4 cách cực đơn giản để phòng cảm cúm
Cảm cúm là tình trạng thường gặp ở những người có thể trạng yếu và chủ quan với sức khỏe của mình.
Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường như hiện nay.
Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh. Vì thế, việc phòng ngừa cảm cúm hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Ai dễ mắc bệnh cảm cúm?
Virus cúm tồn tại trong cơ thể người bệnh và lây truyền cho người khác qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh hít phải các giọt nước có chứa virus cúm của người bệnh trong không khí do hắt hơi, ho thì có thể nhiễm bệnh nhanh chóng. Hoặc khi tiếp xúc qua các đồ vật do chạm tay như bàn ghế, điện thoại, máy tính,… virus cúm cũng có thể thâm nhập vào cơ thể người lành.
Những đối tượng như người già, trẻ em, người ốm yếu, có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm. Do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus. Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội,… sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh.
Bệnh cảm cúm dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa.
Cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả
Dưới đây là những biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm và bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
1. Tiêm phòng vaccine cúm hàng năm
Cách tốt nhất để chủ động phòng ngừa cảm cúm là tiêm vaccine phòng virus cúm hằng năm. Mỗi năm một mũi theo định kỳ để cơ thể có kháng thể phòng virus cúm. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên là bắt đầu tiêm vaccine này.
2. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
Video đang HOT
Bệnh cảm cúm có thể lây lan qua giọt bắn từ dịch tiết của người bệnh có thể phát tán trong không khí. Vì thế tốt nhất không nên tiếp xúc gần với người bệnh để loại bỏ mọi khả năng bị lây nhiễm.
Hạn chế đến nơi đông người là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Tránh tiếp xúc quá gần với người khác giúp giảm khả năng lây nhiễm cúm nhất là khu vực đang có dịch cúm. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm bệnh/chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bệnh/chết phải mang các trang bị phòng hộ như đeo kính, đeo khẩu trang y tế…
Vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Thường xuyên lau chùi bề mặt đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
3. Rửa tay thường xuyên
Virus cúm có thể bám lên bề mặt cứng lên đến hơn 48 tiếng đồng hồ nên bất cứ khi nào một người cũng có khả năng cao tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm bởi virus cúm. Vì thế, cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ, bởi tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc bên ngoài và tiếp xúc trực tiếp với bộ phận dịch tiết hô hấp của bản thân.
Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trong vòng ít nhất 30 giây. Trong nhiều trường hợp cần thiết phải rửa tay mà không có xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô hoặc cồn khử khuẩn.
4. Tăng cường miễn dịch
Khả năng lây truyền của virus cúm là vô cùng nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Vì thế, một trong những phương pháp phòng ngừa cúm tương đối hiệu quả là tự tạo ra cho cơ thể một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, có thể giảm thiểu được những hệ lụy xấu do virus cúm gây ra bằng cách:
Duy trì thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc (trên 7 tiếng mỗi đêm đối với người trưởng thành) để có thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Đồng thời, nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập thể dục vừa sức hoặc chơi một vài môn thể thao quen thuộc như: chạy bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông, đá bóng,…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo và chất đạm có hại, thay vào đó nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bản thân các thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây, quả hạch, hạt,…) để tăng cường khả năng chống oxy hóa chống lại các gốc tự do không ổn định.
Tăng cường các vitamin, nhất là vitamin C vào thời điểm giao mùa để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây là cách tốt nhất để có cơ thể khỏe mạnh, chống chịu sức tấn công của mọi loại virus, nhất là virus cúm, tránh được tình trạng cảm cúm kéo dài.
Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước để phòng bệnh..
Nên ăn chất béo lành mạnh (cá hồi, dầu ô liu, hạt chia,…) với khả năng chống viêm. Bên cạnh đó, nên tích cực bổ sung thêm các thực phẩm lên men hoặc men vi sinh sữa chua, kim chi, dưa cải muối chua,… đây là những thực phẩm chứa nhiều vi sinh có lợi, tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn. Vì thế, kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng lành mạnh cần thiết cho cơ thể và tập thể dục tạo điều kiện tốt nhất cho hệ miễn dịch được tăng cường.
Uống nhiều nước không giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus cúm nhưng là việc làm rất cần thiết nếu chẳng may bị mắc cúm, có thể cải thiện các triệu chứng do cúm gây ra. Bởi trong giai đoạn mắc cúm, người bệnh thường bị hụt dịch do tình trạng thoát nước diễn ra, khiến các triệu chứng sốt trở nên xấu hơn, gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh.
Cảm xúc tiêu cực, căng thẳng kéo dài có thể làm rối loạn chức năng của các tế bào miễn dịch, thúc đẩy quá trình sinh viêm, khiến cho cơ thể dễ dàng bị virus xâm nhập và tấn công. Vì thế, cần điều chỉnh căng thẳng, cố gắng suy nghĩ tích cực, giữ cho bản thân luôn ở trạng thái cảm xúc cân bằng.
Cảm cúm thường kéo dài bao lâu?
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường.
Cảm cúm có thể kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do một số loại virus gây ra nên có thể dễ lây truyền từ người này sang người khác.
Các loại virus gây cảm cúm phổ biến và xuất hiện thường xuyên là Influenza virus. Loại virus này xuất hiện chủng mới thường xuyên và có thể lây lan giữa người và động vật. Chủng virus thường thấy không có tính chất quá nguy hiểm nhưng khi những biến thể xuất hiện có thể gây đại dịch cúm. Hoặc khi cảm cúm kéo dài cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Những ai dễ mắc cảm cúm?
Virus gây bệnh cảm cúm tồn tại trong cơ thể người bệnh và lây truyền cho người khác qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh hít phải các giọt nước có chứa virus cúm của người bệnh trong không khí do hắt hơi, ho thì có thể nhiễm bệnh nhanh chóng. Hoặc khi tiếp xúc qua các đồ vật do chạm tay như bàn ghế, điện thoại, máy tính... virus cúm cũng có thể thâm nhập vào cơ thể người lành.
Những đối tượng như người già, trẻ em, người ốm yếu, có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm. Do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus. Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội,... sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh.
Khi cảm cúm kéo dài cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Biểu hiện cảm cúm và phân biệt với cảm lạnh thông thường
Khi mắc cảm cúm người bệnh có một số triệu chứng cơ bản như: Người bệnh đau đầu, đau xương khớp và các cơ, ho khan, rát họng. Đôi khi người bệnh có chảy nước mũi và sốt.
Nhiều người bệnh thường băn khoăn vậy phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ra sao.
Với cảm lạnh thông thường thì nguyên nhân là do một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus. Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng) và các xoang (viêm xoang). Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.
Còn đối với cảm cúm nguyên nhân gây bệnh là qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Là một bệnh truyền nhiễm thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Cảm cúm có thể tự khỏi không, bao lâu thì hết bệnh?
Trong một năm, một người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm từ 2-4 lần, với những triệu chứng thông thường như đau họng, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể.... Cũng từ đó nên mọi người thường cho rằng đây là bệnh thông thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng trên thực tế, theo khuyến cáo khi người bị cảm cúm có triệu chứng nêu trên kéo dài, cần phải uống thuốc và chữa trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh cảm cúm gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, viêm tai giữa, viêm xoang...
Trên thực tế, hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Cảm cúm thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và đa phần mọi người đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cảm cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.
Nếu nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9... hay có các triệu chứng cúm trở nặng cần đi khám ngay.
Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9... hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng như:
- Sốt cao hơn hoặc ho nặng hơn, đau rát họng nhiều, đau đầu đau cơ nhiều
- Thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau cổ hoặc cứng cổ.
Những bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa thu đông Vào thời điểm giao mùa thu đông, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi bất thường là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp hoạt động mạnh. Các bệnh lý hô hấp thường có xu hướng gia tăng trong thời điểm giao mùa Theo đó, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ gợi...