Người đàn ông hơn 30 tuổi bị nhồi máu não do ăn quá nhiều trứng
Hàng ngày, anh Xiao Liu (Trung Quốc) ăn ít nhất 2-3 quả trứng dẫn tới chỉ số cholesterol vượt mức cho phép.
Xiao Liu và vợ năm nay ngoài 30 tuổi, có một con trai và một con gái. Mới đây, anh Xiao Li bị chẩn đoán nhồi máu não nhẹ do tăng mỡ máu và phải nằm viện với chỉ số cholesterol lên tới 11 mmol/L. Mức lý tưởng ở một người trưởng thành là 5,1 mmol/L.
Cũng như nhiều người sinh vào những năm 1990 ở Trung Quốc, cặp vợ chồng trẻ phải chịu nhiều áp lực do chi phí cho cuộc sống, nuôi dưỡng con cái. Bởi vậy, họ phải rất tiết kiệm. Họ thường xuyên ăn trứng, ít nhất là 2-3 quả/ngày/người.
Bác sĩ cho biết, hàm lượng cholesterol trong trứng khá cao, có thể lên tới 200 mg/quả (giới hạn trung bình một ngày là 300mg). Xiao Liu và vợ ăn nhiều trứng luộc mỗi ngày nên lượng cholesterol trong cơ thể đã vượt quá mức cho phép.
Về lâu dài, điều này dẫn đến tăng lipid (mỡ) máu, lượng lớn lipid lắng đọng trên thành mạch máu, gây tắc nghẽn, từ đó dễ xuất hiện các bệnh huyết khối và mạch máu não, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, nhồi máu não…
Hàm lượng cholesterol trong trứng khá cao, có thể lên tới 200 mg/quả. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, trứng cũng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, protein và chất béo. Ngoài ra, trứng có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận nên được nhiều người lựa chọn.
Bởi vậy, các nhà dinh dưỡng vẫn khuyên mọi người ăn trứng nhưng với số lượng giới hạn.
Video đang HOT
Đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, ăn 1 quả trứng mỗi ngày thường an toàn tùy thuộc vào lượng cholesterol khác trong chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn đã có cholesterol cao hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, tốt nhất bạn không nên ăn quá 4-5 quả trứng mỗi tuần.
Theo Aboluowang, ngoài lòng đỏ trứng, hai thực phẩm khác cũng là tác nhân dẫn tới bệnh nhồi máu não, nên bỏ càng sớm càng tốt.
Có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nội tạng động vật cũng rất giàu cholesterol. Ví dụ, 100g gan gà chứa 300mg cholesterol, 100g óc lợn chứa 2.500mg cholesterol. Nếu ăn trong một thời gian dài, nội tạng có nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu.
Mực
100g mực có chứa 268mg cholesterol. Nếu ăn mực nhiều sẽ dẫn đến nồng độ cholesterol trong máu tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, dễ gây ra các biến chứng như nhồi máu não. Vì vậy, dù mực ngon nhưng những người có mỡ máu cao cũng nên tránh.
Thói quen nấu ăn tốt nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bệnh tim tiếp tục là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước.
Đó là lý do tại sao các chuyên gia không ngừng nghiên cứu cách ngăn ngừa và giảm tác động của nó đến cuộc sống.
Các bệnh tim mạch có nhiều yếu tố góp phần, từ di truyền đến lối sống và mọi thứ liên quan.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, các yếu tố nguy cơ chính bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, thừa cân, ăn uống không lành mạnh, hút thuốc và uống rượu quá mức.
Nhiều yếu tố nguy cơ này có liên quan đến chế độ ăn uống của chúng ta và những gì chúng ta tiêu thụ hằng ngày.
Dầu ô liu và món salad. Ảnh SHUTTERSTOCK
Và mặc dù không có một loại thực phẩm kỳ diệu nào bạn có thể ăn để ngăn ngừa bệnh tim, nhưng các nhà nghiên cứu đang phát hiện ra những thay đổi mà bạn có thể thực hiện khi nấu ăn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Theo nghiên cứu gần đây, một trong những thói quen tốt nhất khi bạn nấu ăn là sử dụng dầu ô liu thay vì bơ hoặc các chất béo bão hòa khác.
Thay thế chất béo "không lành mạnh" bằng dầu ô liu có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch của bạn theo thời gian và góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ, trên 60.000 phụ nữ và 30.000 nam giới sử dụng dầu ô liu có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và bệnh tim mạch, theo Eat This, Not That!
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng thay thế những thứ như bơ thực vật, bơ, chất béo từ sữa và mayonnaise bằng dầu ô liu là những gì góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
Nhưng làm thế nào để hoán đổi thực phẩm này có tác động đến trái tim của bạn?
Dầu ô liu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thứ nhất, tiêu thụ lượng chất béo bão hòa cao hơn đã được biết là dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì cách chất này có thể can thiệp vào mức cholesterol của bạn.
Đây là lý do tại sao Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên nên giữ lượng chất béo bão hòa của bạn ở mức khoảng 5-6% lượng calo mỗi ngày (hoặc khoảng 13 gram đối với chế độ ăn 2.000 calo).
Để dễ hiểu hơn, một muỗng canh bơ đã có khoảng 7 gram chất béo bão hòa so với chỉ dưới 2 gram trong một thìa canh dầu ô liu.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Rối loạn Nội tiết, Chuyển hóa & Miễn dịch, một đặc tính tốt cho tim khác của dầu ô liu là nó có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp ích cho tim và duy trì sức khỏe tổng thể.
Khi bạn đổi bơ lấy dầu ô liu, bạn không chỉ giảm lượng chất béo bão hòa và tăng lượng chất béo lành mạnh mà còn cung cấp chất chống oxy hóa hữu ích cho tim, theo Eat This, Not That!
Vì vậy, hãy quan tâm đến trái tim của bạn và tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi đó.
Bé gái 1 tuổi đột quỵ Bệnh nhi xuất hiện triệu chứng co giật nhiều lần, kéo dài khoảng 1 phút, tại bệnh viện địa phương, bác sĩ chỉ định trẻ phải chuyển lên TP.HCM khẩn cấp. Đầu tháng 8, bé gái P.H.A (1 tuổi, sống ở Cần Thơ) đột ngột co giật tay chân bên trái. Tình trạng này diễn ra trong khoảng một phút rồi bé tỉnh...