Người đàn ông 59 tuổi có dạ dày “thủng lỗ chỗ”, suýt phải cắt bỏ vì thói quen ăn dưa muối quanh năm suốt tháng
Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện thấy dạ dày của lão Lý lúc này chứa đầy vi khuẩn Helicobacter pylori và giá trị nhiễm khuẩn trên 1.000, không điều trị sớm có thể phải cắt bỏ cả dạ dày.
Trong một thời gian dài, lão Lý (59 tuổi, Trung Quốc) luôn cảm thấy bụng mình căng tức, ngay cả khi không ăn gì, ông vẫn bị đau tức, đầy bụng, buồn nôn và chán ăn. Ông bắt đầu băn khoăn không biết mình có đang mắc bệnh gì không.
Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện thấy dạ dày của lão Lý lúc này chứa đầy vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) và giá trị nhiễm khuẩn trên 1.000, gây viêm loét dạ dày. Ông phải được điều trị ngay lập tức để loại bỏ vi khuẩn, nếu không dạ dày có thể phải cắt bỏ.
Bác sĩ cảnh báo món này không nên ăn nhiều!
Thì ra lão Lý thích ăn món dưa muối do vợ làm, bưa nào cũng phải vài miếng mới hài lòng nên có thói quen ăn dưa muối quanh năm. Nhưng chính món ăn tưởng chừng đơn giản và ngon lành này đã suýt hại chết ông.
Do hàm lượng muối trong dưa muối cao và thời gian bảo quản lâu hơn nên dễ sinh ra vi khuẩn HP. Đồng thời ăn mặn rất có hại cho dạ dày, một khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì khả năng chống lại vi khuẩn HP cũng sẽ giảm sút. Do đó, bác sĩ không khuyến nghị bạn ăn dưa muối hay các món muối chua quá thường xuyên, ăn càng ít càng tốt.
Bạn có bị nhiễm Helicobacter pylori hay không?
Những người bị nhiễm HP nặng thường sẽ có những biểu hiện dưới đây:
1. Bụng phình to
Những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ cảm thấy đầy bụng trước hoặc sau bữa ăn, nhưng họ sẽ cảm thấy no sau khi ăn một chút. Khi tình trạng nhiễm trùng ngày càng trầm trọng, chức năng của dạ dày sẽ suy giảm và hiện tượng khó tiêu bắt đầu xuất hiện. Thức ăn không thể tiêu hóa được, và sau khi tích tụ, chúng ta xuất hiện triệu chứng đầy hơi chướng bụng.
Video đang HOT
2. Hôi miệng
Những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng bị hôi miệng nghiêm trọng. Bởi vì vi khuẩn Helicobacter pylori không chỉ sống trong dạ dày mà còn có thể sống trong các mảng bám răng. Sau khi khoang miệng của chúng ta cũng bị nhiễm khuẩn, cacbua sẽ tiếp tục phát triển và phát ra mùi rất nặng, khó có thể loại bỏ hiệu quả dù chúng ta có vệ sinh bằng cách nào.
3. Đại tiện
Nhiều người sẽ bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ trong quá trình nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, đây là một chức năng bất thường của ruột. Nói chung, cần quan sát phân ở khoảng cách gần, nếu thấy phân có màu đen, đặc quánh, biến dạng hoặc không sạch thì hãy cẩn thận.
Loại vi khuẩn làm "mòn bao tử" mà WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1: Cực kỳ dễ lây qua 3 con đường, khuyến cáo tránh ăn 3 món để ngừa bệnh
Loại vi khuẩn này không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày mà còn có trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng, chính bạn cũng có thể đang nhiễm mà không biết.
Loại vi khuẩn mà chúng ta đang nói tới chính là Helicobacter Pylori (HP). Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 90-95% các trường hợp bị loét dạ dày - tá tràng đều có sự hiện diện của loại vi khuẩn này. Từ năm 1994, Tổ chức y tế Thế giới WHO đã xếp vi khuẩn HP vào nhóm I các yếu tố gây ung thư dạ dày.
Tại một Hội nghị khoa học tiêu hóa gan mật do Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Đại học Nagoya (Nhật Bản), các chuyên gia cho biết, khoảng 70% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn HP. Đây được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày-tá tràng và dẫn đến ung thư dạ dày.
Từ năm 1994, Tổ chức y tế Thế giới WHO đã xếp vi khuẩn HP vào nhóm I các yếu tố gây ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP ngoài tồn tại trong niêm mạc dạ dày còn có trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh, chính vì thế chúng cực kỳ dễ lây lan qua nhiều cách.
3 con đường dễ lây lan của vi khuẩn HP
1. Nội soi
Theo WHO, phương pháp lây truyền vi khuẩn HP đầu tiên và thường xuyên nhất đó là khám bệnh và điều trị bệnh, trong đó chủ yếu là do nội soi tiêu hóa. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh. Đồng thời, nhiễm trùng cũng có thể lây từ bệnh nhân sang nhân viên y tế, đặc biệt là các bác sĩ nội soi, bác sĩ tiêu hóa.
Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.
2. Phân
Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh vì thế nếu nguồn nước bị ô nhiễm phân cũng có thể lan truyền vi khuẩn. Bàn tay cũng có thể lây truyền vi khuẩn nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ. Hoặc vi khuẩn có thể lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi... nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.
3. Đường miệng
Theo WHO, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp và đặc biệt là ăn uống chung.
Khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, vi khuẩn này sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện, trong đó có thể là vi khuẩn HP, viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị... Thậm chí có những trẻ bị nhiễm HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con.
3 món ăn phải tránh để không gây hại cho dạ dày và tăng sự phát triển của HP
1. Đồ ngâm muối
Những món đồ ngâm muối có chứa hàm lượng nitrat cao, lâu ngày có thể làm tổn thương niêm mạc dạy dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Theo WHO, đã có nghiên cứu cho thấy đồ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn HP.
Ngoài ra, chế độ ăn thừa muối cũng làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, gây suy tim, suy thận và suy gan...
2. Thức ăn thừa
Nhiều người không muốn vứt bỏ thức ăn thừa và thường lưu trữ nó cho đến ngày hôm sau. Tuy nhiên đồ ăn càng để lâu thì càng có hại cho dạ dày và dễ khiến cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm sinh sôi, trong đó rất có thể chứa vi khuẩn HP. Ngay cả sau khi đun nóng, rất khó để loại bỏ tất cả vi khuẩn, nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ làm tổn thương dạ dày.
3. Đồ ăn sống
Thực phẩm sống và tái có thể chứa vi khuẩn gây bệnh hoặc làm kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, làm nặng hơn các bệnh về dạ dày, từ đó khiến cho vi khuẩn HP tấn công dạ dày dễ dàng hơn.
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP là gì và cách điều trị
Theo các chuyên gia, dấu hiệu một người nhiễm vi khuẩn HP thường là đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói... Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HP là sẽ bị ung thư dạ dày bởi chúng chỉ là một trong những tác nhân tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Chính vì thế, việc phát hiện, điều trị sớm HP rất quan trọng, nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.
Để phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của vi khuẩn HP, bác sĩ khuyến cáo những người mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá... Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ thường ăn 3 loại thực phẩm phổ biến này sẽ khiến lá lách và dạ dày bị tổn thương, nhất là trẻ dưới 3 tuổi Chỉ bằng cách bảo vệ lá lách và dạ dày của trẻ, mới có thể giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn một cách thuận lợi và duy trì sự phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia y tế, lá lách và dạ dày yếu sẽ sinh ra bệnh tật. Lá lách và dạ dày của trẻ nhỏ rất mỏng manh,...