Người bị tiểu đường, bệnh phổi, bệnh tim, ung thư, suy thận có nguy cơ thuộc nhóm tử vong cao nhất nếu mắc Covid-19
Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, phần lớn các bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong được công bố đều có sẵn bệnh nền rất nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu… Do đó, người bệnh tử vong là điều bất khả kháng.
Tính đến sáng ngày 12/8, Việt Nam đã ghi nhận 17 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19, riêng ngày 10/8 ghi nhận tới 4 ca tử vong. Trong đó, hầu hết các ca tử vong đều là ở những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng từ trước khi nhiễm Covid-19.
Trước thông tin này, nhiều người đặt ra thắc mắc về mối tương quan giữa bệnh lý nền và Covid-19 là như thế nào? Tại sao những người mắc bệnh lý nền lại có nguy cơ tử vong cao? Và bệnh nhân mắc bệnh lý nền nào có nguy cơ cao nhất khi mắc thêm Covid-19. Mới đây, PGS. TS. Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã có những chia sẻ để giải đáp những băn khoăn này của người dân.
- Thưa ông, tại sao trong đợt dịch trước không có ca tử vong mà đợt dịch này lại có nhiều ca tử vong đến vậy? Liệu có phải do chủng virus lần này nguy hiểm hơn nên những người có sẵn bệnh lý nền dễ gặp nguy hiểm?
PGS. TS. Nguyễn Huy Nga: Đợt dịch trước chúng ta cũng có vài ca cao tuổi và mang bệnh nền nhưng may mắn không có ca tử vong. Tuy nhiên, đợt dịch này chúng ta đã có 15 ca tử vong và có thể con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Lý do là đợt dịch này, không may khởi phát tại các khoa có nhiều bệnh nhân mang bệnh nền nặng đến điều trị hoặc tái khám ở khoa chạy thận, khoa cấp cứu… Do đó, việc bệnh nhân bị nhiễm thêm Covid-19 làm cho cơ hội tiến triển của các bệnh mạn tính tăng lên, rất dễ rơi vào tình trạng nguy kịch. Tỷ lệ tử vong ở nhóm người này rơi vào khoảng 15%.
Tuy nhiên, việc xuất hiện các ca tử vong không phản ánh độc lực của chủng virus lần này nguy hiểm hay có sự biến đổi so với chủng cũ.
PGS. TS. Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.
Video đang HOT
- Như vậy những bệnh nhân nhiễm COVID-19 tử vong do bệnh lý nền, tức là họ đang mắc bệnh hay đã từng mắc bệnh?
PGS. TS. Nguyễn Huy Nga: Họ đã mắc bệnh nền từ trước và vẫn đang mắc khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
- Theo ông, những bệnh nhân mắc bệnh lý nền nào có nguy cơ tử vong, cần phải được bảo vệ an toàn nhất?
PGS. TS.Nguyễn Huy Nga: Các bệnh nền có nguy cơ tử vong cao khi bị nhiễm COVID 19 nữa là ung thư, bệnh phổi mãn tính, bệnh lý tim mạch, huyết áp, hen suyễn, béo phì, tiểu đường…Đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu. Do đó, rất dễ bị virus tấn công.
- Liệu có thể sắp xếp mức độ nguy hiểm của các loại bệnh lý nền khi bệnh nhân mắc thêm COVID-19 hay không?
PGS. TS. Nguyễn Huy Nga: Dịch bệnh Covid-19 là phản ứng của virus xâm nhập, nên việc sắp xếp các mức độ nguy hiểm của các loại bệnh nền còn phải dựa trên tình hình thực tế và thể trạng, sức khỏe của mỗi người bệnh. Thêm vào đó là những yếu tố liên quan như tuổi tác, sức đề kháng, hệ miễn dịch của từng người.
Tuy nhiên, ung thư, suy thận, bệnh phổi, bệnh tim, tiểu đường là những bệnh mà khi người bệnh mắc phải lại mắc thêm Covid-19 nữa thì sẽ có nguy cơ thuộc nhóm tử vong cao nhất. Những bệnh nhân càng có nhiều bệnh lý nền thì tỉ lệ tử vong sẽ càng cao hơn, không phân biệt ở nhóm độ tuổi nào, kể cả người trẻ.
Những việc cần làm để bảo vệ người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là người có bệnh lý nền:
1. Bố trí chỗ ở phù hợp
Cần tránh xa đường đi thẳng từ cổng vào nhà. Nếu có sân sau, nên bố trí phòng có cửa sổ mở ra sân sau. Nếu nhà nhiều tầng, nên sắp xếp phòng ở trên tầng cao, có nhà vệ sinh riêng trong phòng, cửa sổ hoặc lan can có nắng có gió. Dọn dẹp tất cả đồ đạc không cần thiết ra khỏi phòng, các vật dụng trong phòng nên có mặt phẳng trơn láng, dễ vệ sinh và tẩy trùng.
2. Dọn vệ sinh và tẩy trùng phòng ở, dụng cụ cá nhân… hàng ngày.
Lưu ý tẩy trùng tất cả các vị trí tay người có thể chạm vào như nút tắt mở đèn, tay nắm cửa… bằng cồn 70 độ.
3. Trang bị đầy đủ vật dụng vệ sinh cá nhân cần thiết
Khu vực vệ sinh cá nhân cần được bố trí với đầy đủ xà bông, nước sạch, nước muối loãng để súc miệng… và hướng dẫn người có nguy cơ cách thực hiện. Cố gắng “thị phạm” người có nguy cơ thực hành rửa tay, súc miệng… để đảm bảo các động tác vệ sinh đúng và hiệu quả.
4. Tránh tất cả các nguy cơ lây nhiễm
Người có yếu tố nguy cơ ở trong phòng, không tiếp xúc với người ngoài, và hạn chế tiếp xúc cả với người thân nếu trong nhà có người phải đi ra ngoài, nếu cần tiếp xúc gần nên mang khẩu trang.
Lưu ý tránh tất cả nguy cơ lây nhiễm âm thầm (ví dụ mẹ ra ngoài về tiếp xúc với con, nếu bà tiếp xúc với cháu cũng là có một nguy cơ tiếp xúc).
5. Bố trí khu vực vệ sinh
Đối với nhóm có yếu tố nguy cơ, người nhà nên bố trí khu vực vệ sinh tại cửa vào hoặc ở phòng vệ sinh gần cổng vào nhất, sao cho người phải đi ra ngoài về có thể rửa tay, thay quần áo, bỏ khẩu trang… trước khi tiếp xúc với người thân trong nhà.
6. Chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị
Chuẩn bị thuốc uống để điều trị bệnh nền đầy đủ, gọi điện thoại cho bác sĩ trước khi đến khám định kỳ để đến nơi là vào khám ngay, tuân thủ đầy đủ mọi quy tắc an toàn của cơ quan y tế.
TS. BS. Đào Thị Yến Phi (Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM))
4 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của quế
Quế không chỉ là loại gia vị giúp món ăn ngon hơn mà còn mạng lại nhiều lợi ích sức khỏe. Những lợi ích này có được chủ yếu nhờ các chất chống ô xy hóa mạnh trong quế.
Quế mạng lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hàm lượng chất chống ô xy hóa cao - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một trong những chất chống ô xy hóa trong quế là polyphenol. Chất này cũng chứa nhiều trong trà xanh, rất có lợi cho mạch máu, giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây tổn hại tế bào, kháng viêm và nhiều lợi ích khác.
Dưới đây là những lợi ích của quế mà ít người biết:
Giảm nồng độ cholesterol trong máu
Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng lâm sàng để chắc chắn rằng quế có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, quế có tác dụng tích cực đến các yếu tố có khả năng dẫn bệnh tim, theo Reader's Digest.
Một số bằng chứng khoa học cho thấy ăn 120 mg quế mỗi ngày có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu LDL, giảm chất béo trung tính và tổng lượng cholesterol trong máu.
Cải thiện độ nhạy insulin
Tình trạng kháng insulin, tức cơ thể phản ứng kém với insulin, có liên kết với nhiều căn bệnh khác nhau, phổ biến nhất là tiểu đường loại 2.
Các nghiên cứu cho thấy quế có thể giúp kiểm soát đường huyết ở những người bị tiểu đường. Quế không chỉ làm giảm đường huyết mà còn cải thiện độ nhạy insulin.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên chỉ dựa vào quế như là phương pháp chính giúp kiểm soát đường huyết. Một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên mới là cách hiệu quả giúp kiểm soát đường huyết, các chuyên gia khuyến cáo.
Chống ung thư
Hàm lượng chất chống ô xy hóa cao trong quế có thể ngăn ngừa các tổn thương ở ADN cũng như các đột biến tế bào có thể dẫn đến ung thư.
Các nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hiệu quả chống ung thư của quế. Các chuyên gia tin rằng cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trên người để cung cấp các bằng chứng lâm sàng về hiệu quả chữa ung thư của quế, theo Reader's Digest.
Ngăn sâu răng và hôi miệng
Nhờ có tác dụng kháng khuẩn nên quế rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy quế đặc biệt tốt khi dùng để ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng, theo Reader's Digest.
Chế độ ăn giàu protein thực vật có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim Các nhà nghiên cứu không chỉ phát hiện rằng chế độ ăn giàu protein có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, mà cụ thể là protein có nguồn gốc thực vật đặc biệt giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ. Các thực phẩm giàu protein thực vật - SHUTTERSTOCK Theo Healthline, nghiên cứu dựa...