Ngủ trong lúc tivi vẫn bật, có hại cho sức khỏe không?
Một số người phải mở tivi (TV) mới ngủ được, một số người vì không ngủ được nên dậy bật TV và chờ chìm vào giấc ngủ… Ngủ trong lúc TV vẫn bật, lợi và hại đến sức khỏe bạn ra sao?
Thực tế, khoảng 60% người Mỹ xem tivi khi chờ ngủ – Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo Rose MacDowell, giám đốc nghiên cứu tại Sleepopolis (Mỹ): “Nhiều người quen với việc ngủ để TV mở nhằm chặn những âm thanh khác hoặc khiến họ thoát khỏi suy nghĩ hay cảm giác lo lắng khi ngủ. Những người khác khó ngủ trong yên tĩnh, thấy âm thanh TV dễ chịu”, theo Lifehacker.
Tại sao chuyên gia nói ngủ khi tivi mở là xấu?
Nhiều chuyên gia về giấc ngủ và sức khỏe tâm thần không ủng hộ ngủ trong lúc TV vẫn bật. Tiến sĩ Rebecca Cowan, nhà tham vấn chuyên nghiệp tại Mỹ, nhấn mạnh rằng vệ sinh giấc ngủ rất quan trọng vì nó tương quan với sức khỏe tâm thần của chúng ta. Ngủ trong lúc TV vẫn bật có thể phá vỡ sự sản xuất melatonin – hoóc môn giúp ta ngủ ngon. Bà Rebecca Cowan khẳng định với Lifehacker: “Tôi không tin có bất kỳ tình huống nào mà việc để TV khi ngủ là ổn cả”.
Terry Cralle, một y tá, chuyên gia về giấc ngủ tại Mỹ, giải thích rằng việc xem TV trước khi ngủ có thể làm tăng thiếu ngủ. Ví dụ, ta mải mê xem quá, vậy là, thay vì ngủ thì cứ thức xem hoài xem mãi. Bà Terry Cralle lưu ý rằng não vẫn xử lý âm thanh khi ta ngủ, nên việc mở TV suốt đêm có thể phá vỡ giấc ngủ, theo Lifehacker.
Video đang HOT
Mark Burhenne, tác giả của Nghịch lý giấc ngủ 8 giờ, nói rằng trong giai đoạn ngủ trước khi ngủ sâu, bộ não nhận thức được giọng nói và có thể phản ứng với chúng. Ông Mark Burhenne nói: “Trong những giấc mơ xảy ra trong giấc ngủ sâu, âm thanh thậm chí có thể ảnh hưởng đến những gì bạn mơ”. Burhenne cũng đề cập đến ánh sáng xanh phát ra từ TV như một nhược điểm khác, vì đó là tín hiệu cho não bộ tỉnh táo, ngăn ta chìm vào giấc ngủ sâu, theo Lifehacker.
Mỗi người mỗi khác
Mở TV suốt đêm khi ngủ không phải điều lý tưởng nhưng cũng không phải quy tắc nghiêm ngặt, chuyên gia khuyên bạn nhất nhất phải tuân theo. Tiến sĩ Jeanine Joy, nhà nghiên cứu về giấc ngủ, phê phán rằng sự khác biệt cá nhân đã không được xem xét khi khuyến nghị về giấc ngủ được công bố.
“Không có một chế độ ăn uống cụ thể hoàn hảo cho mọi người, cũng không có một cách ngủ hoàn hảo phù hợp với tất cả. Không có gì xấu khi bật TV cả đêm nếu người đó ngủ ngon”, bà Jeanine Joy chia sẻ trên Lifehacker.
Bà Joy lưu ý, một số tình huống ngủ trong lúc TV vẫn bật còn có lợi. Ví dụ, TV có thể “dìm” hết tiếng ồn bên ngoài như tiếng chó sủa, còi báo động, nhậu nhẹt… Eva Cohen, huấn luyện viên khoa học giấc ngủ tại Kansas-Sleep (Mỹ), nói với Lifehacker rằng đối với người có vấn đề sức khỏe tâm thần như PTSD, việc phân tâm khỏi sự hồi tưởng bằng TV có ích trong một số trường hợp.
Nhưng, bà Eva Cohen nhấn mạnh rằng tốt nhất là không nên xem TV trong vòng 2 giờ sau khi ngủ và nên hỏi ý kiến bác sĩ trị liệu để tìm ra cơ chế đối phó tốt hơn.
Thử cách mới để bỏ thói quen ngủ mở TV
Terry Cralle khuyên nên hẹn giờ tắt TV khoảng 30 phút, tối đa là 1 giờ sau giờ ngủ. “Hãy xem cái gì đó nhàm chán: không có chính trị, tiếng súng/bạo lực, hay kiểu kích thích”, bà Terry Cralle nói. Trường hợp bạn muốn chấm dứt thói quen ngủ trong lúc TV vẫn bật thì dưới đây là vài cách có thể thay thế:
- Nghe gì đó qua tai nghe (audiobook, podcast, âm nhạc…) thay vì TV. Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 đã phát hiện ra rằng âm thanh ở bên tai có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, theo Lifehacker.
- Thay vì tập trung vào âm thanh, bà Cohen đề nghị bạn dùng trí tưởng tượng bằng cách đọc truyện viễn tưởng trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện cảm xúc tốt hơn và giảm mức độ căng thẳng.
- Nếu thấy TV còn mang lại độ sáng ưa thích cho bạn thì hãy xem xét lựa chọn đèn ngủ thích hợp hơn.
Hãy thử nghiệm và nếu thật sự không thể không ngủ trong lúc TV vẫn bật thì cũng đừng quá lo âu, theo Lifehacker.
Theo Thanh niên
Ngủ ngày tác hại thế nào?
Những người ngủ vào ban ngày hoặc ngủ quá chín tiếng vào ban đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Kết luận này được đưa ra bởi các nhà khoa học Trung Quốc từ Đại học Khoa học và Công nghệ ở Vũ Hán, theo một thông cáo báo chí trên EurekAlert!
Ảnh minh họa.
Thí nghiệm kéo dài sáu năm với sự tham gia của 31,7 nghìn người, trước đó không có ghi nhận bị đột quỵ cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Theo kết quả khảo sát, tám phần trăm tổng số những người tham gia đã ngủ trong 90 phút hoặc lâu hơn vào buổi chiều, 24 phần trăm ngủ nhiều hơn chín giờ mỗi ngày. Theo đó, đột quỵ xảy ra thường xuyên hơn 23% so với những người ngủ từ bảy đến tám giờ một ngày. Đồng thời, đối với những ngườingủ trong một thời gian dài và ngủ ngày, đột quỵ xảy ra thường xuyên hơn 85%.
Trước đó, một nhà nghiên cứu về thần học của Học viện Y khoa mang tên Sechenov Mikhail Polyakov, trong một cuộc phỏng vấn với "Chiều Moskva", đã phủ nhận giả thuyết rằng một giấc ngủ dài vào cuối tuần có thể bù đắp cho sự mệt mỏi và thiếu ngủ.
Theo ông, chế độ nghỉ ngơi như vậy - ngủ nhiều hơn vào cuối tuần so với các ngày trong tuần - có thể gây ra các vấn đềsức khỏenghiêm trọng. Trong số đó có bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan đến hệ thống tim mạch.
Phương Thảo
Theo Ria.ru/giaoducthoidai
Nguyên nhân không ngờ khiến bạn gặp ác mộng Ăn nhẹ vào ban đêm, căng thẳng, lo lắng, thiếu ngủ là những nguyên nhân có thể khiến bạn gặp ác mộng. Ảnh minh họa Mai Phương Nguồn: AumSum Time/Zing