Ngủ quá nhiều dễ mắc bệnh tim
Ngủ nhiều hơn 8 giờ một đêm làm tăng nguy cơ chết sớm đến 34%. Phụ nữ dễ ngủ nhiều hơn nam giới, trong đó đặt họ vào nguy cơ cao phát triển bệnh tim.
Ảnh minh họa. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe. Nó không chỉ giúp ta tập trung và tỉnh táo trong ngày, mà còn giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường. Nhưng ngủ quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, theo các chuyên gia.
Những người ngủ nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày thường có sức khỏe tồi tệ hơn so với những người ngủ 7-8 giờ, tiến sĩ Susan Redline, giáo sư y học giấc ngủ tại Đại học Harvard (Mỹ) cho biết.
Trong khi đó, tiến sĩ Michael Irwin, giáo sư về Khoa học hành vi sinh học và tâm thần học tại Trường Y Geffen David Đại học California, Los Angeles (Mỹ) nói rằng ngủ quá nhiều cũng có thể gây bệnh. Và theo ông, giấc ngủ dài định nghĩa là hơn 8 giờ.
Dưới đây là một vài vấn đề bạn có thể đối mặt nếu thường xuyên ngủ nhiều, theo Prevention.
Nguy cơ cao mắc bệnh tim
Ngủ nhiều hơn 8 giờ một đêm làm tăng nguy cơ chết sớm đến 34%. Phụ nữ dễ ngủ nhiều hơn nam giới, trong đó đặt họ vào nguy cơ cao phát triển bệnh tim.
Video đang HOT
Tăng cân
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ có xu hướng nặng hơn, nhưng cũng có mối liên hệ giữa ngủ quá nhiều và béo phì. Một giả thuyết cho rằng ngủ quá nhiều khiến ta tập thể dục quá ít hoặc vận động quá ít. Vì vậy, ngủ quá nhiều cũng là nguyên nhân gây tăng cân.
Có thể mắc bệnh tiểu đường
Ngủ quá nhiều có thể làm tăng lượng đường huyết. Đường huyết cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngủ quá nhiều có thể gây lão hóa não đến 2 năm và làm cho não khó thực hiện công việc hằng ngày, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội lão khoa Mỹ.
Nguy cơ chết sớm
Nghiên cứu dịch tễ quy mô lớn đã chỉ ra rằng những người ngủ nhiều có nhiều khả năng chết sớm. Ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, 2 loại bệnh làm tăng nguy cơ tử vong sớm.
Dễ mắc trầm cảm
Con người có nguy cơ mắc trầm cảm do ngủ nhiều. Và ngủ nhiều còn có thể làm cho bệnh trầm cảm tồi tệ hơn.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Ngủ trưa hơn 40 phút tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 23.3 cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao, thậm chí các bệnh khác nếu một người ngủ trưa hơn 40 phút trong ngày.
Ngủ trưa một giấc dài hay quá mệt trong ngày thường có mối liên hệ với những nguy cơ làm gia tăng hội chứng chuyển hóa - Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu này được trình bày tại Hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 65 tại Trường môn Tim mạch Mỹ tổ chức ngày 23.3. Nghiên cứu này cho thấy ngủ trưa một giấc dài hay quá mệt trong ngày thường có mối liên hệ với những nguy cơ làm gia tăng hội chứng chuyển hóa (là các tình trạng bao gồm tăng huyết áp, tăng insulin, thừa mỡ quanh vòng eo hoặc cholesterol máu cao thường xảy ra cùng với nhau làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường).
Theo nghiên cứu này, việc ngủ trưa hơn 40 phút làm gia tăng đáng kể nguy cơ hội chứng chuyển hóa.
Theo Daily Mail, tiến sĩ Tomohide Tamada tại ĐH Tokyo (Nhật Bản), tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: "Ngủ trưa rất phổ biến trên toàn thế giới. Vì vậy, làm rõ mối quan hệ giữa việc ngủ trưa và hội chứng chuyển hóa có thể tạo nên chiến lược mới trong điều trị, nhất là khi hội chứng chuyển hóa đang tăng cao trên thế giới".
Tiến sĩ Tomohide Tamada và các đồng nghiệp của ông xác định mốc thời gian ngủ trưa là 40 phút, nếu hơn 40 phút trong ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa rất cao. Các nhà nghiên cứu lưu ý: Nhóm người ngủ trưa ít hơn 40 phút không có biểu hiện gia tăng nguy cơ mắc các hội chứng này nhưng quá 40 phút thì nguy cơ mắc lại tăng mạnh. Ngủ trưa tới 90 phút thì gia tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa lên đến 50%.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này sau khi đánh giá dữ liệu từ 21 nghiên cứu quan sát trên 307.237 người.
Giấc ngủ và bệnh tim mạch có liên quan mật thiết với nhau - Ảnh: Shutterstock
Trong một nghiên cứu trước đây của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Yamada đứng đầu cho thấy ngủ trưa lâu hơn 1 giờ hay quá mệt trong ngày thì tương ứng với việc tăng 50% mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu này không cho thấy mối quan hệ giữa thời gian ngủ trưa với bệnh béo phì, mặc dù bệnh béo phì, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa có sự liên quan mật thiết với nhau.
Trong một nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Yamada và đồng nghiệp công bố vào tháng 9.2015 về giấc ngủ thì ngủ trưa lâu hơn 1 giờ đồng hồ sẽ làm gia tăng đến 80% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 27% các căn bệnh gây nên cái chết. Tháng 9.2015, nhóm nghiên cứu này cũng cho thấy gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 56% với người bị mệt mỏi trong ngày và 46% nếu họ ngủ trưa lâu hơn 1 tiếng.
Điều thú vị là cả ba nghiên cứu này đều cho thấy sự giảm nhẹ nguy cơ mắc các chứng bệnh tương ứng khi ngủ trưa ít hơn 30 phút. Tiến sĩ Yamada cho biết điều này cần nghiên cứu thêm để xác nhận.
Hiệp hội Chăm sóc giấc ngủ Mỹ (National Sleep Foundation) ủng hộ việc ngủ trưa từ 20-30 phút nhằm cải thiện sự tỉnh táo. "Giấc ngủ là một phần quan trọng của một cuộc sống lành mạnh, nó cũng giống như chế độ ăn uống và tập thể dục đúng cách", tiến sĩ Tamada chia sẻ.
Tiến sĩ Tamada cho biết tương lai nhóm nghiên cứu nhắm đến mục đích xác định được lợi ích tiềm ẩn của giấc ngủ ngắn ban ngày đối với bệnh tim mạch, cũng như cơ chế ảnh hưởng lẫn nhau giữa giấc ngủ trưa dài, cơn buồn ngủ ban ngày và triệu chứng chuyển hóa. Thậm chí tương lai các bác sĩ có thể nhìn vào thói quen ngủ của bệnh nhân để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe.
Minh Quyên
Theo Thanhnien
Tác hại từ việc ngủ quá nhiều Người lớn cần ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm mới có lợi cho sức khỏe, tuy vậy thường xuyên ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Thiếu ngủ hay ngủ quá nhiều đều có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc một loạt các vấn...