Ngừa 6 bệnh do virut gây cho trẻ trong mùa thu
Miền Bắc mới sang mùa thu, thời tiết thay đổi đột ngột, mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể rất cao, cơ thể trẻ nhỏ không thích nghi kịp nên dễ bị ốm. Dưới đây là những bệnh do virut gây ra, dễ gặp ở trẻ trong mùa thu.
Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Tác nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do virut như virut hợp bào hô hấp (VRS), có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có nguy cơ xảy ra thành dịch và là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện. Virut cúm và á cúm và Adenovirus cũng gây bệnh cho nhiều trẻ bị viêm tiểu phế quản.
Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì bé ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Nếu bé có dấu hiệu bệnh nhẹ, chú ý cho bé ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Để giúp bé dễ thở và bú tốt hơn thì cần làm thông thoáng mũi cho bé, có thể bằng cách nhỏ một vài giọt nuớc muối sinh lý. Khi bé có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, có biến chứng cần cho bé nhập viện để điều trị.
Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào cuối hè, đầu thu, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện: bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu…Nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết , tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ xuất huyết, nên cho uống thuốc giảm sốt loại paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới bệnh viện kịp thời.
Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa hè thu, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng. Biểu hiện thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.
Video đang HOT
Biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Vì vậy, việc chăm sóc bé bị tiêu chảy là rất quan trọng. Nên cho bé uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Còn nếu thấy bé mệt quá, không ăn uống gì, không chơi, nằm li bì thì nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa.
Sốt phát ban ở bé thường do virut sởi hoặc virut Rubella gây ra. Bệnh gây ra bởi virut sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virut Rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh.
Khi bị sốt phát ban, bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.
Đây là bệnh lây nhiễm do virut nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng. Cho bé dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Cần cho bé tiêm phòng sởi và Rubella theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virut cúm. Thường do hai chủng virut cúm A, B gây ra. Chứng cảm cúm khiến bé khó chịu với các triệu chứng: Bé có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Chứng cảm cúm có thể tự khỏi. Tuy nhiên để giảm khó chịu thì cần cho bé dùng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol khi bé sốt cao trên 38,5 độ, nhỏ nước muối sinh lý cho bé đỡ ngạt mũi, sử dụng dung dịch mật ong chanh đào để giảm ho… Khi thấy bé có các dấu hiệu nặng hơn, thì cần đưa đi khám để ngừa biến chứng.
Quai bị
Bệnh quai bị do virut Paramyxovirus hoặc siêu vi gây ra, bệnh thường xuất hiện vào lúc giao mùa ở trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 14 tuổi và thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi nhờ sự miễn dịch thụ động ở mẹ truyền qua. Bệnh quai bị ở trẻ có đặc trưng là sưng tuyến nước bọt, bệnh lây truyền qua nước bọt, ho, hắt hơi và khi dùng chung những vật dụng cá nhân. Diễn biến bệnh thường nhẹ, bé có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho; sau đó sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường.
Quai bị là một bệnh lành tính, tỷ lệ biến chứng là 1/1000. Bé trai có thể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh. Ngoài ra bé cũng có thể bị viêm não, màng não, xảy ra vào ngày thứ 3-10 với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật…
Nếu đang mắc quai bị mà bé có biểu hiện bất thường như: đau tinh hoàn, sờ rắn lại (ở bé trai), đau bụng dưới (ở bé gái) hoặc thấy đau đầu, nôn… thì cần đến bệnh viện để kiểm tra sớm.
Bệnh do virut nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau… Có thể đắp ấm vùng tuyến mang tai nhằm giảm những cơn đau cho bé; chăm sóc răng miệng cho bé sạch sẽ; cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo baohatinh
Mùa thu đến, mẹ mặc quần áo cho con theo quy tắc "3 ấm 1 mát" thì chẳng lo gì con đau ốm
Các em bé còn nhỏ, hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh nên rất dễ ốm trong thời tiết giao mùa do chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm thường rất lớn. Vì vậy, các mẹ đừng quên các quy tắc ăn mặc cho bé để có thể bảo vệ bé tốt hơn nhé.
Dưới đây là quy tắc ăn mặc "3 ấm, 1 mát" được nhiều mẹ áp dụng.
3 bộ phận của bé cần được giữ ấm nhiều nhất
Đó là 3 bộ phận mẹ cần giữ ấm cho bé bao gồm: lưng, bụng, tay, chân.
Với trẻ nhỏ lưng là bộ phận ấm nhất. Nếu lưng bị lạnh, bé rất dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi. Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy lưng bé bị lạnh, hãy nhanh chóng mặc thêm quần áo cho bé. Ngược lại, nếu lưng bé bị đổ mồ hôi, điều đó có nghĩa là bé đang rất nóng, các mẹ nên giảm bớt quần áo để tránh bé bị khó chịu.
Ngay từ khi em bé chào đời, bụng luôn là bộ phận cần giữ ấm nhiều nhất. Bụng bị lạnh, đường ruột của bé sẽ gặp vấn đề. Do đó, mẹ nên chú ý cho bé mặc áo kín bụng.
Mẹ cũng đừng quên giữ tay, chân của trẻ ở nhiệt độ bình thường. Bởi vì có rất nhiều dây thần kinh và huyệt nằm ở tay và chân bé. Bé rất dễ nhiễm bệnh nếu tay, chân bé bị lạnh.
Vì sao mẹ cần giữ đầu của bé luôn được mát?
Mẹ không cần giữ đầu của bé quá kín, trừ khi mẹ đưa bé ra ngoài trời có gió to. Đầu của bé quá nóng cũng có thể khiến bé dễ mắc bệnh. Mẹ hãy chú ý giữ cho đầu bé thoáng, mát, đặc biệt là mũi và miệng của bé.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Chủ động phòng chống tác hại của kiến ba khoang Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế Hà Nội có công văn yêu cầu các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc chủ động phòng chống và kiểm soát tác hại của kiến ba khoang. Theo Sở Y tế, hàng năm vào cuối mùa Thu, đầu mùa Đông (tháng 9, tháng 10) trên địa bàn TP Hà Nội...