Người dân không tuỳ tiện dùng cây Mú Từn nấu nước uống, nhiều người đã bị ngộ độc
Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An xảy ra một số trường hợp ngộ độc do sử dụng rễ cây Mú Từn làm nước uống và ngâm rượu.
Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân đến từ huyện Quỳ Châu bị ngộ độc do uống nước nấu từ cây Mú Từn và uống rượu ngâm từ rễ cây rừng với các triệu chứng tương tự. Khi bị ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn, bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh như: Nói nhảm, nói không đúng chủ đề, quấy phá, tay chân khua, lên cơn loạn thần, kích thích vật vã, trường hợp nặng gây tổn thương não, tổn thương thận và rất dễ tử vong.
Chị Nguyễn Thị Hà, xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu cho biết, chị lấy khúc cây Mú Từn chặt ra nấu nước uống trong 02 ngày, sau đó thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn nhiều, la hét, hoảng loạn, nói nhảm và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện để cấp cứu, điều trị. Sau nửa tháng tinh thần chị mới trở lại trạng thái bình thường.
Hình ảnh cây Mú Từn.
Cây Mú Từn còn có tên gọi khác là Cù Boong Nậu, thuộc họ dây Khế (Cannabaceae) với tên khoa học là Rourea Oligophlebia Merr.
Video đang HOT
Cây Mú Từn là loài cây thường mọc ở khu vực rừng núi sâu, kẽ đá cao, xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực Tuyên Quang, Yên Bái, Đà Nẵng, Nghệ An… Mú Từn có thân dài khoảng 5 -15m thuộc họ dây leo thân gỗ, lá mọc kép đối xứng. Loài cây này ít có hoa, cánh hoa dài màu hồng phớt và đài có lông phủ bên ngoài.
Rễ cây có màu nâu đỏ ở phía ngoài và trong lõi màu vàng, vỏ ngoài sần sùi, kích thước không đồng đều và rất chắc khỏe. Rễ cây thường được phơi khô, ngâm rượu uống để sử dụng như bài thuốc chữa xương khớp và tăng cường sinh lý. Tuy nhiên ngoài một số bài nghiên cứu nhỏ phân tích về hoạt chất hóa học thì chưa có nghiên cứu về dược tính y học của nó.
Để chủ động phòng ngừa ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn nói riêng và rễ, thân cây rừng nói chung, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An và Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý thu hái, sử dụng các loại nấm rừng và rễ, thân, quả của cây rừng không rõ loại hoặc không rõ công dụng bởi có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào người dân phải tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy thuốc để được hướng dẫn phù hợp với thể trạng sức khỏe. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Dịch sốt xuất huyết chưa 'hạ nhiệt', nhiều ca trở nặng do nhầm với COVID-19
Cả nước ghi nhận gần 327.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó hơn 120 ca tử vong, dịch vẫn chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt".
Trao đổi với PV VOV.VN, BS Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô cho biết, sốt xuất huyết là bệnh theo mùa, theo dịch. Trong giai đoạn cao điểm, một ngày có 30-40 bệnh nhân vào Khoa cấp cứu thì có 7-8 người bị sốt xuất huyết.
Năm nay, người dân quan tâm đến dịch COVID-19 nhiều hơn nên chủ quan với các bệnh khác như sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị ho, sốt nhưng cho rằng mình bị COVID-19 và nghĩ rằng đã tiêm vaccine nên ngại vào bệnh viện.
"Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng giữa COVID-19 với sốt xuất huyết và cảm cúm thông thường. Đặc biệt, người bệnh chủ quan không đi khám và tự dùng các nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt không phù hợp với sốt xuất huyết, gây biến chứng nặng hơn như gây sốt xuất huyết tiêu hóa.
Người bệnh để tình trạng quá nặng khi đã thoát mạch, tràn dịch các cơ quan, tiểu cầu hạ thấp, biến chứng lên não hoặc biến chứng tiêu hóa mới vào viện. Đa số bệnh nhân nặng vào viện trong tình trạng bắt đầu có dấu hiệu sốc", BS Khiêm cho biết.
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết.
Theo dự báo của Bộ Y tế, thời gian tới, tình hình sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và xu hướng gia tăng. Sốt xuất huyết gây nên bởi virus Dengue với 4 tuýp là: DENV1, DENV2, DENV3 và DENV4, bệnh được lây truyền cho người qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypi.
Các tuýp DENV2 và DENV3 làm tăng độ nặng của bệnh so với các tuýp khác, riêng tuýp DENV4 gây bệnh nhẹ hơn. Do đó, người mắc sốt xuất huyết cần được điều trị dưới sự giám sát của nhân viên y tế, để sớm phát hiện khi có diễn biến nặng; nếu không kịp phát hiện, bệnh sẽ rất dễ rơi vào sốc, thậm chí tử vong rất nhanh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, Hà Nội và nhiều địa phương đang trong tình trạng lưu hành nhiều dịch bệnh truyền nhiễm như COVID-19, virus Adeno, cúm A, cúm B... với triệu chứng chồng chéo. Bệnh nhân cũng có thể đồng nhiễm nhiều bệnh, bác sĩ cũng dễ chẩn đoán nhầm, dẫn tới không điều trị đúng, kịp thời.
Trong những ngày đầu mới mắc sốt xuất huyết, người bệnh có thể chăm sóc tại nhà. Bệnh nhân cần được theo dõi nhiệt độ thường xuyên, theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác.
"Nếu đau mỏi người, sốt cao cần được dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nhưng nên tránh dùng nhóm thuốc như: Aspirin, ibuprofen vì thuốc có thể gây chảy máu. Đặc biệt, người dân chú ý, khi mắc sốt xuất huyết không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử; người bệnh cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa", ông Cường nói.
Bác sĩ cũng khuyên cáo, người bệnh sốt xuất huyết cần uống nhiều nước như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi để tránh biến chứng nặng, nhanh hồi phục.
Với các trường hợp bệnh nhân bị thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ có các hiện tượng như: Tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết... đây là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện ngay.
Đặc biệt, hiện là thời điểm cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan trong việc phòng dịch; cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, nhất là diệt muỗi truyền bệnh và phòng muỗi đốt để ngăn chặn sự lây lan của dịch sốt xuất huyết.
Khi có dấu hiệu bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
3 bố con nhập viện cấp cứu sau khi ăn nhầm trứng cóc Nhầm tưởng trứng cóc là trứng ếch, người bố vớt về kho. Sau bữa cơm, 3 bố con được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngộ độc nặng. Ngày 20/10, bác sĩ Lô Thanh Quý - Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Quỳ Châu, Nghệ An cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho 3 bệnh...