Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?
Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù hợp như nên ăn gì, kiêng gì và lượng carbohydrate mỗi ngày.
Carbohydrate (carbs) là một yếu tố dinh dưỡng đa lượng, là thành phần cơ bản trong thức ăn của con người. Carbs đóng một vai trò to lớn trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường, vì sự phân hủy của chúng trong hệ thống tiêu hóa khiến lượng đường trong máu tăng lên. Và việc kiểm soát bệnh đái tháo đường có liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo ThS.BS nội trú. Đào Thị Thu chuyên khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, cần lưu ý là không có kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường chung cho tất cả mọi người. Khi hiểu biết nhiều hơn về carbohydrate và bệnh đái tháo đường, điều đó sẽ giúp bác sĩ và người bệnh lên một kế hoạch phù hợp với cơ thể và lối sống.
Carbohydrate đóng một vai trò to lớn trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.
1. Thực phẩm nào chứa carbs?
Có ba loại carbohydrate: đường, tinh bột và chất xơ. Nếu đang đếm lượng carbohydrate, cần chú ý đến tổng lượng carbohydrate được liệt kê trên nhãn dinh dưỡng, là tổng của cả ba loại.
Dưới đây là một số thực phẩm chủ yếu lấy calo từ carbohydrate (một số còn chứa protein và chất béo):
Ngũ cốc: Bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo, bánh ngô, bánh quy giòn, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt.
Các loại đậu: Đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan.
Rau có tinh bột: Khoai tây, ngô.
Rau không chứa tinh bột: Tất cả các loại rau khác (ví dụ: đậu xanh, cà chua, rau diếp, cà rốt, măng tây, súp lơ trắng, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, củ cải đường,…).
Các loại trái cây và nước ép trái cây.
Video đang HOT
Sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua.
Đồ uống có thêm đường: soda thông thường, nước trái cây, cocktail nước trái cây.
Đồ ngọt: Kem, kẹo, đồ nướng.
2. Mối liên hệ giữa carbs, insulin và đường huyết
Khi ăn thực phẩm có carbs, carbs sẽ bị phân hủy thành glucose (đường), đi vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. Điều này báo hiệu tuyến tụy sẽ giải phóng insulin. Insulin sau đó sẽ đưa đường từ máu đến tế bào để sử dụng làm năng lượng. Sau đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống. Lần ăn sau đó lại xảy ra quá trình này.
Carbs làm cho lượng đường trong máu tăng lên, việc kiểm soát lượng carbs nạp vào cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách, khiến cơ thể khó điều chỉnh lượng đường trong máu. Bởi vì carbohydrate làm cho lượng đường trong máu tăng lên, việc kiểm soát lượng carbs nạp vào cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Mặc dù có ba loại carbohydrate: đường, chất xơ và tinh bột nhưng chúng không được tiêu hóa giống nhau.
Các loại rau không chứa tinh bột chủ yếu chứa chất xơ và ít hoặc không có đường, vì vậy chúng không làm tăng lượng đường trong máu quá cao và do đó, không cần phải giải phóng nhiều insulin. Vì vậy, hãy ăn những loại rau không chứa tinh bột.
Ngược lại, nước ép trái cây, soda và ngũ cốc tinh chế (ví dụ: mì ống trắng, gạo hoặc bánh mì) chứa ít hoặc không có chất xơ, vì vậy chúng làm tăng lượng đường trong máu và tiết ra nhiều insulin hơn.
3. Bao nhiêu carbs là phù hợp với người bệnh đái tháo đường?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều mức hấp thụ carbs khác nhau có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và lượng carbs tối ưu sẽ khác nhau tùy theo từng cá nhân. Vì vậy, không có câu trả lời chính xác về một lượng carbs phù hợp với mọi người. Lượng bạn có thể ăn và duy trì trong phạm vi đường huyết mục tiêu phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động và nhiều yếu tố khác.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ từng khuyến nghị những người mắc bệnh đái tháo đường nên lấy khoảng 45% lượng calo từ carbs. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ hiện khuyến khích một cách tiếp cận cá nhân hóa, trong đó lượng carb lý tưởng phải tính đến sở thích ăn kiêng và mục tiêu trao đổi chất của mỗi người. Điều quan trọng là phải ăn số lượng carbs mà bạn cảm thấy tốt nhất và có thể duy trì lâu dài trên thực tế.
Tính toán lượng carbohydrate, protein và chất béo bạn có thể ăn trong các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ trong ngày để giữ lượng đường trong máu ổn định.
Nhiều chuyên gia khuyên nên lấy 45%-65% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Như vậy, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng hấp thụ một nửa lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Ví dụ, nếu tiêu thụ 1.800 calo mỗi ngày, người bệnh nên nhắm đến mục tiêu 900 calo carbohydrate mỗi ngày.
Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý điều này khác nhau đáng kể giữa những người dựa trên lượng calo họ cần ăn để duy trì cân nặng khỏe mạnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xác định lượng carbohydrate nên ăn mỗi ngày.
3 chiến lược có thể kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm
Cắt giảm lượng carbohydrate dư thừa, tăng lượng chất béo lành mạnh và protein, vận động thường xuyên là 3 chiến lược có thể kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm.
Theo Tiến sĩ Apurva Sawwant, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe phòng ngừa bệnh tiểu đường ở Ấn Độ, 3 chiến lược đơn giản này có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn duy trì vóc dáng và năng động trong thời gian dài.
Cắt thực phẩm chế biến và các bữa ăn sẵn, cùng với luyện tập thường xuyên giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Hiện bệnh tiểu đường đã tăng đều đặn ở trên toàn thế giới trong ba thập kỷ qua. Không chỉ số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang tăng lên mà nó còn ở độ tuổi trẻ hơn.
Do đó, các chuyên gia trên khắp thế giới khuyên mọi người hãy thực hiện chiến lược này để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm.
Cắt giảm lượng carbohydrate dư thừa
Bạn cần cắt thực phẩm chế biến và các bữa ăn sẵn. Mặc dù những thực phẩm này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, nhưng chúng cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Khi chúng ta tiêu thụ những thực phẩm này vô tình nạp nhiều carbohydrate hơn mức cơ thể cần hoặc có thể xử lý trong một ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng Shikha cho biết, "Phần lớn chúng ta có cuộc sống ít vận động và chúng ta không cần nhiều hơn ba khẩu phần carbohydrate mỗi ngày".
Do đó, bạn nên bổ sung các loại carbohydrate lành mạnh như kê, yến mạch và thậm chí cả gạo vào chế độ ăn hàng ngày của bạn, thay vì lựa chọn thực phẩm mua ở cửa hàng.
Tăng lượng chất béo lành mạnh và protein
Bạn phải chọn đúng loại chất béo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng đa lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh lượng protein hấp thụ đủ để "giữ lượng đường trong máu ổn định".
Chuyên gia cũng khuyên bạn nên kết hợp carbohydrate với protein và chất béo lành mạnh, bao gồm dầu dừa, quả bơ, hạt siêu cấp, các loại hạt, dừa và nhiều loại khác.
Vận động cơ thể thường xuyên
Vận động thường xuyên là mẹo đơn giản nhất để duy trì lối sống lành mạnh. Nó cũng là cách tốt nhất để đốt cháy năng lượng mà bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Sự kết hợp giữa tập luyện sức mạnh và tim mạch sẽ giúp tăng độ nhạy insulin khi cơ bắp hấp thụ glucose trong máu, duy trì lượng đường trong máu. Từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường khởi phát sớm?
Bệnh tiểu đường là vấn đề liên quan đến lối sống xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng glucose trong cơ thể.
Trong khi những người từ 40 tuổi trở lên được coi là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, thì bệnh tiểu đường khởi phát sớm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai dưới 40 tuổi hoặc thậm chí chỉ 18 tuổi.
Theo các chuyên gia y tế, quá trình hình thành gen đóng vai trò chính trong nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Không chỉ vậy, lối sống ít vận động kết hợp với thói quen ăn uống không lành mạnh, ngủ kém và căng thẳng cao là một số lý do chính dẫn đến bị bệnh tiểu đường sớm.
8 cách ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến Lượng đường trong máu tăng đột biến có thể khiến mạch máu cứng lại và thu hẹp, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Tìm hiểu các cách giúp giữ lượng đường trong máu ổn định để tránh nguy cơ. Lượng đường trong máu tăng đột biến xảy ra sau khi ăn, lượng đường trong máu tăng lên và sau đó giảm mạnh....