Người Nhật khác biệt đến mức nào?

Theo dõi VGT trên

Henry Kissinger từng nói: “ Người Nhật tin rằng xã hội của họ khác biệt tới mức họ có thể thích nghi với mọi thứ trong khi vẫn bảo tồn được gốc gác dân tộc của mình”.

Kỳ 1: Nhật Bản và quá trình ‘cắt đứt’ đau đớn với TQ

LTS: Trong bài viết dưới đây thể hiện quan điểm của tác giả David Pilling về những khía cạnh phức tạp trong quá trình trở nên khác biệt của đất nước Nhật Bản.

Từ thập niên 1880, sau khi chế độ Mạc phủ của Nhật Bản bị lật đổ và nhà nước hiện đại trong danh nghĩa Thiên hoàng được hình thành, sách sử nước này được viết lại. Theo đó, lịch sử Nhật Bản không phải bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, mà từ sự hình thành đầy huyền thoại của nước Nhật, kéo dài liên tục từ thời kỳ của nữ thần mặt trời Amatarasu cho tới ngày nay.

Còn Thần đạo một hệ thống các tín ngưỡng dân gian mang màu sắc duy linh của Nhật – được phát triển thành một quốc giáo với Thiên hoàng ở vị trí trung tâm (Thiên hoàng được coi là con cháu thần linh). Nói cách khác, phần lớn những giá trị độc đáo của Nhật Bản đều là sản phẩm của tuyên truyền, tức những hoạt động chính trị nhằm xây dựng và củng cố hình ảnh một nền văn hóa Nhật Bản độc lập trước Trung Quốc. Sứ mệnh “khai sáng” của Nhật được phát triển lên thành một lý tưởng đáng vì nó mà hy sinh.

Nhiều năm sau, năm 1971, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói với Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Chu Ân Lai rằng chính cái quan điểm “mục hạ vô nhân” của Nhật sẽ khiến họ có thể tạo ra những thay đổi nhanh chóng. Ông nói: “Người Nhật tin rằng xã hội của họ khác biệt tới mức họ có thể thích nghi với mọi thứ trong khi vẫn bảo tồn được gốc gác dân tộc của mình. Do đó, người Nhật có thể tạo ra những thay đổi đột phá. Họ đã chuyển từ xã hội phong kiến sang nền văn hóa tôn thờ Thiên hoàng chỉ trong vòng 2 – 3 năm, và họ đã đi từ tôn giáo thờ Thiên hoàng sang chế độ dân chủ chỉ sau 3 tháng.”

Một số nhà quan sát ngoại quốc cũng nhiệt tình không kém người bản địa trong việc quảng bá sự độc đáo giả tưởng của Nhật Bản. Dĩ nhiên, dân tộc nào cũng độc đáo, nhưng ở Nhật Bản, sự thật hiển nhiên này lại trở thành một điều được tôn sùng thái quá. Người Nhật đã phát triển hình thức viết bắt chước triết học gọi là Nihonjinron(hay còn gọi là “các bài luận bàn về bản chất của người Nhật”)đây là hình thức được khai sinh từ thời Mạc phủ nhưng chỉ thịnh hành từ sau Thế chiến thứ hai.

Người Nhật khác biệt đến mức nào? - Hình 1

Trên đường phố tại Tokyo. Ảnh: Chi Dứa

Các bài luận này được viết bằng cả tiếng Nhật và ngoại ngữ, và tất cả đều nhằm lý giải điều gì đã khiến người Nhật trở nên độc đáo, và họ khác biệt như thế nào so với người ngoại quốc – vốn bị coi là “cùng một giuộc như nhau”. Những sự tìm hiểu đó thường đều thiên về miêu tả người Nhật là những nông dân trồng lúa, quen với đời sống tĩnh tại và sống tập thể, nên họ vận dụng nhiều đến trực giác và con tim hơn là lý trí lạnh lùng của phương Tây. Khác với những bộ lạc săn b.ắn phương Tây, người Nhật được coi là có sự nhạy cảm đặc biệt đối với tự nhiên, có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ qua hình thức thần giao cách cảm, và có một cảm nhận tinh tế về nghệ thuật.

Video đang HOT

Năm 1946, nhà nhân loại học người Mỹ Ruth Benedict, bằng việc xuất bản Hoa cúc và Thanh gươm, cuốn sách viết về nghiên cứu kinh điển của bà về văn hóa Nhật Bản, đã củng cố thêm cho quan điểm nhìn nhận Nhật Bản là một dân tộc tách biệt. Bà mô tả đây là một xã hội được mã hóa cao độ, hoạt động theo các thông tục mà người ngoài không thể hiểu được.

Công trình của bà đã trở thành viên gạch lát đường cho rất nhiều bài luận Nihonjinronsau đó của các tác giả Nhật Bản. Những sự kiện này còn được củng cố thêm nữa bởi thành tựu kinh tế của Nhật Bản thời hậu chiến, mà nhờ đó cả người Nhật và người nước ngoài đều bắt đầu cho rằng công đầu là do cấu trúc tổ chức và xã hội được coi là độc đáo của Nhật Bản.

Người Nhật ngày nay vẫn có quan điểm cho rằng dân tộc mình là một dân tộc cô lập và khác biệt – và thường thì quan điểm này mạng lại cho họ hại nhiều hơn lợi. Chẳng hạn, nó làm trì trệ ngành công nghiệp điện tử của Nhật: các nhà sản xuất Nhật Bản thường cho ra đời những sản phẩm phù hợp một cách hoàn hảo với khách hàng nội địa, song sức vươn ra thị trường quốc tế của chúng lại không lớn.

Họ khao khát tìm kiếm cái mà họ coi là vị trí phù hợp với họ trong hệ thống thứ bậc các quốc gia – họ đã dành hàng năm trời để thực hiện chiến dịch vận động lấy một vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhưng, trong các hành động của mình, dù là khi bảo vệ truyền thống săn bắt cá voi vốn bị quốc tế lên án, hay bảo vệ quyền đến thắp hương tại đền Yasukuni, nơi thờ phụng linh hồn của hơn 2 triệu tử sĩ Nhật, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh hạng đặc biệt nghiêm trọng thời Thế chiến thứ hai, thì người Nhật thường cũng khó tìm được sự đồng cảm trên thế giới.

Trong Khuất phục nghịch cảnh, cuốn sách của tôi viết về Nhật Bản, Toshiaki Miura, một nhà bình luận rụt rè và trầm tư trên tờ báo cánh tả Asahi Shimbun, đã tổng kết về sự mâu thuẫn giữa một bên là ý thức về sự cô lập của người Nhật về mặt địa lý, thậm chí cả về mặt tâm lý, với thế giới bên ngoài, và một bên là những nỗ lực bền bỉ tới mệt mỏi trong công cuộc tìm kiếm một chỗ đứng cho mình trên sân khấu toàn cầu. “Tâm lý của chúng ta hết sức cô lập, co cụm, nhưng chúng ta luôn nhìn thấy mình được phản ánh trong tấm gương bên ngoài,” Miura nói về hai khao khát trái ngược nhưng luôn song hành của người Nhật: vừa muốn cô lập, lại vừa muốn được cả thế giới tôn trọng.

“Một trong những bi kịch của cái vị trí của Nhật Bản trong xã hội quốc tế là chúng ta không có hàng xóm nào có cùng quy mô hay cùng mức độ phát triển công nghiệp. Nếu ở châu Âu, Nhật Bản sẽ làm bạn cùng Đức, Ý, và Anh, và chúng ta sẽ có thể học cách cùng tồn tại với những quốc gia ngang ngửa mình,” Miura phân tích.

Nhưng Nhật Bản lại không ở châu Âu. Họ nằm cạnh Trung Quốc, cội nguồn nền văn minh của họ, và từng bị Nhật Bản xâm chiếm khi suy yếu. Giờ đây, họ phải cảnh giác theo dõi Trung Quốc – quốc gia chưa từng tha thứ, cũng chưa từng quên điều gì – ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.

Theo_VietNamNet

Người từng tử thủ trong rừng 30 năm qua đời

Một quân nhân Nhật Bản, từng trốn trong rừng ba thập kỷ và nhất định không tin rằng Thế chiến II đã kết thúc, vừa qua đời ở Tokyo ở t.uổi 91.

Người từng tử thủ trong rừng 30 năm qua đời - Hình 1

Hiroshi Onoda (giữa) rời khỏi rừng sau khi được thuyết phục rằng chiến tranh đã kết thúc. Ảnh: AP

Onoda trở nên nổi tiếng khắp thế giới, là người cuối cùng trong số vài chục quân nhân Nhật Bản quyết tử thủ, nằm rải rác quanh châu Á cuối chiến tranh thế giới thứ II.

Được đào tạo để trở thành một sĩ quan thông tin kiêm huấn luyện chiến thuật du kích, Onoda được điều tới Lubang, Philippines, vào năm 1944 với mệnh lệnh không bao giờ đầu hàng, không bao giờ t.ự s.át và phải quyết kháng cự tới cùng cho đến khi viện binh tới. Ông và ba người lính nữa tuân theo những lời chỉ dẫn đó, rất lâu sau khi Nhật Bản bại trận vào năm 1945.

Sự tồn tại của họ được biết đến rộng rãi vào năm 1950, khi một trong số các quân nhân này rời khỏi rừng và trở về Nhật Bản. Những người còn lại tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự trong rừng, tấn công dân địa phương và thi thoảng còn chạm s.úng với quân đội Philippines.

Tokyo tuyên bố họ đã c.hết sau 9 năm tìm kiếm không thành công. Nhưng vào năm 1972, Onoda và một người lính còn sống khác đã tham gia vào một cuộc chạm s.úng với quân đội Philippines. Đồng đội t.hiệt m.ạng nhưng Onoda trốn thoát.

Sự kiện g.ây s.ốc tại Nhật Bản và gia đình ông đã tìm tới Lubang với hy vọng thuyết phục được ông rằng chiến tranh đã kết thúc, nhưng không thành.

Onoda sau đó giải thích rằng ông không tin, không muốn ngừng chiến đấu vì nghĩ chính quyền ở Nhật Bản chỉ là bù nhìn do Mỹ dựng nên và họ chỉ muốn tìm cách lôi ông ra khỏi rừng. Onoda đã đọc tin tức trên một số tờ báo, nói rằng Nhật Bản đã tổ chức lùng sục trong rừng để tìm ông tại đất Philippines, nhưng cho rằng thông tin chỉ là sản phẩm tuyên truyền.

Việc máy bay Mỹ thường xuyên lượn lờ trên bầu trời Philippines trong những năm diễn ra chiến tranh Việt Nam càng khiến ông tin rằng Thế chiến II chưa kết thúc ở châu Á.

Phải tới tận năm 1974, khi sĩ quan chỉ huy cũ của Onoda tới thăm ông trong rừng và ban lệnh rút lui, cuộc chiến của ông mới thực sự chấm dứt.

Khi được hỏi tại một cuộc họp báo sau khi trở về nước, rằng bản thân đã nghĩ gì trong 30 năm qua, Onoda nói với các phóng viên: "Tôi đang thực hiện mệnh lệnh".

Hòa nhập

Người từng tử thủ trong rừng 30 năm qua đời - Hình 2

Ông Hiroo Onoda sau khi trao lại kiếm quân sự cho Tổng thống Philippines để đầu hàng và rời khỏi khu rừng ở đảo Lubang tháng 3/1974. Ảnh: AP

Nhưng nước Nhật mà Onoda trở lại vào năm 1974 đã thay đổi quá nhiều. Đất nước khi ông rời đi còn đang nằm dưới chính quyền quân sự, tin rằng mình có quyền thống trị khu vực. Song rốt cục sau nhiều năm tiến hành chiến tranh, nền kinh tế nước Nhật lụi bại và người dân lâm vào cảnh đói ăn.

Khi Onoda trở về, Nhật Bản đang ở trong một cuộc bùng nổ kinh tế mạnh và đang chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa phương Tây. Nước này cũng công khai thừa nhận chính sách phát triển hòa bình. Onoda gặp khó khăn trong cuộc sống mới và năm 1975 đã di cư tới Brazil để kinh doanh trang trại.

Năm 1984, khi còn khá nổi tiếng, ông đã thành lập một trại huấn luyện thiếu niên và dạy thanh thiếu niên Nhật Bản kỹ năng sinh tồn mà ông có được trong 30 năm sống ở rừng.

Ông trở lại Lubang vào năm 1996 theo lời mời của chính quyền địa phương, dù có liên quan tới việc g.iết hàng chục người Philippines trong 3 thập kỷ "chiến đấu" ở đây. Ông quyên tặng t.iền cho cộng đồng địa phương và số t.iền được dùng để tạo một quỹ học bổng. Về cuối đời, ông sống an nhàn với sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn, được tôi luyện từ những năm tháng thử thách trong rừng.

Cho tới gần đây, ông Onoda vẫn bận rộn đi phát biểu khắp đất nước Nhật Bản. Năm 2013, ông đã xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia NHK.

"Tôi đã sống qua một kỷ nguyên được gọi là chiến tranh. Những gì người ta kể lại rất khác nhau qua từng thời đại", ông nói với NHK hồi tháng 5 năm ngoái. "Tôi cho rằng chúng ta không nên bị xoay chuyển bởi bầu không khí của thời đại mà cần tự suy ngẫm một cách điềm đạm".

Theo Vietnam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
FAA thừa nhận lơ là giám sát trực tiếp Boeing
09:46:23 14/06/2024
Cháy khu nhà ở của công nhân Kuwait khiến 41 người c.hết
16:57:49 14/06/2024
Tấn công mạng tại Thụy Sĩ trước thềm Hội nghị hòa bình Ukraine
05:58:03 14/06/2024

Tin đang nóng

Vợ Hồng Hải không nhận phúng điếu, liền bị so sánh với vợ Đức Tiến
17:30:13 15/06/2024
Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
"Nữ hoàng ảnh lịch" 57 t.uổi vẫn lẻ bóng, không chồng con, nhưng trẻ đẹp, sống vui tươi
17:53:47 15/06/2024
Bích Trâm: Vợ Linh Tý, nổi tiếng keo kiệt, không cho t.iền mua sắm gì
17:15:15 15/06/2024
Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"
23:51:21 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024

Tin mới nhất

Cường quốc và vũ khí laser

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

22:17:55 15/06/2024
Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Loài cá tí hon chỉ dài 12mm phát ra âm thanh to như tiếng máy bay cất cánh

22:01:09 15/06/2024
Danionella cerebrum, loài cá trong suốt chỉ có kích thước 12mm có thể tạo ra âm thanh lớn 140 dB, tương đương với âm thanh mà một người đứng cách máy bay 100m khi máy bay cất cánh có thể nghe được.

Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng

21:56:26 15/06/2024
Tòa án Tối cao tuyên bố không có chuyên môn trong việc giải quyết tranh chấp về chia sẻ nguồn nước nên đã đề nghị chính quyền Delhi tiếp cận Ủy ban thượng nguồn sông Yamuna (UYRB) để tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Thêm một điểm trừ đối với tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới

21:51:35 15/06/2024
Ai Cập dự kiến sẽ tăng phí đối với các tàu sử dụng dịch vụ điện tử của Kênh đào Suez từ 50 USD hiện nay lên 300 USD từ ngày 1/9 tới.

Tổng thống Kenya kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ hệ thống cho vay toàn cầu

21:49:33 15/06/2024
Nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt với chi phí nợ ngày càng cao và thiếu vốn. Họ cần được phân bổ nguồn lực công bằng hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, ứng phó với thiên tai và các thách thức khác.

Quốc hội Nam Phi bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch

21:42:30 15/06/2024
Trước đó, bà Didiza từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Quốc hội phụ trách sắp xếp nội bộ và Chủ tịch Ủy ban đặc biệt sửa đổi Mục 25 Hiến pháp.

Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin

21:34:35 15/06/2024
Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng đề xuất này không thể chấp nhận được và không khác gì một bản tối hậu thư thì Moskva lại khẳng định đây là đề xuất mang tính xây dựng.

Rong biển và biến đổi khí hậu: Mối liên kết bất ngờ

21:31:43 15/06/2024
Nhóm cho biết: Rong biển đóng vai trò là tác nhân thu giữ carbon hiệu quả của tự nhiên. Giải pháp tự nhiên và bền vững của chúng mang lại tiềm năng cô lập carbon đáng kể, vượt xa các khu rừng trên cạn .

Câu chuyện đình công ở cường quốc về phẫu thuật thẩm mỹ

21:22:40 15/06/2024
Nhiều tổ chức y tế chuyên ngành của Hàn Quốc đã tuyên bố không tham gia cuộc tổng đình công vào ngày 18/6 do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) phát động.

Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia

21:00:44 15/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc cho biết năm 2023, Thủ tướng Albanese cũng đã có chuyến thăm thành công tới Trung Quốc khi quan hệ song phương đã trở lại đúng hướng sau những thăng trầm.

WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây

17:11:20 15/06/2024
Bờ Tây - khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.

Có thể bạn quan tâm

Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai

Lạ vui

01:24:30 16/06/2024
Một số loài vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh hơn con người. Giác quan nhạy bén của chúng được cho là có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết.

BTS liên tục lập kỷ lục dù thành viên vẫn đang làm nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

01:09:15 16/06/2024
Nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc BTS liên tiếp đón tin vui trong khi 6 thành viên của họ vẫn đang đi nghĩa vụ quân sự.

Người đàn ông 58 t.uổi tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng như thanh niên

Làm đẹp

01:07:50 16/06/2024
Nam thần U60 người Singapore đã chia sẻ về chế độ ăn uống hàng ngày và bày tỏ niềm tin rằng những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác và vẻ ngoài của chúng ta.

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Nam MC điển trai rút khỏi showbiz sống lặng lẽ bên vợ doanh nhân hơn t.uổi giờ ra sao?

Sao việt

23:33:32 15/06/2024
Hành trình chuyển mình của Bình Minh từ Siêu mẫu ấn tượng đến ông chủ sân golf là minh chứng cho sự bản lĩnh, dám nghĩ dám làm và không ngừng theo đuổi đam mê của anh.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!