Người đàn ông nguy kịch do thói quen uống 500ml rượu/ngày
Ông C. có thói quen sử dụng rượu nhiều năm nay. Thời gian gần đây, ông đột ngột xuất hiện đau quặn bụng, sau đó diễn tiến rất nhanh tới viêm tuỵ cấp, sốc nhiễm khuẩn nguy kịch.
Bệnh nhân tên P. M. C., sinh năm 1964, trú tại Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 2 ngày gần đây, ông C. xuất hiện tình trạng đau quặn bụng, ăn uống, đi lại khó khăn nên được đưa tới khám tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí và nhận chỉ định nhập viện điều trị.
Tuy nhiên, 2 tiếng sau nhập viện, người bệnh đột ngột xuất hiện sốc, đau bụng, thở nhanh, nổi vân tím toàn thân, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa tiêu hoá và hồi sức, xác định tình trạng sốc nhiễm khuẩn trên nền người bệnh viêm tuỵ cấp có biến chứng suy đa tạng.
Ông C. nhanh chóng được hồi sức chống sốc, lọc máu cấp cứu. Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân diễn tiến nặng lên, huyết áp tiếp tục tụt. Kíp cấp cứu cố gắng sử dụng thuốc vận mạch, nâng huyết áp, điều trị tích cực cho người bệnh. Sau 1 ngày, người bệnh đáp ứng tốt và qua cơn nguy kịch, sức khoẻ dần ổn định.
Được biết, bệnh nhân P. M. C. có thói quen sử dụng rượu nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày uống 500ml rượu. Các bác sĩ nhận định, rượu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm tuỵ cấp nặng của bệnh nhân.
Diễn tiến viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn của ông C. rất nhanh và ít gặp. Thông thường, sốc do nhiễm khuẩn nhu mô tụy nặng thường xảy ra ở tuần thứ 3 kể từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm tuỵ. Tuy nhiên, bệnh của ông C. đã diễn biến ngay ở ngày thứ 2.
Video đang HOT
Ông C. thời điểm đã ổn định, được điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí
Hiện tại, sau 10 ngày điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa, ông C. đã khỏe mạnh, được ra viện vào ngày 23/10.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần hạn chế sử dụng rượu bia, tốt nhất là không sử dụng. Với người đã có thói quen uống rượu bia, cần cảnh giác với tình trạng viêm tuỵ cấp, chú ý đến triệu chứng thường gặp là đau bụng thượng vị (không có ợ hơi, ợ chua vì đây là dấu hiệu của đau dạ dày).
Khi có biểu hiện trên, người dân cần nhập viện ngay lập tức. Bởi tình trạng sốc nếu diễn ra ngoài bệnh viện, không được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tổn thương suy đa tạng khó phục hồi, nguy cơ để lại di chứng như suy thận, suy thận mạn, suy tim, nang giả tuỵ…, hậu quả nặng nề nhất là tử vong.
Có nên ăn chuối khi bị tiêu chảy?
Tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà tất cả chúng ta đều gặp phải. Thay đổi theo mùa, thói quen ăn uống và căng thẳng quá mức... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề tiêu hóa không thường xuyên này.
Chuối rất giàu chất xơ, giúp đẩy phân và cải thiện nhu động ruột. - SHUTTERSTOCK
Tất cả chúng ta thường có ít nhất một hoặc hai lần trong năm trải qua một đợt tiêu chảy, cơn tiêu chảy sẽ biến mất sau vài ngày.
Chứng đi lỏng xảy ra khi ruột bị nhiễm vi rút. Trong tình trạng này, ruột già của chúng ta không thể hấp thụ nước, do đó, tất cả lượng nước dư thừa sẽ được bài tiết qua các cơ quan trong cơ thể. Điều này dẫn đến các triệu chứng khó chịu như phân có nước, đau quặn bụng, chóng mặt và sốt.
Trong khi có một số loại thuốc có sẵn để kiểm soát tiêu chảy ngay lập tức, một số người lại áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà như ăn chuối, theo Times of India.
Tại sao bạn nên ăn chuối khi bị tiêu chảy?
Loại quả màu vàng này cũng rất giàu chất xơ, giúp đẩy phân và cải thiện nhu động ruột. Hàm lượng pectin của chuối hấp thụ chất lỏng dư thừa trong ruột, làm cho phân cứng hơn và giảm số lượng và thời gian tiêu chảy..
Chuối cũng là một loại thực phẩm có dư lượng thấp giúp giải quyết tình trạng suy nhược và mất nước. Bạn có thể dùng nó như một loại trái cây hoặc thêm nó vào sữa chua hoặc sinh tố của bạn. Thêm 1-2 quả chuối cho 2 lần mỗi ngày để giảm bớt vấn đề về dạ dày, theo Times of India.
Các loại thực phẩm khác bạn có thể ăn
Ngoài chuối, có một số loại thực phẩm khác được coi là tốt cho những người bị tiêu chảy. Chúng tạo khối lượng lớn trong phân và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột.
Thức ăn nhạt: Khi bị tiêu chảy, người ta phải ăn thức ăn nhạt và ít cay. Gạo tẻ, khoai tây luộc, bánh mì nướng và một số đồ ăn thông thường.
Probiotic: Probiotic giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột và làm dịu các kích ứng trong hệ tiêu hóa. Sữa chua, sữa đông... là một số lựa chọn hiệu quả.
Nên uống nhiều nước
Mất nước quá nhiều trong tiêu chảy có thể khiến bạn mất nước và chóng mặt. Bạn cần uống nhiều nước trong cả ngày để thải độc tố và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Uống nước lọc, nước điện giải, nước dừa và súp để bổ sung lượng nước đã mất.
Thực phẩm bạn nên tránh
Tiêu chảy có thể khiến hệ tiêu hóa của chúng ta yếu đi và gây mất cân bằng. Ăn một số loại thực phẩm không phù hợp vào thời điểm này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề và gây ra nhiều rắc rối hơn. Tránh thức ăn cay, nhiều đường, chiên rán và nhiều chất xơ khi bị tiêu chảy.
Ngay cả hành, tỏi, thực phẩm chế biến sẵn, bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng, trái cây họ cam quýt, thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa và rau sống cũng nên tránh trong vài ngày, theo Times of India.
Hồng giòn vào mùa ăn vừa ngọt vừa giàu dinh dưỡng, nhưng bạn cần lưu ý 5 điều để tránh nguy cơ tắc ruột Đừng vì "bon mồm" mà ăn hồng quá nhiều trong một thời điểm, bởi đã từng có trường hợp gặp phải tình trạng tắc ruột, chướng bụng sau khi ăn loại quả này. Dạo trước, đã từng có một số trường hợp nhập viện do gặp phải tình trạng tắc ruột sau khi ăn quả hồng giòn. Điển hình trong đó có thể...