Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không?
Dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ kéo theo nhiều cơn đau dai dẳng và nghiêm trọng. Vì thế nên rất nhiều bệnh nhân thắc mắc liệu rằng khi bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay tập thể dục hay không?
Những người mắc bệnh đau thần kinh tọa sẽ cần cắt giảm các hoạt động sinh hoạt để hạn chế cảm giác đau nhức khó chịu mỗi khi cử động. Cơn đau dai dẳng và nghiêm trọng. Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục hay không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thực tế, mặc dù hoạt động thể dục thể thao điều độ có thể góp phần thuyên giảm cơn đau nhưng để tình trạng đau thần kinh tọa khỏi hoàn toàn, người bệnh vẫn cần phối hợp với phương pháp điều trị khác.
Một số bệnh nhân đã trải qua các cơn đau thần kinh tọa đã chứng minh rằng việc tập luyện thể dục thể thao có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh. Vậy thực tế liệu bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay tập thể dục hay không?
1. Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ ?
Trong phần lớn các trường hợp bệnh, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên hạn chế vận động và nghỉ ngơi nhiều để tránh gây cơn đau nặng nề hơn do tác động đến vùng chịu thương tổn.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn yêu cầu người bệnh hoạt động với cường độ nhẹ nhàng. Như vậy sẽ có thể tránh tình trạng ít vận động gây suy cơ, nguy hiểm nhất có thể dẫn đến bại liệt nửa thân. Trong số các hoạt động rèn luyện thể chất có cường độ nhẹ, đi bộ là lựa chọn lý tưởng nhất.
Đi bộ là phương pháp rèn luyện phù hợp với người đau thần kinh tọa (Ảnh: Internet)
Cần lưu ý rằng, đi bộ có ích cho người đau thần kinh tọa nhưng nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong quá trình phục hồi. Để giải quyết triệt để các tình trạng chèn ép gây đau cần phải kết hợp việc rèn luyện thể chất với các liệu pháp điều trị cụ thể.
2. Đi bộ giúp ích gì cho bệnh nhân đau thần kinh tọa?
Đi bộ là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng tê, cứng khớp cũng như đau nhức do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Bên cạnh đó khi đi bộ, chân và thắt lưng cũng được tác động nhẹ nhàng giúp giãn các nhóm cơ và khớp, giảm bớt áp lực gây đau thần kinh tọa. Góp phần cải thiện sức mạnh cũng như độ bền và độ linh hoạt của xương khớp.
Một số lợi ích khác của việc đi bộ với bệnh nhân đau thần kinh tọa còn có thể kể đến như là:
Video đang HOT
- Cột sống được nâng cao khả năng đàn hồi.
- Cải thiện khả năng vận động và di chuyển của bệnh nhân.
- Giúp giảm đau và chống viêm do quá trình giải phóng endorphin được thúc đẩy.
Đi bộ đem lại nhiều lợi ích cho việc đau thần kinh tọa – Ảnh Internet
3. Những lưu ý khi đi bộ dành cho bệnh nhân đau thần kinh tọa
Để giảm bớt các nguy cơ khiến các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên trầm trọng hơn khi đi bộ, người bệnh cần chú ý một số điều như sau:
- Không bước quá dài. Điều này là do sải chân dài có nguy cơ kích thích dây thần kinh tọa và gây đau đớn hơn nhiều do đè nén lên đĩa đệm thắt lưng.
- Không nên đi bộ quá lâu. Việc đi bộ quá lâu sẽ gây phản tác dụng do xương khớp phải hoạt động quá mức. Thời gian đi bộ hợp lý là từ 20 đến 30 phút mỗi ngày.
- Ngoài thời gian đi bộ, cường độ tập luyện cũng nên được điều chỉnh để phù hợp với thể trạng từng người. Bệnh nhân cần duy trì một tốc độ đi vừa phải và duy trì cảm giác thoải mái của cơ thể. Không nên gắng sức vận động quá sức mình để tránh gây những tổn thương không cần thiết.
- Nên kết hợp một số bài tập thể dục thể thao khác như cầu lông, chạy bền, tập Yoga… để rèn luyện được sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia về các bài tập cũng như cường độ tập luyện để phù hợp với tình trạng sức khỏe trước khi bắt đầu đi bộ.
Những bài thể thao nên và không nên tập khi bị cúm
Trong bối cảnh dịch cúm đang có xu hướng bùng phát do thời tiết, đặc biệt là dịch Corona, việc giữ sức khỏe thông qua các bài tập thể dục là rất quan trọng.
Tuy nhiên, việc hoạt động nhiều hơn khi bị cúm không phải lúc nào cũng là một ý tưởng hay. Nhưng trong một số trường hợp, hoạt động nhẹ đến trung bình thực sự có thể giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Khi bị cảm cúm, tập thể dục có thể là một trong những điều hữu ích giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn khi đang chịu nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, việc hoạt động nhiều hơn khi bị cúm không phải lúc nào cũng là một ý tưởng hay. Nhưng trong một số trường hợp, hoạt động nhẹ đến trung bình thực sự có thể giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Trưởng ban sức khoẻ, Y học đài ABC - Tiến sĩ Richard Besser, tác giả của cuốn Tell Me the Truth, Doctor (Bác sĩ, hãy cho tôi biết sự thật) cho biết, nếu có những triệu chứng như hắt hơi, xoang, nghẹt mũi, thì việc đổ mồ hôi thường được coi là an toàn. Dưới đây là những bài thể thao nên và không nên tập khi bị cúm.
Nên: Đi bộ
Chỉ cần đi bộ thường xuyên 20 phút cũng có thể giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng cảm lạnh
Bị cảm lạnh có thể làm giảm mức năng lượng của cơ thể khiến chúng ta có thể không cảm thấy khỏe mạnh về thể chất. Thế nhưng, chỉ cần đi bộ thường xuyên 20 phút cũng có thể giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên đi bộ có xu hướng bị bệnh ít hơn, nói chung.
Nên: Chạy bộ
Theo Andrea D. Hulse, bác sĩ chuyên khoa gia đình tại Washington chia sẻ: "Các bệnh nhân của tôi đều nói rằng chạy bộ giúp họ cảm thấy tốt hơn khi bị bệnh. Chạy là một loại thuốc thông mũi tự nhiên,có thể giúp làm sạch đầu của bạn và cảm thấy bình thường trở lại."
Nên: Khí công
Khí công đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện lưu lượng máu và tăng năng lượng
Đây là một dạng tập luyện với chuyển động chậm, tập trung và ý nghĩ. Khí công là sự giao thoa giữa võ thuật và thiền định. Khí công đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện lưu lượng máu và tăng năng lượng. Trong y học Trung Quốc, khí công này được xem là phương thức là điều chỉnh và chữa lành cơ thể hoặc lực năng lượng của cơ thể.
Có một số bằng chứng hiện nay cho thấy khí công cũng có khả năng tăng cường miễn dịch. Một nghiên cứu của Đại học Virginia năm 2011 cho thấy, những người tập khí công ít nhất một lần một tuần bị nhiễm trùng hô hấp ít hơn 70% những người không tập.
Không nên: Chạy bền
Theo bác sĩ Andrea D. Hulse, tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích hệ thống miễn dịch và giúp chúng ta khỏe mạnh. Nhưng tập thể dục thường xuyên quá nhiều ở cường độ cao có thể có tác dụng ngược lại.
Cô cho biết, dù chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động của sức chịu đựng khi chạy trong khi bị bệnh nhưng sự căng thẳng chung của nó đối với hệ thống miễn dịch đã được ghi nhận rõ ràng. Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Khoa học Ứng dụng cho thấy, chức năng miễn dịch có thể bị tổn hại sau 24 giờ khi kéo dài, tập thể dục liên tục (1,5 giờ hoặc lâu hơn).
Nên: Yoga
Yoga giúp cơ thể giải phóng Cortisol, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường.
Yoga giúp cơ thể giải phóng Cortisol (Hormon chống stress. Nó làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, có tác động ức chế miễn dịch, chống dị ứng), giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường. Một số nghiên cứu cho thấy các kỹ thuật giảm căng thẳng như tập yoga, tập thở có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Trưởng ban sức khoẻ, Y học đài ABC - Tiến sĩ Richard Besser cho rằng, các động tác tập kéo dài một cách nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau liên quan đến cảm lạnh và nhiễm trùng xoang.
Nếu quá lo lắng về việc tập luyện quá sức với những động tác mạnh mẽ thì chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn những bài tập mang phong cách luyện tập chậm hơn như Hatha, Lyengar Yoga hay tập trung vào các tư thế phục hồi và đừng quên nói "om". Một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy việc ngân nga là một cách tốt để mở ra các đoạn xoang bị tắc.
Không nên: Tập gym
Ngoài cách tập thể dục khi bị ốm, điều quan trọng là phải xem xét nơi chúng tập thể dục. Tiến sĩ Richard Besser nói cho rằng, nếu việc tập luyện liên quan đến việc đến phòng tập thể dục và tiếp xúc gần với người khác thì chúng ta cần tự hỏi mình rằng có muốn ai bị lây hay không.
"Nếu bạn không muốn người khác dùng chung máy chạy bộ sau khi bạn có triệu chứng hắt hơi, ho hay lau mũi thì nên tập thể dục nhẹ ở nhà bởi vi trùng có thể lây lan dễ dàng trên máy móc, trong phòng thay đồ. Vì vậy tốt nhất bạn nên tránh xa trong khi bạn bị bệnh" - Tiến sĩ Richard Besser nói.
Nên: Khiêu vũ
Tham gia một lớp học nhảy Zumba hoặc Cardio hay thậm chí chỉ cần hát theo giai điệu yêu thích trong khi dọn dẹp nhà cửa là một kỹ thuật giảm căng thẳng. Trên thực tế, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chỉ nghe nhạc khiêu vũ trong 50 phút đã giúp tăng Cortisol (Hormon chống stress, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, có tác động ức chế miễn dịch, chống dị ứng) và các kháng thể chống lạnh, tăng cường sự chắc chắn cho hệ thống miễn dịch.
Không nên: Nâng tạ
Sức mạnh và hiệu suất có thể sẽ bị giảm đi trong khi bị cúm. Việc tập tạ trong thời điểm này cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương khi cố gắng nâng thiết bị nặng. Thêm vào đó, căng cơ khi nâng tạ cũng có thể gây ra áp lực xoang.
Đăng Huy
Theo toquoc
"4 sớm - 1 muộn" sau đẻ mổ: Mẹ nhất định phải nhớ để không nguy hiểm tính mạng Sau khi mổ lấy thai thành công, mẹ bầu phải tuân thủ nguyên tắc "4 sớm 1 muộn" để không gây nguy hiểm cho tính mạng của mình. Nhiều người lựa chọn phương pháp sinh mổ vì không muốn chịu những cơn đau đẻ được mô tả tương đương gãy 12 chiếc xương sườn. Nhưng cũng có nhiều bà bầu lại bắt buộc...