng như phương pháp học Văn trong thời đại 4.0.
Các diễn giả, khách mời tại buổi tọa đàm.
Vai trò của môn Văn trong kỷ nguyên công nghệ
Mở đầu tọa đàm, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải đặt ra câu hỏi: "Mục đích của việc học Văn là gì? Vì sao từ xưa đến nay, Văn vẫn luôn giữ vai trò là một trong những môn học chính ở nhà trường phổ thông?".
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng ngày xưa, dưới ảnh hưởng của Nho giáo, học Văn là học đạo lý làm người - "văn dĩ tải đạo", còn ngày nay là để học một cách nhìn đời, nhìn cuộc sống. Cách nhìn này rất khác với cách nhìn chính xác mà môn Toán đem lại, bởi đó là cách nhìn cảm xúc. Văn, với nghĩa rộng nhất là văn nghệ, nghệ thuật, cung cấp cho chúng ta một lăng kính để nhìn vào cuộc đời. Văn theo nghĩa hẹp là văn chương, cũng như thế. Nó chưa bao giờ chỉ là chuyện câu từ, con chữ.
Cùng quan điểm, Nghệ sĩ thị giác Phạm Diệu Hương cho rằng Văn học khơi gợi sự rung động bên trong mỗi con người. Trong thời đại công nghệ, những rung động ấy càng đáng được trân trọng. Chỉ khi có sự rung động, ta mới có thể cảm nhận và chiêm nghiệm về các vấn đề trong cuộc sống, nhờ thế mà có cơ hội khai phá chính bản thân mình, tìm thấy được điều gì đó sâu thẳm bên trong mỗi con người. Không chỉ vậy, học Văn còn là để học cách nói ra được những cảm xúc, suy nghĩ của chính mình.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh cũng cho rằng, học Văn là để hiểu biết về cuộc đời, về chính mình và để biết biểu đạt những rung động bên trong bằng lời. Cô nhìn nhận: "Văn chương là câu chuyện về con người, về những sinh mệnh cá nhân với những trải nghiệm hết sức cá nhân. Học Văn, học sinh được rèn luyện khả năng đồng cảm, thấu cảm trước những số phận khác nhau, vì thế mà hiểu hơn về chính mình".
Nhà giáo Phạm Toàn - Cố vấn giáo dục trường quốc tế Gateway cũng khẳng định học Văn thời 4.0 là để "học sự biết rung động". Qua việc tổ chức học Văn, nhà trường có thể tổ chức đời sống tình cảm của trẻ và từ đó giúp trẻ sống hạnh phúc.
Tổng kết lại các ý kiến chia sẻ tại tọa đàm, Thạc sĩ Thanh Hải, cũng như rất nhiều giáo viên và phụ huynh có mặt ở đó, đã tìm được câu trả lời cho mình về mục đích của việc học Văn. Đó là để có một đời sống tình cảm phong phú, năng lực biểu đạt những cảm xúc, rung động của bản thân. Nhưng vấn đề đặt ra: để đạt được mục đích đó, việc học Văn của học sinh trong nhà trường cần phải được tổ chức như thế nào?
Phương pháp giúp học sinh sáng tạo trong cảm thụ văn học
Đề cập đến vấn đề phương pháp dạy văn, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: "Trước đây, một số người học Văn tiếp nhận các tác phẩm văn chương một cách thụ động, bắt buộc". Giáo viên giảng giải, truyền đạt lại cách hiểu của mình cho học sinh, các em sẽ chép lại những lời đó. Thế nhưng, một bài toán còn có thể có nhiều lời giải khác nhau, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ càng có nhiều cách tiếp nhận.
Theo ông, học sinh là những chủ thể có quyền sáng tạo ra cách tiếp nhận riêng của mình. Cần phải "chống lại sự noi gương" vì học Văn là học tình cảm, cảm xúc và học cách diễn đạt tình cảm của mình qua khả năng ngôn ngữ.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đưa ra cái nhìn về văn học xưa và nay.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục văn học trong nhà trường, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng thừa nhận cách dạy trên vẫn còn tồn tại trong một số trường. Từ thực tế đó, việc đánh giá năng lực văn của học sinh chủ yếu là dựa vào thang điểm đo khả năng ghi nhớ, học thuộc và khả năng biểu đạt bằng lời. Vì thế có sự chênh lệch lớn giữa điểm số và năng lực thực sự. Cũng theo tiến sĩ Ngọc Minh, năng lực Văn của học sinh cần phải được đánh giá ở năng lực thẩm mĩ, tức là khả năng cảm nhận, đánh giá cái đẹp.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải - Phụ trách chương trình Văn - Tiếng Việt tại Gateway cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức ngành giáo dục phải thay đổi cách dạy học cho phù hợp. Nhà trường phải là người đồng hành, dẫn dắt mỗi học sinh trên hành trình khám phá và phát triển tiềm năng của riêng mình, từ đó làm chủ được tương lai của bản thân thay vì chỉ trở thành những hình mẫu đã được định sẵn.
Phương pháp học văn hiệu quả trong thời đại 4.0 là phải tạo dựng một môi trường học tập sáng tạo, tự do, để học sinh trung thực với cảm xúc của chính mình và tôn trọng sự khác biệt của các em. Mỗi em học sinh đều có những năng lực cảm thụ riêng. Nhà trường đóng vai trò là người đồng hành trong hành trình khai phá tiềm năng, khơi dậy những năng lực tiềm ẩn bên trong để các bạn phát huy tối đa khả năng của mình.
Theo thạc sĩ Thanh Hải, phương pháp dạy Văn tại Gateway đi theo con đường giáo dục hiện đại, tổ chức cho học sinh tự học, tự làm, tự cảm nhận và biểu đạt thay vì nghe giảng, ghi chép cảm thụ của người lớn. Đối với môn Văn, học sinh được tổ chức "đi lại con đường người nghệ sĩ đã đi", làm lại những thao tác chắt lọc mà người nghệ sĩ đã làm. Khi tiếp cận một tác phẩm nghệ thuật, các em được sống lại với tâm trạng của nghệ sĩ khi sáng tạo, từ đó tự mình cảm nhận, suy nghĩ thay vì nghe giảng và nhại lại cảm thụ của người lớn.
Con đường học Văn của học sinh Gateway vì thế đi từ gốc là lòng đồng cảm. Ngay từ lớp một, các em được học cách tạo lòng đồng cảm qua trò chơi đóng vai. Ở lớp 2, lớp 3 và lớp 4 các em được làm lại các thao tác nghệ thuật của người nghệ sĩ khi làm ra tác phẩm để tự tạo ra được hình tượng nghệ thuật với đầy đủ ý tứ trong một bố cục cụ thể của thể loại. Lên lớp 5, các em dùng tấm lòng đồng cảm và các thao tác nghệ thuật đó để tiếp cận với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau.
Ở bậc trung học cơ sở, với phương pháp học Văn đã được trang bị từ tiểu học, học sinh tập tự học, khám phá cảm hứng sáng tạo, tìm cách giải mã tác phẩm nghệ thuật và tập nghiên cứu. Phương pháp này giúp tổ chức cho trẻ em một đời sống tâm hồn phong phú đồng thời rèn luyện khả năng biểu đạt những cảm xúc rung động của bản thân theo phương thức nghệ thuật Văn.
Cũng tại tọa đàm, Nhà giáo Phạm Toàn đã chia sẻ triết lý giáo dục của nhà trường: "Chúng ta không thể dạy trẻ em trưởng thành mà chỉ có thể tổ chức trẻ em trưởng thành thông qua việc tổ chức việc học. Từ đó để các em biết cách tự học, tự tổ chức cuộc sống trí tuệ, cuộc sống tình cảm của mình". Vì vậy, theo nhà giáo Phạm Toàn, vấn đề đặt ra là cách học như thế nào chứ không phải là dạy học như thế nào. Nhà trường xác định học văn thời 4.0 chính là học sự biết rung động. Nếu làm tốt việc tổ chức lại cảm xúc cho trẻ qua văn chương thì thế hệ trẻ của sẽ luôn hạnh phúc.
Theo VNE
Phụ huynh "cuồng" con qua điểm số Xem điểm số của con là niềm tự hào của mình, là câu chuyện để khoe với mọi người; con bị điểm thấp như là nỗi nhục.. Theo đó, có không ít đứa trẻ chỉ được bố mẹ "cuồng" qua điểm số. Cậu học trò lớp 10 một ngôi trường nổi tiếng TPHCM từ hôm biết điểm thi học kỳ thì bỏ hết...