Người đàn ông tại Mỹ lấy bằng tiến sĩ thứ ba ở tuổi 89
Sau nhiều thập kỷ cống hiến cho ngành y, Manfred Steiner quyết định theo đuổi đam mê từ nhỏ đó là Vật lý. Ông nhận bằng tiến sĩ thứ 3 tại Đại học Brown.
Manfred Steiner đã dành phần lớn thời gian để cống hiến trong ngành y. Nhưng trong suốt khoảng thời gian ấy, ông luôn có đam mê khác đó là nghiên cứu vật lý. Ở tuổi 89, cụ ông người Áo cuối cùng cũng thực hiện được ước mơ của mình với bằng tiến sĩ Vật lý tại Đại học Brown.
“Đây là bằng tiến sĩ thứ 3 của tôi nhưng cũng là tấm bằng mà tôi trân trọng nhất. Cuối cùng, tôi đã làm được”, Steiner chia sẻ với NPR. Ông vừa đón chào sinh nhật lần thứ 90, chỉ ít ngày sau khi nhận bằng tiến sĩ.
Tình yêu với vật lý từ khi còn nhỏ
Manfred Steiner lớn lên tại Vienna, Áo. Ngay từ khi còn nhỏ, Steiner đã đam mê vật lý, song, theo lời khuyên từ cha mẹ, ông quyết định học ngành y để cứu người. Trong suốt thời gian ở Vienna, khao khát chinh phục Vật lý vẫn cháy bỏng.
Vì vậy, ngay cả khi là sinh viên y, Steiner vẫn thường lẻn vào viện vật lý gần đó và đắm chìm trong những cuốn sách chuyên ngành hấp dẫn. Không những vậy, chàng sinh viên y thường hay nghe lỏm các cuộc bàn luận về lượng tử và tò mò tìm kiếm câu trả lời qua những trang sách.
Manfred Steiner lấy bằng tiến sĩ thứ 3 chỉ ít ngày trước khi ông bước sang tuổi 90. Ảnh: Nick Dentamaro/Đại học Brown.
Khi được hỏi điều gì khiến ông say mê vật lý đến như vậy, Steiner không do dự mà trả lời. “Tôi luôn ngạc nhiên tại sao các định luật áp dụng cho khu vực lượng tử vẫn đúng với thiên văn học hay phép đo năm ánh sáng khổng lồ. Độ chính xác của nó khiến tôi bị cuốn hút. Và tất nhiên tôi cũng thích toán học – ngôn ngữ khác của vật lý”, người đàn ông này nói.
Ông tâm sự bản thân rất tự hào vì đã đóng góp sức lực cho ngành y. “Nhưng bạn biết đấy, nó có quá nhiều biến số nên tôi vẫn quyết tâm theo đuổi vật lý để giải mã sự chính xác đến bất ngờ của nó”, Steiner nói thêm.
Video đang HOT
Sự nghiệp bác sĩ thăng hoa tại Mỹ
Steiner lấy bằng tiến sĩ Y khoa tại Đại học Vienna vào năm 1955. Sau đó, ông chuyển tới Washington, Mỹ và tiếp tục theo đuổi chuyên ngành nội khoa. Steiner thực tập về huyết học tại Đại học Tufts dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ William Damashek. Đây là vị chuyên gia được Hiệp hội Huyết học Mỹ mệnh danh là “nhà huyết học lâm sàng uyên bác nhất của thời đại Mỹ lúc bấy giờ”.
Steiner tiếp tục lấy bằng tiến sĩ thứ hai tại Viện Công nghệ Massachusetts, chuyên ngành hóa sinh vào năm 1967. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Brown, đảm nhiệm vị trí Giám đốc khoa Huyết học.
Đại học Brown nổi tiếng về đào tạo y khoa và được đánh giá là trường tốt nhất tiểu bang Rhode Island. Tỷ lệ chọn vào trường rất khắt khe. Sau hơn 250 năm đào tạo, ngôi trường này là nơi học tập của 7 nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel, 8 cử nhân trở thành tỷ phú và 57 người được nhận Học bổng Rhodes Scholars. Theo The Ranking 2022, Đại học Brown đứng thứ 6 trong danh sách những đại học tốt nhất thế giới.
Manfred Steiner theo đuổi nghiên cứu sinh ngành Vật lý lượng tử tại Đại học Brown. Ảnh: Đại học Brown.
Năm 2000, khi đã 69 tuổi, Steiner giã từ sự nghiệp y khoa. Lúc này, ông quyết định không thể trì hoãn thêm và đăng ký học các lớp Vật lý tại Đại học Viện Công nghệ Massachusetts.
Bắt đầu việc học ngành mới ở tuổi không còn trẻ, Steiner gặp khá nhiều khó khăn. Ông phải học nhiều môn, tìm cách làm quen với nhịp sống sinh viên và cân bằng với thời gian cho gia đình. Sức khỏe cũng là vấn đề với người đàn ông U70.
Sau đó, Steiner ghi danh vào lớp nghiên cứu sinh của Đại học Brown vì phù hợp hơn với thời gian và tài chính. Thăng hoa với nghề y nhưng khoản tiết kiệm của Steiner cũng không quá dư giả. Ông tiết kiệm để học nghiên cứu sinh và lo cho gia đình của mình. Do đó, người đàn ông này tự nhận việc học Vật lý của mình khá chậm chạp so với những học giả trẻ khác. Nhưng Steiner quyết không từ bỏ.
Sau 20 năm, cuối cùng ông đã nhận được bằng tiến sĩ Vật lý, hoàn thành đam mê từ thuở nhỏ.
Mặc dù đam mê Vật lý, nhưng Steiner khẳng định bản thân không hối tiếc khi dành phần lớn cuộc đời cống hiến cho ngành y. “Tôi đã có ‘giao dịch ngầm’ với thực tại rằng mình không thể theo đuổi Vật lý thì hãy cố gắng làm những gì tốt nhất cho y khoa. Tôi thích nghiên cứu và quyết định làm tất cả có thể cho y học”, Steiner tâm sự.
Nhận bằng tiến sĩ thứ 3 ở tuổi 89, người đàn ông này cho rằng các bạn trẻ nếu có ước mơ hãy theo đuổi nó bằng mọi giá. “Nếu không thành công, bạn cũng sẽ tìm ra hướng đi mới cho mình. Nhưng trước hết, hãy không ngừng cố gắng cho đam mê của bạn”, Steiner nói thêm.
Các nhà vật lý từng làm việc với Steiner tiết lộ thành tựu của ông là nguồn cảm hứng cho họ. Người đàn ông này dự định xuất bản luận án tiến sĩ dài hơn 150 trang thành sách và tiếp tục chặng đường nghiên cứu Vật lý.
“Tôi không cần phòng thí nghiệm, chỉ cần máy tính, giấy và bút. Tôi sẽ theo đuổi nó cho đến hơi thở cuối cùng”, Steiner bộc bạch.
HOT: Lần đầu tiên Tiếng Việt được dạy ở 2 đại học top đầu thế giới, người bản địa có dễ ẵm điểm 10 khi học?
Tháng 11 này, lần đầu tiên Tiếng Việt được giảng dạy tại 2 trường đại học danh tiếng thuộc khối Ivy League.
Lần đầu tiên, Tiếng Việt được dạy ở 2 trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới nằm trong khối Ivy Leauge. Theo đó, đại học Brown và Đại học Princeton sẽ cùng nhau hợp tác khóa học Tiếng Việt đầu tiên theo hình thức học trực tuyến qua Zoom.
Khóa học này sẽ do 1 giảng viên tại đại học Brown trực tiếp giảng dạy (cô Trang Trần), có sự trợ giảng từ 2 sinh viên đến từ đại học Princeton.
Theo THE Ranking 2022, Đại học Princeton đứng Top 7 những trường đại học tốt nhất thế giới
Trong khi đó, đại học Brown đứng thứ 64
Nguyễn Cẩm Ly (23 tuổi) là một trong những học viên đầu tiên của khóa học. Cô cho hay: "Khi tôi vào học ở Princeton, tôi nhận thấy sinh viên Đông Nam Á thường ít có tiếng nói đại diện trong cộng đồng sinh viên, ở cả trong lĩnh vực học thuật nữa". Cẩm Ly là người Mỹ gốc Việt, có cả bố và mẹ sinh ra ở Việt Nam nên cô luôn mong muốn hướng về cội nguồn của mình.
Nhận thấy điều đó nên Cẩm Ly đã từng nói chuyện với bà Rebekah Peeples (Phó Hiệu trưởng trường ĐH Princeton) về việc mở các lớp học Tiếng Việt tại trường đại học này.
Trước đó, một số sinh viên đã liên hệ với Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ của đại học Princeton (viết tắt: PCLS) để ủng hộ cho việc mở các lớp học dạy Tiếng Việt. Vào tháng 5/2020, 9 sinh viên ở Princeton đã nhận được email từ PCLS thông báo rằng: "Sẽ bắt đầu trò chuyện với các đối tác về việc mở ra các chương trình giảng dạy cho môn Tiếng Việt".
Cuối cùng thành quả đã được đền đáp khi vào mùa hè năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu ngôn ngữ Princeton đã liên hệ với trường đại học Brown để mở các lớp học này.
Phó Hiệu trưởng trường ĐH Princeton cho hay: "Thật tình cờ khi trường đại học Brown cũng đang có những khóa học về Tiếng Việt và cũng hi vọng sinh viên trường chúng tôi tham gia các lớp học đó". Bà cũng khen ngợi cho các nỗ lực của sinh viên trong việc xúc tiến học các ngôn ngữ này.
Thông báo về khóa học trên website trường ĐH Brown
Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt, cô Trang Trần cho hay: " Các sinh viên trong khóa của tôi mong muốn có thể học được tiếng nói để hiểu hơn về cội nguồn, văn hóa ở Việt Nam; cũng như thoải mái trò chuyện với người thân trong gia đình.
Vậy nên đây không chỉ là lớp học ngôn ngữ thông thường. Tôi còn dạy về văn hóa, cách ứng xử, văn hóa của người Việt Nam. Lớp học cũng có thể tự tìm hiểu và trao đổi với nhau mọi thứ về Việt Nam".
Hiện tại, khóa học này thuộc khoa Nghiên cứu Đông Á (EAS). Chủ nhiệm khoa - GS. Anna Shields cho biết: "Hiện chúng tôi đang tập trung giảng dạy các ngôn ngữ như Tiếng Trung, Nhật, Hàn. Vậy nên để giảng dạy được nhiều khóa Tiếng Việt hơn còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quan tâm của sinh viên trong trường".
Đào tạo, nghiên cứu Vật lý và Toán học trình độ quốc tế Chiều 29/10, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp tổ chức ra mắt hai Trung tâm khoa học dạng 2 dưới sự bảo trợ của tổ chức UNESCO: Trung tâm Vật lý Quốc tế (ICP) và Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM)....