Người biểu tình Hồng Kông đối mặt với lựa chọn khắc nghiệt
Reuters ngày 9/10 đưa tin, người biểu tình Hồng Kông đang phải đối mặt với lựa chọn khắc nghiệt duy trì hay từ bỏ phong trào biểu tình của mình
Theo Reuters, các sự kiện diễn ra 12 ngày qua đã chứng minh rằng việc duy trì phong trào biểu tình của sinh viên Hồng Kông là rất khó khăn. Và nếu thành công, khi họ có thể gây áp lực với chính phủ thông qua cách phá vỡ trật tự thành phố, họ sẽ trở thành một kẻ thù ghê gớm của Bắc Kinh.
Số lượng người biểu tình còn trụ lại trên đường phố đã giảm đáng kể kể từ hồi đầu tuần này. Nhóm biểu tình đang tập trung cho cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 10/10 với đại diện chính quyền Hồng Kông.
Người biểu tình trên đường phố Hồng Kông.
Tuy nhiên, lãnh đạo phong trào biểu tình cùng những chuyên gia ủng hộ đã bày tỏ nghi ngờ rằng đàm phán sẽ không đem lại kết quả có thể làm yên lòng người biểu tình và nó có thể mở đường cho một cuộc đàn áp khác.
“Sau các cuộc đàm phán có thể là một cuộc khủng hoảng khác. Bạn sẽ không thể biết trước những gì mỗi bên sẽ làm và điều gì có thể kích hoạt một cuộc đàn áp khác. Rất khó để dự đoán”, nghị sĩ ủng hộ phong trào biểu tình Lee Cheuk-yan, người đã giúp tư vấn cho nhóm sinh viên cho biết.
Mọi mấu chốt của cuộc đàm phán đều phụ thuộc vào Bắc Kinh, người có quyền quyết định mở rộng quyền tự chủ cho Hồng Kông hay không.
Trong khi đó, phong trào biểu tình đòi tự chủ ở Hồng Kông đã không có được sự hỗ trợ rộng rãi của chính người dân thành phố. Nhiều cư dân thành phố thuộc tầng lớp khác đã đứng lên phản đối phong trào này khi nó gây tê liệt Hồng Kông và hoạt động giao thương của họ.
Video đang HOT
“Nếu các cuộc đàm phán không mang lại kết quả như mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp tục phong trào chiếm đóng. Chúng tôi tin rằng chiếm đóng là sự mặc cả lớn nhất của chúng tôi và bây giờ nó có thể tạo ra áp lực đối với chính phủ”, Lester Shum – Lãnh đạo Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông nói.
Phong trào biểu tình của sinh viên Hồng Kông được cho là đã đặt ra thách thức lớn nhất cho Trung Quốc kể từ sau sự kiện Thiên An Môn.
Nhiều tờ báo nhà nước Trung Quốc đã đăng tải các bài xã luận chỉ trích những người biểu tình và gọi họ là kẻ “mơ mộng” khi muốn kích động một cuộc “cách mạng màu” Trung Quốc bằng phong trào biểu tình chiếm đóng Hồng Kông mang màu sắc của phương Tây.
Các tổ chức của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hồng Kông đang phối hợp với mạng lưới rộng lớn các đồng minh chính trị và kinh tế ở thành phố này để tăng cường nỗ lực kín đáo chống lại phong trào biểu tình hiện nay.
Theo Sonny Lo, một chuyên gia về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Hồng Kông, Trung Quốc sẽ khởi động những chương trình mạnh mẽ để trấn áp hoạt động này sau khi phong trào biểu tình lắng xuống.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc cho quân đồn trú ở Hong Kong để làm gì?
Nằm cách trung tâm Hông Kông, nơi hàng ngàn người biểu tình tụ tập, chỉ vài met, một tòa nhà xám đồ sộ được bao bọc bằng những bức tường cao - đó là doanh trại của bộ chỉ huy lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA) đồn trú tại đặc khu.
Một người lính đứng gác tại lối vào doanh trại bộ chỉ huy lực lượng PLA đồn trú ở Hông Kông - Anh: AFP
Cổng chính doanh trại được canh gác cẩn mật 24/24 bởi các lính gác mặc quân phục chiến đấu màu xanh lá cây trang bị súng ống đứng gác bất động với bộ mặt lạnh lùng đến vô cảm, CNN cho biết.
Mặc dù Hông Kông thuộc Trung Quôc, nhưng các doanh trại của PLA tại Hông Kông phải tuân thủ theo luật của đặc khu này: người lính không bao giờ bước chân ra phố và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người dân địa phương.
Binh sĩ PLA sang Hông Kông từ lúc nào?
Vào ngày 1.7.1997, khi Anh chính thức trao lại quyền kiểm soát Hông Kông cho Trung Quôc, binh sĩ PLA đã tiến sang Hông Kông từ thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quôc.
Khi đó, dưới trời mưa nặng hạt, một đoàn xe tải quân sự màu xanh lá chở đầy binh sĩ vũ trang Trung Quôc đã hướng sang đảo Hông Kông để đến căn cứ mới, nơi từng là chỗ đồn trú của một biệt đội lính Anh.
Đoàn xe chở binh sĩ Trung Quôc tiến sang Hông Kông vào ngày 1.7.1997 - Anh: AFP
Trong khi doanh trại tọa lạc tại quận Trung Hoàn, trung tâm tài chính của Hông Kông, là nơi đóng quân của bộ chỉ huy lực lượng PLA đồn trú ở đặc khu, nhưng nhiều binh sĩ PLA, đặc biệt là lính hải quân và không quân, lại đóng tại các căn cứ nhỏ hơn nằm rải rác trên khắp Hông Kông.
Quân số của lực lượng PLA đồn trú tại Hông Kông luôn giữ nguyên và binh sĩ đóng quân tại đây thường xuyên được luân phiên ra vào đặc khu, theo CNN.
Lần luân phiên đầu tiên được tiến hành hồi năm 1998 và từ đó đến nay đã có 12 đợt thay lính.
Hạn chế tiếp xúc
Binh sĩ PLA diễu hành tại một căn cứ không quân ở Hông Kông - Anh: Reuters
Theo Luật Cơ bản, hay còn gọi là hiến pháp mini, của Hông Kông, vốn có hiệu lực từ ngày 1.7.1997, doanh trại PLA, nơi cư ngụ của một nhóm binh sĩ thuộc hải quân, không quân và bộ binh PLA, có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và bảo vệ an ninh cho Hông Kông.
Mặc dù Điều 14 của Luật Cơ bản quy định doanh trại PLA "sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hông Kông", nhưng chinh quyên Hông Kông "có thể yêu cầu chinh quyên trung ương (Bắc Kinh), khi cần thiết, chỉ đạo doanh trại hỗ trợ duy trì trật tự công cộng và cứu hộ thiên tai".
Ngoài ra, điều khoản này còn quy định "doanh trại PLA thực thi nhiệm vụ của mình theo đúng với điều khoản của luật pháp quốc gia mà chinh quyên trung ương đã quyết định áp dụng cho Hông Kông trong tình huống Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quôc quyết định tuyên bố chiến tranh hoặc, vì lý do bất ổn tại Hông Kông đe dọa sự thống nhất hoặc an ninh của quốc gia vượt quá tầm kiểm soát của chinh quyên Hông Kông, quyết định rằng Hông Kông đang trong tình trạng khẩn cấp".
Kể từ sau năm 1997, có rất ít thông tin về các hoạt động của binh sĩ Trung Quôc đóng tại Hông Kông, ngoại trừ một số ngày doanh trại này mở cửa mời người dân địa phương vào tham quan các khí tài và gặp gỡ binh sĩ.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu trong vài tháng gần đây cho thấy PLA đã bắt đầu hoạt động công khai hơn, với việc bến cảng Victoria tại Hông Kông thường xuyên đón nhận chiến hạm của Trung Quôc ghé thăm.
Theo Thanh Niên
Muốn ra tranh cử lãnh đạo Hồng Kông, phải được Bắc Kinh chấp thuận Các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử. Quốc hội Trung Quốc đã quyết định thay đổi cách bầu chọn người đứng đầu chính quyền Hồng Kông, mà theo đó các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines

Mỹ và Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận vũ khí 'khủng'

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc lãnh án vì nhận hối lộ

Nổ lớn khi quân đội tiêu hủy đạn, 13 người thiệt mạng tại Indonesia

Ảnh vệ tinh hé lộ tổn thất nặng nề của Pakistan sau khi Ấn Độ tập kích

Moskva tiết lộ cách đáp trả việc Ba Lan đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Krakow

Hàn Quốc: Gia đình nạn nhân vụ tai nạn máy bay của hãng Jeju Air đệ đơn kiện 15 người

Gaza bên bờ vực nạn đói nghiêm trọng

Khi Tổng thống Trump trở lại Riyadh: Saudi Arabia đã không còn như trước

Phương Tây chia rẽ vì số tiền khổng lồ của Nga bị đóng băng
Có thể bạn quan tâm

Vì sao không nên tùy tiện dùng thuốc bổ gan?
Sức khỏe
2 phút trước
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã bị bắt vì nhận tiền "chạy án"
Pháp luật
28 phút trước
Top 3 chòm sao cực kỳ may mắn ngày 14/5
Trắc nghiệm
34 phút trước
NSND Mai Hoa nói về danh xưng "Nữ hoàng nhạc phim", hạnh phúc ở tuổi 50
Sao việt
38 phút trước
Thấy chồng chuyển tiền cho người lạ, tôi âm thầm điều tra và tìm đến một căn hộ tập thể cũ, khi bắt gặp "đối tượng", tôi bỗng thấy xấu hổ
Góc tâm tình
43 phút trước
Nguyễn Xuân Son 'tình tứ' bên 1 hoa hậu, chính thất liền đăng ảnh khoe bụng bầu
Sao thể thao
44 phút trước
Justin Bieber làm 1 chuyện khiến vợ vỡ oà nhân Ngày của Mẹ, ngọt thế này ai còn đồn ly hôn nữa?
Sao âu mỹ
50 phút trước
Cha tôi, người ở lại - Tập 38: Bị Nguyên phũ thẳng thừng, Thảo 'thà đau một lần' nên chọn ra đi
Phim việt
58 phút trước
Phát hiện lăng mộ hoàng tử Ai Cập ẩn sau cánh cửa giả
Lạ vui
1 giờ trước
Tom Cruise hiếm hoi khen vợ cũ
Hậu trường phim
1 giờ trước