Người đã tiêm vắc xin chống lại Covid-19 như thế nào?
Nếu đã tiêm vắc xin, bệnh nhân Covid-19 ít bị trở nặng, thời gian để bình phục ngắn hơn.
Khi biến thể Delta lan tràn trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đang xem xét khi nhiễm Covid-19, những người đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng có sự khác biệt như thế nào.
“Tôi bắt đầu có các triệu chứng giống cúm. Tôi cảm thấy như bị nhiễm trùng xoang nhẹ”, Thượng nghị sĩ người Mỹ, Lindsey Graham, chia sẻ về việc mắc Covid-19 vào đầu tháng. Ông nghĩ rằng nếu không có vắc xin, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn.
Ảnh minh họa: Scotsman
Các triệu chứng có khác không?
Một nghiên cứu cho thấy các triệu chứng Covid-19 có thể đang tiến triển. Ứng dụng nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 thu thập dữ liệu từ hàng triệu người mắc Covid-19 đã tiêm vắc xin đầy đủ, một phần hoặc chưa tiêm chủng.
Gần 74% bệnh nhân đã tiêm chủng đầy đủ cho biết, họ bị chảy nước mũi. Nhức đầu, hắt hơi, đau họng và mất khứu giác là các dấu hiệu bệnh phổ biến khác.
Thiếu vắng trong 5 triệu chứng hay gặp nhất là ho hoặc khó thở. Đây là các dấu hiệu quen thuộc của Covid-19 trong giai đoạn đầu của đại dịch, trước khi có vắc xin.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu gần đây về biến thể Delta đều cho thấy sự khác biệt giữa những người được và chưa được tiêm chủng.
Cuộc điều tra của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ về đợt bùng phát ở bang Massachusetts phát hiện những người tiêm chủng đầy đủ có lượng virus SARS-CoV-2 trong mũi nhiều như những người chưa được tiêm chủng. Dấu hiệu bệnh phổ biến là ho, nhức đầu, đau họng, đau cơ và sốt.
Video đang HOT
Ở Anh, các cơ quan y tế gần đây thông tin, tỷ lệ phổ biến của các triệu chứng “cổ điển” – sốt, ho, mệt mỏi và đau đầu – dường như đã tăng lên vào tháng 6 và tháng 7 khi hầu hết các ca nhiễm biến thể Delta.
Đã tiêm vắc xin có bị trở nặng khi nhiễm Covid-19 không?
Theo các quan chức y tế công cộng, những người đã tiêm vắc xin bị nhiễm Covid-19 không có nhiều nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong.
Từ tháng 1 đến tháng 6, CDC Mỹ ước tính trong số những người nhập viện và tử vong vì Covid-19 chỉ có 3,2% đã tiêm phòng đầy đủ.
Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, số ca nhiễm trở nặng ở người đã tiêm vắc xin dường như đang tăng lên, đặc biệt là ở những người có bệnh nền nghiêm trọng. Vào tháng 6, CDC Mỹ ghi nhận 16% số ca nhập viện và 22% số ca tử vong liên quan tới những người tiêm chủng đầy đủ.
Doanh nhân Angelle Mosley qua đời ở tuổi 33 vào cuối tháng 7, nằm trong số 0,0009% người Mỹ được tiêm chủng đã tử vong. Mẹ của Angella cho hay, cân nặng của cô là một yếu tố dẫn đến sự ra đi của cô.
Tiến sĩ David Agus cho biết: “Mặc dù vắc xin có thể cung cấp cho bạn một số biện pháp bảo vệ nhưng không đủ để khắc phục các bệnh lý hoặc hệ miễn dịch yếu”.
Những phát hiện ban đầu của Vương quốc Anh và Mỹ cũng như mạng lưới bệnh viện đa quốc gia cho thấy, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng có thể giảm một vài phần trăm theo thời gian và khi đối mặt với các biến thể.
Theo Tiến sĩ Agus, phần lớn các ca bệnh hiện nay là những người chưa chủng ngừa. Khoảng một phần ba số ca nhập viện vì Covid-19 ở những người được tiêm chủng là ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Tuần trước, Mỹ đã cho phép tiêm một liều bổ sung cho đối tượng trên với hy vọng tăng cường khả năng đề kháng của họ.
Tháng trước, CDC thống kê chỉ có 35.000 bệnh nhân có triệu chứng từng tiêm vắc xin, chiếm tỷ lệ 1/5.000 những người đã chủng ngừa ở Mỹ (162 triệu người).
Nhiều tháng nghiên cứu và bằng chứng thực tế kết luận, hầu hết những người được tiêm chủng đầy đủ nhiễm Covid-19 sẽ phải đối mặt với các triệu chứng tương tự nhưng nhẹ hơn so với những người không tiêm.
Theo nghiên cứu về các nhân viên y tế trên tuyến đầu trong suốt tháng 4, nguy cơ mắc các triệu chứng và thời gian mắc bệnh ngắn hơn
Vì sao bạn bị béo phì, phải làm gì ngay?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hơn 42% người Mỹ trưởng thành bị coi là béo phì.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh. ẢNH: SHUTTERSTOCK
CDC Mỹ giải thích: "Béo phì là một căn bệnh mạn tính nghiêm trọng và tỷ lệ béo phì tiếp tục gia tăng ở Mỹ".
Trên thực tế, CDC Mỹ thậm chí còn sử dụng từ "dịch bệnh" để mô tả tình trạng béo phì.
1. Làm sao biết mình béo phì?
Tiến sĩ Artur Viana, Giám đốc lâm sàng Yale Medicine Metabolic Health & Weight Loss Program (Mỹ), tiết lộ rằng không có cách hoàn hảo để chẩn đoán béo phì nhưng cách phổ biến nhất để làm điều đó là tính chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể).
Ông Viana giải thích: "Đây là một con số thu được bằng cách lấy cân nặng của một người tính bằng kilogram chia cho bình phương chiều cao của họ tính bằng mét".
Ông cho biết thêm: Chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là trong phạm vi béo phì.
2. Các yếu tố hàng đầu gây béo phì
Ít vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ béo phì. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Có nhiều yếu tố góp phần gây ra béo phì. Tiến sĩ Viana cho biết: "Béo phì có nhiều yếu tố, có nghĩa là nhiều yếu tố liên quan và đi từ di truyền, lối sống, các vấn đề sức khỏe tâm thần (chẳng hạn như chấn thương) đến tác dụng phụ của thuốc".
CDC Mỹ cho biết thêm: "Các hành vi có thể bao gồm hoạt động thể chất, không vận động, chế độ ăn kiêng, sử dụng thuốc và các phơi nhiễm khác. Các yếu tố góp phần bổ sung bao gồm thực phẩm và môi trường hoạt động thể chất, giáo dục và kỹ năng, tiếp thị và quảng bá thực phẩm", theo Eat This, Not That!
3. Nguyên nhân số 1 gây béo phì?
Theo tiến sĩ Viana, không có một nguyên nhân số 1. Ông tiết lộ: "Các chuyên gia y học về bệnh béo phì ước rằng có nguyên nhân số 1, vì điều này sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn rất nhiều".
Cụ thể hơn một chút, thì nguyên nhân số 1 là "do ăn quá nhiều và vận động quá ít".
Nếu bạn tiêu thụ nhiều năng lượng, đặc biệt là chất béo và đường, nhưng không đốt cháy năng lượng thông qua tập thể dục, thì phần lớn năng lượng dư thừa sẽ được cơ thể tích trữ dưới dạng mỡ".
4. Làm thế nào để ngăn chặn?
May mắn thay, bệnh béo phì có thể ngăn ngừa được.
"Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là duy trì lối sống lành mạnh bằng tập thể dục (khuyến nghị là ít nhất 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải, 5 lần một tuần) và chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các thực phẩm như protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây, và hạn chế tối đa thực phẩm chế biến", tiến sĩ Viana gợi ý.
5. Phải làm gì nếu thấy các triệu chứng béo phì?
Nếu bạn bị béo phì, bạn nên hành động ngay lập tức. "Nếu bạn phải vật lộn với việc tăng cân và cảm thấy không khỏe mạnh hoặc tin rằng nó đang ảnh hưởng đến bạn theo một cách nào đó, hãy nói chuyện với bác sĩ, và nếu cần hãy gặp các bác sĩ chuyên khoa về bệnh béo phì", tiến sĩ Viana khuyên, theo Eat This, Not That!
Biến chủng Lambda kháng vaccine lan rộng tại 41 quốc gia Theo sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, biến chủng nguy hiểm Lambda có khả năng kháng vaccine Covid-19, hiện đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới. Biến chủng Lambda lần đầu tiên được phát hiện ở Peru vào tháng 11/2020 - còn được gọi là C.37, đang có nguy cơ trở thành biến chủng chủ đạo ở Nam Mỹ...