“Ngũ xà”, “pín hổ” cũng cần toa
Đã bàn nhiều lần về hiệu quả ai dùng nấy biết của những loại “xuân dược” này. Hiệu quả “sắc sắc không không” còn tai biến lâu lâu lại nổ một phát, nhẹ thì hòa cả làng, nặng thì bất lực, vô sinh, có khi ra người thiên cổ.
“Chuyện ấy” của tôi đang tụt dốc. Có người quen giỏi Đông y giới thiệu vài loại rượu thuốc chuyên “đánh thức” nội lực đàn ông. Tôi đã dùng một ít và đang chờ kết quả. Mới đây, nghe tin có người liệt dương vì uống rượu ngũ xà, tôi không tin lắm, hoặc cho là cá biệt. Bác sĩ có ý kiến gì về chuyện này?
Trần Vinh (TP.HCM)
Đã bàn nhiều lần về hiệu quả ai dùng nấy biết của những loại “xuân dược” này. Hiệu quả “sắc sắc không không” còn tai biến lâu lâu lại nổ một phát, nhẹ thì hòa cả làng, nặng thì bất lực, vô sinh, có khi ra người thiên cổ.
Tai ương lắm ngả, cớ sự từ nạn chẩn và trị… mù mà ra. Hẳn không ít quý ông đã và đang dùng phải công nhận rằng sự lựa chọn của mình hoàn toàn dựa vào cảm tính, không “mảnh giấy lận lưng” về dược lực, bệnh sinh, đến liều lượng cũng áng chừng.
Video đang HOT
Đơn cử biệt dược “pín” hổ, mà khi tỉnh rượu lúc tàn canh, người ta không khó để chỉ ra loạt vô lý về khả năng của nó. Rõ ràng, chúa sơn lâm chỉ giỏi nanh sắt vuốt nhọn, không hề có thế mạnh khoản “gối chăn”. Nếu cố gán “pín” của ông ba mươi có khả năng giúp các ông nở mày nở mặt theo tiêu chí “ăn gì bổ nấy” thì lại thêm một ngộ nhận cơ bản nữa. “Cái ấy” của người hay vật, đơn thuần chỉ là công cụ chuyển giao, chỉ xài được khi bơm căng, còn khi vô nồi thì không hơn khoản nhắm nghèo đạm. Tinh hoàn mới là nơi sản sinh cội nguồn ham muốn, nhưng cũng vậy, có dùng thì chút “ngọc dương” ít ỏi chẳng thể giúp các ông thay đổi cục diện. Mở rộng ra không khó tìm thấy những bằng chứng cảm tính tương tự về khả năng giường chiếu hữu danh vô thực của mấy chú hổ mang, bìm bịp, tắc kè, cả bộ “sinh thực khí” của mấy chàng dê vốn được xem là vượt trội khoản “năm thê bảy thiếp” cũng vậy.
Không xi-nhê cùng lắm huề tiền, cái nguy là những tác dụng phụ, tai biến đáng ngại lắng dưới đáy hũ rượu. Rối loạn cương là con bệnh số một của các loại “xuân dược”, Đông cũng như Tây y, và cái đích cuối cùng của chúng là giải quyết vấn đề bơm máu. Động đến bơm máu tức liên quan đến tuần hoàn, mạch máu, thần kinh can dự đến tim, mạch, não, mắt, thận… Để phục vụ nhu cầu “vui chơi giải trí”, cả hệ thống buộc phải tăng tải có khả năng gây họa cho những vị trí khác. Người ta hoàn toàn có thể bất lực, vô sinh, xuất huyết, đột tử từ sự bừng bừng khí thế mất kiểm soát này. Như vậy, trớ trêu, thang thuốc “cường dương bổ thận” nào càng được việc càng gây nguy hiểm cho người dùng, nhất là những thượng đế mang sẵn bệnh hoặc tiềm ẩn chưa biết như dị dạng mạch máu não chẳng hạn.
Chung quy, cớ sự do các ông nghĩ đơn giản hũ rượu ngũ xà chỉ là một loại “thực phẩm chức năng”, một món đưa cay thêm “giá trị gia tăng” không bổ dọc cũng bổ ngang. Một cọng cỏ chữa bệnh cũng cần đủ dược lực, chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ. Nếu có vấn đề trên giường hãy đến gặp bác sĩ. Cả khi muốn “Đông Tây y kết hợp” cũng cần ý kiến của nhà chuyên môn.
Theo PNO
Trung Quốc chế thuốc tăng lực từ xác trẻ em?
Bộ Y tế Trung Quốc cho biết đã phát động một cuộc điều tra về bản tin của Hàn Quốc nói, thuốc con nhộng có tác dụng tăng lực từ Trung Quốc được làm từ thịt của những em bé đã chết.
Deng Haihua, phát ngôn viên Bộ Y tế Trung Quốc hôm 9/8 nói, Bộ này đã chỉ thị cho các cơ quan cấp tỉnh ở Cát Lâm xem xét vụ việc trên. Theo Deng, Trung Quốc quản lý chặt chẽ việc vứt bỏ trẻ em, bào thai và nhau thai. "Bất cứ hành động nào nhằm giữ lại những thứ trên như rác thải y tế đều bị nghiêm cấm".
Theo quy định của Trung Quốc, các tổ chức y tế và nhân viên bị cấm buôn bán xác chết.
Hồi đầu tuần, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đưa tin, SBS - một trong ba mạng truyền hình quốc gia lớn của Hàn Quốc, hôm 6/8 đã phát một phim phóng sự về sự xuất hiện của những viên thuốc con nhộng chứa thịt trẻ em đã chết, nhập từ Trung Quốc.
Theo bản tin của Thời báo Hoàn cầu, đài SBS cảnh báo việc một số người Hàn Quốc đã mua loại thuốc trên. Nhóm làm phim cho biết đã tới Trung Quốc và phát hiện ra bệnh viện bán xác trẻ em đồng thời quay phim về quá trình chế thuốc từ xác trẻ em.
SBS trích lời người tay trong nói, loại "thuốc bổ" trên được đem sang Hàn Quốc chủ yếu là qua những nhóm người Triều Tiên thiểu số sống tại Trung Quốc. Các nhóm thiểu số này sống chủ yếu ở Cát Lâm, Liêu Ninh và Hắc Long Giang.
Viên thuốc có thành phần 99,7% giống người
Kết quả một cuộc kiểm tra của hải quan quốc gia và cuộc điều tra của Viện khoa học ở Hàn Quốc cho thấy, thành phần của thuốc có độ tương đồng với người là 99,7%. Nhóm làm phim không nói đã tới bệnh viện và thành phố nào ở Trung Quốc.
Các cuộc gọi tới hải quan ở Cát Lâm hôm 9/8 không có ai trả lời.
Một giáo sư tại bệnh viện số 3 trường đại học Cát Lâm nói, ông chưa từng nghe thấy trường hợp nào như trên trong suốt 20 năm làm nghề. "Khó mà bình luận được vì nó giống như những lời đồn đại. Dựa trên kinh nghiệm của tôi, điều đó là không thể có được", vị giáo sư họ là Trương cho hay.
Ba chuyên gia y học cổ truyền của Trung Quốc và các bác sĩ sản khoa ở Bắc Kinh và Thượng Hải nói, họ chưa từng nghe thấy việc làm thuốc từ thịt trẻ em và thông tin trên có vẻ rất rồ dại.
Ở Trung Quốc, đã từ lâu có tập tục ăn nhau thai vì được cho là tốt cho máu.
Theo VietNamNet
Phim Việt đang... "thiếu máu"! "Mỗi năm, điện ảnh Việt Nam (VN) chỉ cho ra đời trên dưới 10 bộ phim. Vậy nên phim nào cũng được xem như hoa hậu, á hậu, được gửi đi thi thố gần xa... ... Nhưng có là "hoa hậu" hay "á hậu" phim Việt thì so với phim thế giới, vẫn chỉ là "người đẹp suy dinh dưỡng", cao 1,4m, số...