Ngừng học tập trung do dịch Covid-19, học sinh cuối cấp ôn thi ra sao ?
Hầu hết các trường tại TP.HCM đều chọn phương án học sinh cuối cấp ôn thi tập trung nhưng với thời lượng và giãn cách phù hợp để đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM đang trong giai đoạn ôn thi chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 dự kiến diễn ra đầu tháng 7 – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Giao quyền chủ động cho hiệu trưởng
UBND TP.HCM đã quyết định cho học sinh (HS) các trường từ mầm non đến THPT ngừng đến trường từ ngày 10.5. Tuy nhiên, riêng HS lớp 9, lớp 12, để đảm bảo chất lượng cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT, tùy theo điều kiện cụ thể, UBND TP.HCM giao quyền chủ động cho hiệu trưởng các trường có thể cân nhắc, xây dựng phương án duy trì tổ chức học tập trực tiếp nhưng phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chí được quy định tại bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS, giáo viên, công nhân viên…
Kế hoạch theo từng tuần
Để chuẩn bị kiến thức cho HS lớp 9 tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trong điều kiện dịch bệnh, bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), cho biết nhà trường xây dựng kế hoạch ngắn hạn, theo từng tuần sao cho hiệu quả nhất. Trước mắt trong tuần đầu tiên HS khối 9 sẽ học 3 m ôn thi kỳ thi lớp 10, mỗi môn 7 tiết. Trong đó có 3 tiết học trên phần mềm, còn lại 4 tiết sẽ học trực tuyến với giáo viên bộ môn để củng cố, hệ thống lại kiến thức và giải đáp, nâng cao bài tập. Sau một tuần, nhà trường sẽ nắm bắt thông tin dịch bệnh và hiệu quả từ việc học tại nhà, sẽ tính toán cụ thể việc học tập trung nhưng phải đảm bảo giãn cách trong lớp và các nguyên tắc phòng dịch khác.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh), cho hay nhà trường đã xây dựng phương án cho HS đến trường học tập trung 10 tiết/tuần/môn với khoảng 23 HS/lớp.
Một hiệu trưởng trường THPT thuộc tốp 2 tại TP.HCM cho rằng những trường tốp đầu, HS đầu vào có học lực từ khá trở lên, khả năng tự học ổn định thì việc học ôn trực tuyến tại nhà có hiệu quả. Những trường còn lại, “nếu không gò” sẽ ảnh hưởng đến các kỳ thi quan trọng sắp tới. Theo nguyện vọng của phụ huynh, nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch ôn tập tại trường với điều kiện giãn cách trong lớp học để đạt mục tiêu kép.
Bà Hoàng Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết HS lớp 12 học tập trung từ ngày 13.5 đến hết 29.5 với thời lượng sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Trong thời gian này, nhà trường cho HS khai báo y tế, hằng ngày quét mã code trên phần mềm quản lý và đo thân nhiệt. Trường có 45 phòng học nên sẽ thực hiện giãn cách bằng cách 13 lớp 12 sẽ phân bổ học tại 26 phòng học và phân công giáo viên hỗ trợ tối đa cho HS cuối cấp.
Video đang HOT
Điều chỉnh để phù hợp với tình hình dịch bệnh
Tương tự, theo ông Nguyễn Hùng Khương, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), thông tin kế hoạch ôn tập của HS lớp 12 được xây dựng trên tinh thần chủ động điều chỉnh để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Trước mắt, HS sẽ học trực tiếp tại trường đến ngày 22.5 với sĩ số biên chế lớp cũ chia thành 2, còn khoảng 20 HS/lớp.
“Trong kế hoạch, nhà trường sẽ tổ chức cho HS thi thử tốt nghiệp THPT vào 2 ngày 25 và 26.5. Nếu đến thời điểm đó, HS vẫn học trực tiếp tại trường thì các em làm bài trên giấy còn ngược lại sẽ thực hiện bài thi thử trên phần mềm trực tuyến. Sau khi thi thử thì nhà trường sẽ tổ chức 4 tuần ôn tập kéo dài đến khoảng cuối tháng 6 với 3 buổi sáng/tuần”, vị hiệu phó đưa ra phương án dự kiến.
Còn tại Trường THCS-THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), ông Trần Minh, Hiệu phó nhà trường, cho biết nhà trường vận động trên tinh thần tự nguyện HS cuối cấp thời gian này vào nội trú thay vì về nhà vào cuối tuần để đảm bảo an toàn cho HS.
Học sinh cuối cấp vừa ôn thi vừa lo Covid-19
Covid-19 bùng phát giữa thời điểm ôn thi cấp tốc khiến nhiều học sinh lớp 9 và 12 lo lắng không đạt được phong độ như kỳ vọng.
Buổi học chiều 7/5, thầy giáo yêu cầu cả lớp cập nhật ứng dụng học online, Nguyễn Đức Bình, học sinh lớp 12 trường THPT Trần Phú ( Phú Thọ ), thốt lên: "Lại nữa". Dù vẫn được đến trường với yêu cầu đeo khẩu trang ngay cả trong lớp học, Bình lo vài hôm nữa phải học online bởi Phú Thọ đã xuất hiện ca Covid-19.
Trước đó, trường THPT Trần Phú còn thông báo lùi lịch thi thử tốt nghiệp THPT từ đầu tuần sang cuối tuần sau. "Với tình hình này, em không biết kỳ thi có diễn ra được không. Dù chỉ là thi thử, nó là bước chuẩn bị quan trọng cả về kiến thức và tinh thần cho em", Bình nói.
Chỉ đăng ký thi tốt nghiệp THPT để xét tốt nghiệp do đã định hướng học hệ cao đẳng ngành Công nghệ thông tin, Bình vẫn sốt ruột vì lực học trung bình, không tập trung học hành trong hai năm trước mà lại gặp Covid-19 giữa giai đoạn ôn thi nước rút. Với em, mục tiêu tốt nghiệp không hề dễ dàng.
Đã thi xong học kỳ, hiện Bình dồn sức cho các môn thi tốt nghiệp. Ngoài hai buổi tối học thêm ở nhà thầy cô, các buổi sáng và chiều trong tuần, em tập trung ôn luyện 6 môn thi tại trường. Lịch học này sẽ duy trì cả trong tháng hè, đến gần thời điểm kỳ thi diễn ra (ngày 7-8/7). Phải dừng đến trường giai đoạn này là sự thiệt thòi bởi theo nam sinh, học trực tuyến không thể đạt hiệu quả như trực tiếp, đặc biệt với những học sinh lực học như em.
"Ở trường, gặp bài khó, em có thể hỏi trực tiếp và được giải đáp ngay. Nhưng với học online, nhiều bạn nhắn thầy cô nên đôi khi phần hỏi của mình không được trả lời nhanh, dẫn đến xao nhãng", Bình nói. Giờ em chỉ mong kéo dài được việc đến trường ngày nào tốt ngày đó.
Học sinh lớp 12 tại TP HCM tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM hồi cuối tháng 3/2021. Ảnh: Diệu Uy.
Tại TP HCM , tùy vào điều kiện, diễn biến dịch, các trường THPT có thể cho học sinh lớp 12 đến trường ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, khả năng phải học online rất cao khiến nhiều học sinh cuối cấp lo lắng.
Đặt mục tiêu đậu Đại học Kinh tế TP HCM, Trần Quốc Bảo, ngụ quận Phú Nhuận, miệt mài ôn tập, giải đề để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng sắp tới. Hai năm học liên tiếp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Bảo có phần tiếc nuối, đặc biệt là ở thời điểm này. "Lẽ ra học sinh sẽ có hơn một tháng ôn tập tập trung tại trường thì nay có khả năng học online. Cũng rất tiếc bởi đây là giai đoạn vàng, nếu được học trực tiếp với thầy thì hiệu quả rất lớn", Bảo cho hay.
Với học lực giỏi ba năm, nhất là tiếng Anh và Vật lý, Đinh Thiên Ân, học sinh 12 trường THPT Nguyễn Công Trứ (quận Gò Vấp) dự định xét điểm tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh) vào khoa Kỹ thuật Cơ điện tử, Đại học Bách Khoa TP HCM.
Từ đầu năm, Ân đã xây dựng kế hoạch ôn tập theo từng mảng kiến thức. Sau khi nắm được kiến thức cơ bản, nam sinh tập trung ôn luyện, giải đề để quen áp lực thời gian và không khí trong phòng thi. "Kỳ thi sắp tới em đặt cược toàn bộ cơ hội. Hiện tại, em đã học xong chương trình ở trường và đang bước vào giai đoạn cấp tốc luyện đề để đạt được phong độ tốt nhất hôm thi", Ân nói.
Ân nhận xét việc ôn tập đang đi đúng theo kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, Covid-19 ập đến khiến em bị ảnh hưởng. Không phải chỉ lần này, cả những lần phải ngừng đến trường và học online trước đó cũng khiến việc ôn thi của em ít nhiều bị xáo trộn. Đây là điều đáng tiếc khi kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT dàn đều cả lớp 11 và 12.
Với Ân, gặp trực tiếp thầy cô, bạn bè mang tới hiệu quả tốt hơn rất nhiều khi có thể nêu thắc mắc và trao đổi ý kiến một cách trực quan hơn. Việc học online phụ thuộc vào đường truyền, mạng Internet và đòi hỏi ý thức tự học cao.
Không quá lo về mặt kiến thức bởi chỉ cần đỗ tốt nghiệp để du học Mỹ theo học bổng nhận được hồi tháng 3, Ngọc Anh, học sinh lớp 12 một trường chuyên ở Hà Nội , lại lo lắng kỳ thi tốt nghiệp THPT bị lùi lịch, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội ghi nhận nhiều ca Covid-19 nhất cả nước với 72 ca (tính từ 29/4).
"Em sẽ bay sang Mỹ và nhập học vào nửa cuối tháng 8. Vì vậy, nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT bị lùi, có thể em sẽ bị ảnh hưởng. Em lại không có kế hoạch gap year", Ngọc Anh nói. Nữ sinh cũng lo lắng về sức khỏe, phải xét nghiệp Covid-19 trước khi lên đường sang Mỹ.
Không chỉ học sinh lớp 12, những em lớp 9 chuẩn bị thi vào 10 cũng nóng ruột vì phải học online. Võ Lương Vinh, trường THCS Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) bức bối khi việc ôn tập ở trường và trung tâm đều phải dừng.
"Học online rất nhiều vấn đề mà lớn nhất là em không thể tập trung được như học trên lớp nên hiệu quả kém hơn hẳn", Vinh nói với kinh nghiệm lần thứ ba phải học online trong hai năm qua. Hiện, em chỉ tập trung học bốn môn Toán, Văn, Anh, Lịch sử để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 ngày 10-11/6.
Đặt nguyện vọng 1 vào trường THPT Nguyễn Gia Thiều, ngôi trường mà nhiều học sinh quận Long Biên muốn vào nên Vinh lường trước được tính cạnh tranh cao. Điều này khiến em thêm phần áp lực. Nam sinh "ngán" nhất môn Lịch sử bởi môn thi này được thông báo muộn, điểm thi học kỳ vừa rồi lại không cao.
Cho rằng quá thiệt thòi so với lứa học sinh lớp 9 năm ngoái - những bạn chỉ phải học online một đợt và được thi ba môn vào lớp 10, Vinh cầu mong kỳ thi diễn ra đúng thời gian quy định, đề thi không đánh đố.
Năm học 2019-2020, học sinh cả nước nghỉ gần 3 tháng do Covid-19. Năm học 2020-2021, học sinh ở 36 tỉnh thành phải học online khoảng 2-3 tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do dịch bùng phát ở 13 tỉnh thành, tâm điểm là Hải Dương. Học sinh cuối cấp năm nay là lứa phải học online nhiều nhất từ trước tới giờ.
Ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Nghệ An: Nhanh nhưng không vội Còn gần 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Nghệ An chính thức diễn ra. Các trường xây dựng kế hoạch ôn thi phù hợp với thực tế. Công tác ôn tập tại các trường THCS được tăng cường với tinh thần "đẩy nhanh" nhưng không nóng vội, không bỏ qua, cắt xén kiến thức. Điều chỉnh ôn...