Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn 7-8 giờ có thể dẫn đến các bệnh và tình trạng không ngờ
Dưới đây là các bệnh và tình trạng mà bạn có thể mắc phải khi ngủ quá giấc hoặc thiếu ngủ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Bệnh tiểu đường Hoa Kỳ, những người ngủ quá lâu và mắc bệnh lâm sàng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngủ ít hơn cũng có thể dẫn đến căn bệnh này.
Béo phì
Theo một nghiên cứu gần đây, những người ngủ hơn 9-10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị béo phì cao hơn 21% trong khoảng thời gian 6 năm so với những người ngủ 6-8 tiếng.
Những người ngủ lâu hơn bình thường vào những ngày nghỉ có thể bị đau đầu. Điều này xảy ra khi ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Những người ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ bị đau đầu nhiều hơn và khó ngủ vào ban đêm.
Mặc dù chứng mất ngủ thường liên quan đến trầm cảm, nhưng gần 15% người mắc chứng trầm cảm điều là do ngủ quá nhiều.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu Sức khỏe của Y tá, những phụ nữ ngủ 9-11 tiếng mỗi đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch vành hơn so với những phụ nữ ngủ 8 tiếng.
Nguy cơ tử vong sớm
Một nghiên cứu kéo dài 13 năm được thực hiện bởi Đại học Cambridge khẳng định rằng những người ngủ quá nhiều có nguy cơ tử vong sớm. Nếu bạn mắc bệnh tim hoặc tiểu đường, nguy cơ tử vong sớm có thể tăng lên.
Hệ miễn dịch bị gián đoạn
Nếu bạn cảm thấy cơ thể mình trở nên nhạy cảm hơn, đó là do giờ đi ngủ của bạn. Thiếu ngủ trong một thời gian dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
Tính khí thất thường
Khi bạn thường xuyên mất ngủ, bạn có xu hướng cáu kỉnh và ủ rũ. Trên thực tế, một cuộc khảo sát cho thấy thiếu ngủ là nguyên nhân chính gây lo lắng và trầm cảm.
Giảm ham muốn tình dục
Theo một nghiên cứu, đàn ông và phụ nữ ngủ ít hơn 7 tiếng giảm ham muốn và ít quan tâm đến tình dục.
Ảnh hưởng đến việc thụ thai
Nếu bạn không thể thụ thai, không ngủ đủ giấc có thể là thủ phạm. Điều này là do giấc ngủ bị gián đoạn, làm giảm tiết hormone sinh sản và ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep
Dấu hiệu nhận biết bạn đang thiếu ngủ và biện pháp khắc phục tình trạng này
Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần mà còn góp phần gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
Thiếu ngủ thường là lời bào chữa của không ít người cho việc mệt mỏi và mất tập trung. Trên thực tế, cứ 5 người thì có một người gặp phải tình trạng này mỗi ngày tại Mỹ. Rizan Hajal, bác sĩ kiêm chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm sức khỏe Sioux Falls cho biết, hầu hết mọi người cần ngủ từ 7-9 giờ một đêm. Nói cách khác, trong khi những người khác tỉnh táo, bạn hoàn toàn có thể thiếu ngủ nếu chỉ chợp mắt 7 tiếng.
Hơn nữa, bên cạnh thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mọi người có thể chợp mắt 8 tiếng nhưng vẫn bị thiếu ngủ. Theo Michael Breus, chuyên gia về giấc ngủ kiêm tác giả của cuốn sách The Power of When, những vấn đề rối loạn như chứng ngưng thở khi ngủ sẽ cản trở con người tiến vào trạng thái ngủ sâu.
Dấu hiệu nhận biết thiếu ngủ
Bạn có thể nhận biết bản thân có bị thiếu ngủ hay không thông qua vài cách đơn giản. Dấu hiệu rõ nhất là ngủ nhiều vào cuối tuần. Susan Albers, chuyên gia về giấc ngủ tại Phòng khám Cleveland kiêm đồng tác giả của cuốn Seep Smarter: 21 Essential Strategies to Sleep Your Way to a Better Body, Better Health, and Bigger Success cho biết, bạn sẽ ngủ đủ nếu thức dậy một cách tự nhiên vào cùng vào một thời điểm mỗi ngày, ngay cả khi không đặt đồng hồ báo thức.
Bạn có thể nhận biết bản thân có bị thiếu ngủ hay không thông qua vài cách đơn giản.
Ngoài ra, thiếu ngủ cũng gây mệt mỏi vào sáng hôm sau thức dậy. Theo Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, những người gặp vấn đề về giấc ngủ có thể dễ dàng ngủ gật trong không gian yên tĩnh, đơn điệu như tại cuộc họp hoặc trên lớp học.
Ảnh hưởng của việc thiếu ngủ
Thật không may, thiếu ngủ tác động không nhỏ tới sức khỏe, chúng làm giảm năng lượng, khó tập trung ghi nhớ và mệt mỏi. Sedaghat, phó giáo sư, nhà tâm lý học kiêm bác sĩ đa khoa tại bệnh viện Eye and Ear Massachusetts ở Boston nhấn mạnh, nếu tình trạng này xảy ra trong nhiều tháng liền, thiếu ngủ có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục và gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
Hơn nữa, thiếu ngủ cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất. Tình trạng này liên quan mật thiết đến bệnh tim, béo phì, tiểu đường và nguy cơ đột quỵ.
Biện pháp ngăn ngừa thiếu ngủ
Cách duy nhất để không bị thiếu ngủ là đảm bảo chợp mắt ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Tuy vậy, việc này không hề đơn giản đối với nhiều người. Nếu không có khả năng ngủ đủ, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
Cách duy nhất để không bị thiếu ngủ là đảm bảo chợp mắt ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.
Thay đổi phòng ngủ: Không gian yên tĩnh, mát mẻ sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tránh vận động: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tập thể dục tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu tập quá sát giờ ngủ, thói quen lành mạnh này có thể khiến bạn khó chợp mắt. Chuyên gia Breus khuyên, hãy tránh tập thể dục trước khi đi ngủ 4-5 tiếng. Tập luyện làm nóng người trong khi cơ thể bạn cần cảm thấy mát mẻ để dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Không dùng đồ uống có cồn: Rất nhiều người có thói quen nhâm nhi một ly rượu trước khi chợp mắt. Việc làm này buộc cơ thể bạn phải tăng cường trao đổi chất khoảng một giờ trước khi đi ngủ.
Hạn chế cafein: Cafein khiến cơ thể phải hoạt động liên tục để giữ tỉnh táo. Do đó, nếu bạn muốn cải thiện giấc ngủ, hãy tránh tiêu thụ những sản phẩm chứa nhiều chất này như cà phê.
Quy định thời gian nghỉ ngơi: Nếu bạn thường thức dậy vào 6 rưỡi sáng mỗi ngày, hãy cố gắng giữ thói quen này ngay cả trong những ngày nghỉ. Duy trì đồng hồ sinh học sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn vào ban đêm.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
Thiếu ngủ là 'đầu mối' của nhiều căn bệnh nghiêm trọng, chớ coi thường! Mặc dù hầu hết mọi người biết rằng họ nên ngủ 7 - 8 giờ mỗi đêm, nhưng không phải ai cũng ngủ đủ giấc, và giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bạn có tin không, một trong những cách dễ nhất để chống lại bệnh tiểu đường loại 2 là ngủ đủ giấc - Ảnh minh họa: Shutterstock...