“Người ngoài nhìn vào chắc không biết tôi từng mổ tim đâu”
Đây là chia sẻ của một bệnh nhân sau khi được phẫu thuật tim bằng phương pháp phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn; mang lại tính thẩm mỹ cao, phục hồi nhanh sau mổ.
Ê kíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật tim nội soi – Ảnh: N.P
Bệnh nhân là ông Nguyễn Khoa C. (60 tuổi, ngụ tại TPHCM) được phẫu thuật tim nội soi điều trị hở van tim hai lá tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
“Tôi đi khám sức khỏe tổng quát và được chẩn đoán bị hở van tim hai lá nặng. Bác sĩ bảo cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt nên tôi tìm hiểu, trong đó có hai cách là mổ mở và mổ nội soi. Trường hợp của tôi có thể mổ nội soi nên tôi quyết định gửi niềm tin vào tay nghề của các bác sĩ của bệnh viện. Tính từ ngày mổ đến ngày xuất viện là khoảng 8 ngày. Vì mổ nội soi nên cũng không đau nhiều. Vết thương chỉ nhỏ khoảng 4-5cm và nằm ngay phần nách, người ngoài nhìn vào chắc cũng không biết tôi đã từng mổ tim đâu”, ông C. chia sẻ.
Trước đây, phẫu thuật tim sử dụng phương pháp mổ mở, bác sĩ cần rạch một đường mổ dài từ cổ dọc xuống xương ức, cắt xương ức và mở toàn bộ lồng ngực. Phương pháp mổ mở gây đau, mất máu nhiều, người bệnh cần nằm viện trong thời gian dài và để lại vết sẹo lớn.
Êkíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật tim nội soi cho người bệnh
Video đang HOT
Với sự tiến bộ của y học, một phương pháp mới được thay thế cho việc phẫu thuật tim mở đó là phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn. Phẫu thuật này được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho kết quả tốt, giúp người bệnh phục hồi nhanh, tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp và tính thẩm mỹ cao.
PGS.TS.BS. Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch người lớn – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, bệnh viện bắt đầu triển khai phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn từ năm 2014, là bệnh viện đầu tiên khu vực phía Nam triển khai kỹ thuật này. Đến nay, bệnh viện đã thực hiện hơn 700 trường hợp với tỉ lệ thành công rất cao, lên tới 99%.
Để triển khai tốt kỹ thuật này cần trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong ê-kíp.
“Phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn là một kỹ thuật cao đòi hỏi phải có sự rèn luyện rất nhiều và liên tục. Để có thể tham gia vào quá trình phẫu thuật nội soi và ít xâm lấn của tim mạch, phẫu thuật viên cần tham gia vào các ca mổ liên tục và đảm bảo tần suất tham gia mổ trong mỗi tuần từ 2 – 3 ca. Mỗi ca mổ tim thường kéo dài nhiều giờ, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉnh táo trong quá trình làm việc”. TS BS. Võ Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật Tim mạch người lớn – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ.
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM được vinh danh tại Lễ trao giải Thành tựu y khoa Việt Nam 2020 với thành tựu: Phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn
Sau 6 năm triển khai thực hiện phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn, bệnh viện đã áp dụng phẫu thuật này trong điều trị nhiều bệnh lý về động mạch chủ, u tim, hở van tim và đa van tim. Đây là những bệnh lý rất khó, được cộng đồng y khoa thế giới đánh giá cao và học hỏi.
Hiện nay, phương pháp này đã được Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chuyển giao kỹ thuật thành công tại các bệnh viện khu vực miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và liên kết, hợp tác với nhiều trung tâm tim mạch tại Hoa Kỳ.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, chia sẻ: “Phẫu thuật ít xâm lấn và can thiệp tối thiểu là mũi nhọn của bệnh viện, được ứng dụng điều trị thành công trên nhiều bệnh lý. Riêng với các bệnh lý tim mạch, tỉ lệ phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn đã được bệnh viện nâng lên từ 20% lên đến 50 – 70%, trong đó tỉ lệ phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn đối với bệnh tim van 2 lá, van động mạch chủ đã lên đến 90%. Đây là tỉ lệ tiệm cận với tỉ lệ của nhiều trung tâm lớn trên thế giới”.
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã được vinh danh tại Lễ trao giải Thành tựu y khoa Việt Nam 2020 cho thành tựu phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn. Đây là giải thưởng do Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM và Sở Y tế TPHCM phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp vì sức khỏe cộng đồng của đội ngũ y bác sĩ trên cả nước. Có tổng cộng 16 Thành tựu y khoa ấn tượng năm 2020 đã được vinh danh.
Nhập viện cấp cứu vì tự phá thai bằng thuốc
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh việc tự ý dùng thuốc phá thai có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, mất máu, thai chưa ra hết bị sót lại..., ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Nhập viện cấp cứu vì tự phá thai bằng thuốc
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới tiếp nhận trường hợp L.T.X (31 tuổi) nhập viện do ra máu âm đạo kèm đau bụng.
Theo lời bệnh nhân, khi biết mình có thai khoảng 4 tuần tuổi, ngày 1/2 chị đã tự mua thuốc để phá. Sau đó xuất hiện ra máu âm đạo kéo dài tới 3 tuần. Một ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân ra máu nhiều hơn kèm những cơn đau bụng. Không chịu được, lúc này người phụ nữ mới đến viện cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Long, Phụ trách Khoa Phụ sản cho biết, trong thời gian qua Bệnh viện thường tiếp nhận và cấp cứu cho nhiều trường hợp bị biến chứng nặng do phá thai không an toàn, đa phần do người dân tự ý mua thuốc về sử dụng mà không có tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Có nhiều trường hợp biến chứng gây băng huyết, chảy máu dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sản phụ.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) nhấn mạnh việc tự ý dùng thuốc phá thai có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, mất máu, thai chưa ra hết bị sót lại..., ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Bên cạnh đó, hiện vẫn có nhiều người tin vào những cách phá thai truyền lại từ xa xưa như phá thai bằng đu đủ xanh, rau ngót, rau răm, rau sam, nước dừa trong 3 tháng đầu mang thai...
Trường hợp Minh Thư 19 tuổi ở Hà Nội là một ví dụ. Sau lần đầu làm "chuyện ấy" với bạn trai, cô gái trẻ phát hiện mình có bầu. Tuy nhiên, ngại đi khám, cô gái trẻ làm theo cách lan truyền trên mạng là phá thai bằng đu đủ xanh. Theo đó, trong thành phần của đu đủ xanh có chứa papain, một chất có thể phá hủy màng tế bào phôi thai và chứa nhiều enzym, mủ gây nên sự co thắt tử cung và gây sảy thai.
Ngày nào cô cũng mua đu đủ xanh về ăn, hy vọng thai sẽ tự ra. Không ngờ sau 3 tuần, Thư phải đi cấp cứu vì máu chảy ồ ạt. Nguyên nhân là cô gái trẻ mang thai ngoài tử cung mà không biết, khối thai vỡ khiến máu chảy không cầm được.
Theo bác sĩ Dung, phá thai bằng những mẹo này không có tác dụng, thai có thể bị chết lưu, vỡ thai ngoài tử cung... nguy hiểm đến tính mạng. Điều quan trọng nhất trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào là phải chắc chắn khối thai nằm trong tử cung. Vì thế, bác sĩ khuyên chị em khi có bầu nên đi khám, không được tự ý phá thai tại nhà.
Nguyên nhân xảy ra những tình huống "oái oăm" như thế, theo BS Long, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh là do đa phần các chị em thường có tâm lý ngại vào các cơ sở y tế vì sợ đông, sợ người quen, thủ tục hành chính...
Điều này sẽ để lại những hệ luỵ vô cùng nguy hiểm. Do đó, BS Long khuyến cáo, chị em nên chủ động sử dụng các biện pháp an toàn tránh thai. Trong trường hợp bắt buộc phải đình chỉ thai nghén thì phải lựa chọn các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị với chuyên môn cao có thể cấp cứu kịp thời để tránh được các biến chứng không mong muốn.
Tại Việt Nam, theo thống kê trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400.000 ca phá thai được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.
Theo số liệu ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi năm có khoảng 900 ca trẻ vị thành niên tới bệnh viện để nạo phá thai. Có những em đã phải trở thành bà mẹ "bất đắc dĩ" khi mới 10 tuổi và có những em 15 tuổi đã nạo phá thai 2 lần. Cá biệt, có những trường hợp phát hiện có thai thì đã quá to (trên 7 tháng) mới đến xin phá thai nhưng lúc đấy đã không thể bỏ thai được nữa.
Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TP.HCM năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là vị thành niên. Nhưng đây cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm vì theo ghi nhận, tại các cơ sở công lập và các phòng khám tư có đăng ký nạo phá thai, tỷ lệ các ca nạo phá thai được ghi nhận trong năm 2017 lên đến gần 30.000 ca. Đây là con số rất đáng báo động.
Niềm vui lớn là điều trị, chăm sóc thành công cho trẻ sinh non Niềm vui đối với BSCKII Giang Trần Phương Linh, Trưởng khoa Sơ sinh - Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, là điều trị, chăm sóc thành công cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Đó cũng chính là động lực để chị tiếp tục gắn bó với nghề Y cao quý và cũng lắm gian nan, vất vả. BSCKII Giang Trần...