Ngủ ít hơn 6 tiếng cơ thể bạn phải đối mặt với điều gì?
Ngủ đủ giấc là chìa khóa cho sức khỏe và hạnh phúc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ và cung cấp thông tin để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thiếu ngủ kéo dài không chỉ gây mệt mỏi mà còn tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Dưới đây là những hậu quả cụ thể mà bạn có thể gặp phải khi ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm trong thời gian dài:
1. Lo lắng gia tăng
Thiếu ngủ và lo lắng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tiến sĩ Sue Peacock, chuyên gia về giấc ngủ, cho biết thiếu ngủ làm tăng mức độ lo lắng của cơ thể. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, não rơi vào trạng thái “chiến đấu hoặc bỏ chạy” khiến chúng ta lo lắng về mọi tình huống, từ những việc nhỏ nhặt đến các vấn đề lớn. Điều này gây ra một vòng luẩn quẩn: lo lắng gây khó ngủ và thiếu ngủ lại làm tăng mức độ lo âu, khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn mỗi ngày.
2. Hệ miễn dịch suy yếu
Giấc ngủ là thời gian quan trọng để cơ thể phục hồi và củng cố hệ miễn dịch. Theo Tiến sĩ Sue, khi chúng ta ngủ, hệ miễn dịch sản xuất các cytokine – chất giúp chống lại vi khuẩn và virus. Thiếu ngủ khiến việc sản xuất các cytokine giảm đi, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn và thời gian hồi phục cũng kéo dài hơn khi bị ốm.
Điều này đồng nghĩa với việc thiếu ngủ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, từ các bệnh cảm cúm thông thường đến những bệnh nghiêm trọng hơn.
3. Kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
Đối với phụ nữ, thiếu ngủ ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Tiến sĩ Katharina Lederle giải thích, khi mức độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) tăng lên do thiếu ngủ, cơ thể có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, không phóng noãn, và thậm chí là dẫn đến vô kinh (mất kinh). Nguy cơ sẩy thai tái phát cũng gia tăng ở những phụ nữ thiếu ngủ thường xuyên.
4. Tăng cân và béo phì
Khi chúng ta thiếu ngủ, các hormone điều chỉnh cảm giác đói như cortisol, leptin và ghrelin bị rối loạn. Điều này dẫn đến việc chúng ta dễ cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Tiến sĩ Sue Peacock chỉ ra rằng thiếu ngủ làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là với các thực phẩm giàu đường và chất béo. Kết quả là, những người thiếu ngủ có xu hướng tăng cân và nguy cơ béo phì cao hơn những người ngủ đủ giấc.
5. Giảm năng suất làm việc
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nhân viên ngủ ít (khoảng 5 tiếng mỗi đêm) mất nhiều ngày làm việc hơn so với những người ngủ đủ giấc. Tiến sĩ Katharina Lederle giải thích rằng thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ra quyết định, tư duy logic, và khả năng tập trung. Điều này dẫn đến việc hiệu suất công việc giảm, trí nhớ suy yếu và khoảng chú ý ngắn hơn. Sự thiếu tập trung có thể gây ra những sai lầm trong công việc và thậm chí là những hậu quả nghiêm trọng hơn trong những ngành nghề yêu cầu độ chính xác cao.
6. Nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Thiếu ngủ kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và cao huyết áp. Theo Tiến sĩ Sue Peacock, những người ngủ ít có khả năng cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề tim mạch khác. Thiếu ngủ còn liên quan đến suy giảm trí nhớ, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Video đang HOT
7. Tác động đến tâm trạng và tinh thần
Ngoài những ảnh hưởng về mặt thể chất, thiếu ngủ còn tác động mạnh mẽ đến tinh thần. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ khiến khả năng duy trì sự tích cực của chúng ta giảm sút, đặc biệt khi đối mặt với những thử thách cảm xúc. Sự thiếu ngủ làm cho tâm trạng tiêu cực dễ dàng xuất hiện hơn, khiến bạn dễ cảm thấy căng thẳng, chán nản và lo âu hơn trước những tình huống mà bình thường có thể dễ dàng vượt qua.
Một số bài tập tốt cho người bệnh giời leo
Bệnh giời leo (zona thần kinh) là một bệnh do virus varicella - zoster gây ra. Bên cạnh việc điều trị người bệnh nên kết hợp tập luyện giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Virus gây bệnh zona thần kinh (giời leo) varicella-zoster cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster nằm ẩn trong các tế bào thần kinh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus có thể tái hoạt động và gây bệnh.
Bệnh giời leo thường biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức, dị cảm, nổi mụn nước dọc theo đường đi của dây thần kinh. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Trong một số trường hợp, bệnh giời leo có thể gây ra các biến chứng như đau thần kinh sau zona, liệt mặt...
1. Vai trò của tập luyện đối với bệnh giời leo
Tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh giời leo. Các bài tập phù hợp có thể giúp:
Giảm đau : Tập luyện giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể sản xuất endorphin, một loại hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên.
Tăng cường hệ miễn dịch: Tập luyện giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus varicella-zoster và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phòng ngừa biến chứng: Tập luyện giúp cải thiện chức năng thần kinh, giảm nguy cơ đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác.
Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần: Tập luyện giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, lạc quan hơn.
Các bài tập pilats nhẹ nhàng tốt cho người bệnh giời leo.
2. Các bài tập tốt cho người bệnh giời leo
2.1 Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn cấp tính của bệnh giời leo thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe. Một số bài tập phù hợp bao gồm:
- Đi bộ : Đây là một bài tập đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với mọi lứa tuổi. Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và nâng cao thể trạng. Nên đi bộ với tốc độ chậm và quãng đường ngắn, khoảng 10 - 15 phút mỗi lần, 2 - 3 lần mỗi ngày.
- Yoga : Yoga giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và linh hoạt. Yoga cũng có thể giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng. Nên tập các bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp với người mới tập.
- Tập các bài tập nhẹ nhàng cho cơ bắp:Các bài tập nhẹ nhàng cho cơ bắp giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp. Nên tập các bài tập như: Cử tạ nhẹ, tập với dây kháng lực, tập pilates.
Các bài tập thở giúp làm giảm căng thẳng hỗ trợ điều trị giời leo.
Ngoài ra, người bệnh giời leo cũng có thể tập các bài tập thở sâu để giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị.
Cách tập thở như sau:
Bước 1- Chuẩn bị: Tìm một không gian yên tĩnh và thoáng đãng. Mặc quần áo thoải mái. Ngồi hoặc nằm trên một chiếc ghế hoặc giường, đảm bảo lưng được giữ thẳng.
Bước 2 - Tư thế: Đặt một tay lên bụng, tay kia lên ngực. Hãy chắc chắn rằng bạn thoải mái với vị trí này và có thể cảm nhận được sự di động của bụng và ngực khi bạn thở.
Bước 3- Thở bằng bụng
Hít thở sâu: Hít thở sâu qua mũi, phình bụng lên, ngực không di động. Điều này giúp tối đa hóa lượng oxy vào phổi.
Giữ hơi: Giữ hơi thở trong khoảng 2 - 3 giây.
Thở ra: Thở ra chậm qua miệng hoặc mũi, tùy thuộc vào sự thoải mái của bạn, đồng thời nhấn nhẹ bụng xuống để đẩy hết không khí ra khỏi phổi.
Bước 4 - Tập trung: Khi thực hiện bài tập thở, hãy tập trung vào hơi thở của mình, cố gắng loại bỏ mọi suy nghĩ sao nhãng khác. Hãy tưởng tượng mỗi lần bạn thở ra, bạn đang loại bỏ căng thẳng và đau đớn khỏi cơ thể.
Bước 5- Lặp lại: Lặp lại quy trình này từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Bạn có thể tăng thời gian tập luyện dần dần khi cảm thấy thoải mái hơn.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy choáng váng hoặc khó chịu khi thực hiện bài tập, hãy ngừng và thử lại sau. Luôn lắng nghe cơ thể và không ép bản thân quá mức.
Bài tập thở là một phương pháp hỗ trợ điều trị, không thay thế cho việc điều trị y tế. Hãy thảo luận với bác sĩ về mọi bài tập bạn đang thực hiện.
2.2. Giai đoạn ổn định
Giai đoạn ổn định là giai đoạn sau khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể tập luyện các bài tập mạnh hơn để tăng cường sức khỏe và phục hồi chức năng thần kinh. Một số bài tập phù hợp bao gồm:
- Tập thể dục nhịp điệu: Tập thể dục nhịp điệu giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sức bền và đốt cháy calo.
- Tập gym : Tập gym giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện sức khỏe. Nên tập các bài tập với mức tạ nhẹ và tập trung vào các nhóm cơ chính.
- Chơi thể thao: Chơi thể thao giúp tăng cường sức khỏe, dẻo dai và sự linh hoạt của cơ thể. Nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: Cầu lông, bóng bàn hoặc tập yoga.
3. Những lưu ý khi tập luyện cho người bệnh giời leo
- Khởi động kỹ trước khi tập: Khởi động giúp làm nóng cơ thể, giảm nguy cơ chấn thương.
- Tập luyện với cường độ phù hợp: Không nên tập luyện quá sức, cần lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của bản thân.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, cần ngừng tập luyện và nghỉ ngơi.
- Tập luyện khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm, không tập khi đang sốt hoặc có các triệu chứng nặng.
- Tập luyện trong môi trường an toàn, tránh tập luyện ở những nơi trơn trượt hoặc có nguy cơ té ngã. Uống nhiều nước trước và sau khi tập luyện. Nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tập luyện.
- Tăng cường độ tập luyện dần dần, không nên tập luyện quá sức. Tập luyện theo hướng dẫn của huấn luyện viên để tránh tập luyện sai tư thế và gây chấn thương.
- Thời điểm tập tốt nhất trong ngày cho người bệnh giời leo là vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi thời tiết mát mẻ. Tránh tập luyện vào buổi trưa nắng nóng vì có thể khiến cơ thể mất nước và tăng nguy cơ say nắng.
Tập luyện là một phần quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh giời leo. Người bệnh giời leo nên tập luyện thường xuyên với cường độ phù hợp để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giời leo kiểm soát bệnh tốt hơn.
Lý do trẻ luôn sụt sịt, cảm cúm khi trời chuyển lạnh Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên thường hay bị ho, sụt sịt, cúm hay cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Trẻ có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ốm khi nhiệt độ thấp. Ảnh: Stocksy. Thời tiết giao mùa khiến trẻ em thường phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh...