Người bị nấm da không nên ăn gì?
Để điều trị nấm da, người bệnh cần kiêng cữ nhiều để mau khỏi bệnh, trong đó bao gồm nhiều loại thực phẩm. Việc ăn uống có tác động không nhỏ tới việc điều trị nấm da.
Ngoài những thực phẩm người bị nấm da nên ăn thì cũng có rất nhiều loại thực phẩm người bị nấm da không nên ăn. Cụ thể, bệnh nhân bị nấm da không nên ăn các thức ăn sau nếu không muốn tình trạng nấm da nặng hơn:
1. Thực phẩm có lượng đường cao
Những người từng có tiền sử bị nấm da hoặc thực hiện các biện pháp điều trị vì đang bị nấm da cần chú ý kiêng các loại thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh, các loại trái cây nhiều đường, mứt,…
Nguyên nhân do những màng sinh học từ vi nấm gây ra thường có cấu thành từ khoảng 30 – 32% là đường Glucose. Khi cơ thể đang có nấm ký sinh, dùng nhiều thực phẩm có đường, sẽ dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
2. Người bị nấm da không nên ăn thực phẩm có thành phần Gluten
Danh sách kiêng cữ tiếp theo cho bệnh nhân nấm da, chính là các loại hạt, thực phẩm giàu tinh bột: lúa mạch, yến mạch, lúa mì,…
Những loại thực phẩm này có thành phần Gluten. Do đó, thực phẩm chứa nhiều Gluten thường được khuyên nên tránh khi mắc các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh ngoài da do vi nấm.
Lưu ý, loại thực phẩm này không cần phải kiêng tuyệt đối nên người bệnh chỉ cần chú ý cắt giảm một chút tinh bột, hạt dinh dưỡng trong các bữa ăn đi là được.
thực phẩm chứa nhiều Gluten thường được khuyên nên tránh khi mắc các bệnh ngoài da – Ảnh Internet
3. Các loại thịt và hải sản
Đa phần các loại cá biển, tôm, cua, các loại thịt như bò, gà, một số động vật có vỏ và các loại hải sản khác thường gây ra dị ứng.
Video đang HOT
Khi tình trạng dị ứng xảy ra, khiến người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu và gãi nhiều. Điều này góp phần làm cho da nổi mẩn và còn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi nấm tại vùng da bị nấm có điều kiện lan rộng.
Đa số các loại cá biển, tôm, cua, các loại thịt như bò, gà, một số động vật có vỏ và các loại hải sản khác thường gây ra dị ứng – Ảnh Internet
4. Các chế phẩm từ sữa và đồ lên men
Sữa tươi,sữa chua kem, pho mát, kem sữa,… chế phẩm từ sữa nói chung và các loại sốt lên men như mayonnaise, sốt cà chua, một số loại dầu giấm, dầu bơ, dầu hướng dương, dầu đậu tương, dầu hạt cải,…
Nhóm thực phẩm này chỉ nên sử dụng với một lượng nhỏ để tránh khó chịu, kích ứng, khó chịu cho làn da.
Người bị nấm da không nên ăn chế phẩm từ sữa nói chung và các loại sốt lên men – Ảnh Internet
5. Một số loại thức uống người bị nấm da không nên sử dụng
Người có tiền sử nấm da và người đang bị nấm cần chú ý kiêng một số loại thức uống như: các loại bia, rượu, nước giải khát có gas, các loại soda, nước uống giàu năng lượng và một số loại thực phẩm khác.
Nhiều thức uống kể trên vốn không tốt cho sức khỏe. Khi bị bệnh ngoài da do vi nấm, việc sử dụng các loại thức uống này có thể làm cho tình trạng ngứa bùng phát rất nhanh và lan rộng trên da.
Nước giải khát có gas, các loại soda, nước uống giàu năng lượng người bị nấm da không nên uống – Ảnh Internet
6. Nói không với các chất kích thích
Chúng ta cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,…chất kích thích thì thường là: đồ uống có cồn, caffein,… bệnh nhân nấm da càng nên tránh xa những chất này, nhất là bệnh nhân nấm da đầu.
Tránh xa các loại đồ có chứa chất kích thích vì có thể khiến bệnh nấm da trở nên nghiêm trọng hơn – Ảnh Internet
Các nhà khoa học đã chứng minh bệnh nhân hút nhiều thuốc là có nguy cơ hói đầu cao hơn gấp đôi người không hút. Việc hút thuốc lá sẽ làm tổn thương các gen biểu bì ở chân tóc, làm giảm tính đàn hồi ở các mạch máu nhất là các huyết mạch ở da đầu ức chế quá trình vận chuyển máu đến chân tóc. Vì thế, mà tóc và da đầu càng yếu hơn, nấm da đầu càng có dịp để phát triển và khó chữa hơn.
Nhìn chung khi bị nấm da và người có tiền sử bệnh nấm da không cần phải kiêng quá nhiều loại thực phẩm.
Danh sách thực phẩm trên đây có thể giúp bạn tham khảo, bản thân mỗi bệnh nhân cũng cần có chế độ dinh dưỡng riêng biệt tùy theo cơ địa và mức độ kích ứng của loại thực phẩm đó đối với làn da. Bạn có thể trao đổi thêm với chuyên gia dinh dưỡng để có những chỉ định phù hợp nhất dành cho mình.
Bệnh tiểu đường và carb: Được ăn bao nhiêu carb trong một ngày?
Carb hoặc carbohydrate là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết sản xuất năng lượng để thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể.
Đo đường huyết - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mặc dù nó rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, nhưng carb không có tiếng tốt đối với những người muốn giảm cân. Nguyên nhân là do các tác dụng phụ khác nhau của việc tiêu thụ quá nhiều carb.
Carbohydrate (carb) bao gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa.
Ăn quá nhiều carb có liên quan đến tăng cân, sức khỏe tim mạch và thậm chí là bệnh tiểu đường. Carb được biết là làm tăng đột biến lượng đường trong máu, đây là một mối quan tâm lớn đối với những người bị bệnh tiểu đường.
Điều này thường khiến họ băn khoăn không biết bao nhiêu carb là đủ trong ngày, theo Times of India.
Bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu
Bánh mì đen có hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần bánh mì trắng. Chúng chứa nhiều vitamin B. Chỉ số Glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp hơn. - SHUTTERSTOCK
Carb là nguồn năng lượng chính cho cơ thể của chúng ta. Chúng được hệ tiêu hóa phân giải thành glucose, đi vào máu và sau đó đến các tế bào với sự trợ giúp của insulin, nơi nó được sử dụng làm nguồn năng lượng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể chúng ta không sản xuất đủ insulin hoặc gặp vấn đề trong việc sử dụng nó. Vì điều này, glucose ở trong máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu. Việc hấp thu quá nhiều nguồn carb không lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, có thể gây ra vấn đề theo thời gian cho bệnh nhân tiểu đường, theo Times of India.
Những điều bạn nên biết về carb
Vấn đề chính là các nguồn tinh bột không lành mạnh và tinh chế như bánh mì, mì ống, pizza, đồ chiên.
Các nguồn carb lành mạnh không có hại cho bệnh nhân tiểu đường nếu tiêu thụ với lượng vừa phải. Ngũ cốc nguyên hạt và carb phức hợp không làm tăng lượng đường trong máu ngay lập tức và không có hại cho sức khỏe.
Về cơ bản, có 3 nguồn cung cấp carb là: đường, chất xơ và tinh bột. Đường và tinh bột làm tăng lượng đường trong máu của bạn, nhưng chất xơ thì không. Vì vậy, bạn phải cẩn thận trong khi lựa chọn thực phẩm của mình.
Một người có thể ăn bao nhiêu carb trong một ngày?
Không có câu trả lời chắc chắn cho điều này, bởi vì mỗi cá nhân đều khác nhau và yêu cầu của cơ thể họ cũng vậy. Nói chung, khoảng một nửa lượng calo tiêu thụ hằng ngày của một bệnh nhân tiểu đường phải đến từ carbohydrate.
Vì vậy, nếu bạn tiêu thụ 2.000 calo mỗi ngày thì 1.000 calo phải là từ carb. Bạn có thể chia đều số lượng này theo tần suất bữa ăn để giữ lượng đường trong máu ổn định trong ngày, theo Times of India.
Lưu ý quan trọng
Carb rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Tiêu thụ ít carb hơn có thể dẫn đến mệt mỏi và suy nhược. Vì vậy, tốt nhất bạn nên lắng nghe cơ thể mình và hỏi ý kiến bác sĩ, theo Times of India.
Những món nên tránh ăn vào buổi sáng nếu muốn giảm cân Những người muốn giảm cân nên hạn chế những thực phẩm có chứa đường vào buổi sáng. Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng, chúng cung cấp năng lượng cho một ngày mới. Đối với những người muốn giảm cân nên có cách chọn món ăn phù hợp để đạt được kết quả tốt trong quá trình giảm cân: Những thực phẩm...