Ngư dân Trung Quốc bị quy là cướp biển toàn cầu kiểu mới
Không chỉ hoạt động ở Biển Đông, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị cáo buộc hoạt động bất hợp pháp trên toàn thế giới như một kiểu “ cướp biển toàn cầu kiểu mới”, trang mạng The Diplomat nhận định.
Hải quân Indonesia vừa chặn một tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh thổ Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna vào ngày 17.6. Phát ngôn viên Hải quân Indonesia, Đô đốc Edi Sucipto cho biết, 7 thuyền viên trên tàu cá của Trung Quốc đã bị bắt giữ. Đây là vụ việc thứ ba trong quần đảo Natuna liên quan đến tàu của Trung Quốc.
Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận rằng, hải quân Indonesia đã bắn cảnh cáo vào một tàu của Trung Quốc, làm bị thương một ngư dân Trung Quốc và làm hư hại thuyền. Tuy nhiên, Trung Quốc nhấn mạnh rằng các vùng biển mà ngư dân Trung Quốc hoạt động được coi là “ngư trường truyền thống của Trung Quốc,” và cáo buộc Indonesia đã “lạm dụng vũ lực”.
Về phần mình, Indonesia cho biết sẽ tiếp tục mạnh tay với các tàu cá của Trung Quốc hoạt động trong lãnh hải của Indonesia. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc vi phạm vào vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài (EEZ). Tàu đánh cá Trung Quốc trong những năm gần đây thực hiện một số vụ xâm nhập rất táo bạo vào EEZ của nước ngoài. Đây được cho là một trong những bước Trung Quốc khẳng định yêu sách “đường chín đoạn” mơ hồ của mình ở Biển Đông.
Video đang HOT
Hải quân Indonesia cho rằng hành động đánh bắt trộm của các tàu cá Trung Quốc trong các vùng biển của Indonesia là một “thủ đoạn” nhằm đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các ngư trường. Chỉ huy Hạm đội miền Tây của Hải quân Indonesia, ông Achmad Taufiqoerrochman cho biết ông nghi ngờ rằng những hành động xâm nhập nói trên đã “được cơ cấu”, ngụ ý có sự đồng tình của Chính phủ Trung Quốc.
Ông Taufiqoerrochman nói: “Trung Quốc lên tiếng phản đối vì cho rằng khu vực này là của họ. Thực chất, việc đánh bắt trộm cá chỉ là một thủ đoạn nhằm thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Họ cần sự hiện diện và cách làm của họ là dùng các tàu cá”.Hồi tháng Năm vừa qua, Nam Phi đã bắt giữ ba tàu Trung Quốc và khoảng 100 thuyền viên khi những tàu này đang câu mực trái phép trong vùng biển của Nam Phi. Ba tàu – Fu Yuan Yu 7880, Fu Yang Yu 7881, và Run Đà 617 – đã có tổng cộng gần 600 tấn mực khi hải quân hộ tống vào bờ, theo Reuters.
“Chúng tôi không thể chịu đựng được việc bòn rút tài nguyên biển của chúng tôi, đó là một nguồn an ninh lương thực”, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy sản Senzeni Zokwana cho biết trong một tuyên bố.
Trong tháng ba, bảo vệ bờ biển của Argentina đã đánh chìm một tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển Argentina. Hồi đầu tháng này, Hàn Quốc và Bộ Tư lệnh LHQ tại Hàn Quốc đã bắt đầu một chiến dịch phối hợp đặc biệt nhắm mục tiêu các tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trái phép ngoài khơi bờ biển phía tây của Hàn Quốc.
Trung Quốc cho đến nay là “nhà sản xuất” cá lớn nhất thế giới . Thuật ngữ “nhà sản xuất” phản ánh số liệu báo cáo về lượng cá biển bị đánh bắt. Trong số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp năm 2014 của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc ghi nhận đánh bắt 13,9 triệu tấn cá biển; tiếp đến là Indonesia ở mức 5,4 triệu tấn. Tuy nhiên con số của Trung Quốc cũng chưa hoàn toàn đầy đủ bởi còn một lượng lớn vận chuyển bất hợp pháp chưa thể thống kê.
Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã chủ động hơn trong việc lập chính sách đánh bắt cá bất hợp pháp. “Có thể Trung Quốc đang đặt ra vấn đề này một cách nghiêm túc, hoặc ít nhất là họ đang khích lệ điều đó”, Gary Stokes- giám đốc của Sea Shepherd Đông Nam Á nhận định.
Theo Danviet
Trung Quốc bị tố lợi dụng tàu cá để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
Chuẩn đô đốc Indonesia tuyên bố việc Trung Quốc cho tàu cá đánh bắt ở vùng biển nước khác là cách để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc (bên phải) bị hải quân Indonesia bắn cảnh cáo và bắt giữ vì xâm nhập và đánh cá trái phép. Ảnh: Straits Times.
Chuẩn đô đốc A. Taufiq R., tư lệnh Hạm đội Tây Indonesia, cho rằng việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước này ở gần quần đảo Natuna chỉ là cái cớ, mục đích chính là thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, theo Straits Times.
"Khi bạn tuyên bố chủ quyền ở đâu, thì bạn phải hiện diện tại đó. Trung Quốc dùng tàu cá để làm điều này", tuyên bố của ông Taufiq ám chỉ "đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra, bao phủ phần lớn diện tích Biển Đông.
Căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh lên cao sau khi hải quân Indonesia nổ súng cảnh cáo và bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở ngoài khơi quần đảo Natuna hôm 17/6. Indonesia cho biết đã bắn cảnh cáo 12 tàu cá Trung Quốc, nhưng chỉ bắt duy nhất tàu Yueyandong Yu 19038 vì lúc đó tàu này đang thả lưới đánh cá. Ông Taufiq cũng phủ nhận cáo buộc của Bắc Kinh nói hải quân Indonesia bắn bị thương một ngư dân Trung Quốc. "Bảy ngư dân trên tàu đều khỏe mạnh, không ai bị xây xát gì. Họ bị bắn cảnh cáo vì đã bỏ chạy".
Yueyandong Yu là tàu cá thứ ba của Trung Quốc bị Indonesia bắt vì đánh cá trái phép từ tháng 3. Bộ trưởng Các vấn đề Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết hai nước không có bất kỳ thỏa thuận hàng hải nào về hợp tác trong một lãnh thổ đặc biệt và vì thế các tàu cá Trung Quốc sẽ được đối xử như bất kỳ tàu cá nào đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia.
"Xin nhắc lại tôi không quan tâm đó là nước nào hay đó là tàu gì, chủ tàu là ai. Nếu các bạn đánh bắt trộm cá của chúng tôi, có nghĩa là các bạn đã ăn trộm, và tôi muốn khẳng định rằng chúng tôi, với lực lượng chuyên trách của mình, không bỏ qua điều này. Chúng tôi sẽ không cân nhắc quan hệ giữa hai nước trong việc này. Những gì chúng tôi thấy là hành vi vi phạm nghiêm trọng", bà nói.
Văn Việt
Theo VNE
Indonesia bác giải thích của Trung Quốc sau vụ bắn tàu cá Indonesia bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về một "ngư trường truyền thống" gần quần đảo Natuna, nơi tàu hai nước vừa có vụ chạm mặt căng thẳng. Một tàu đánh cá trái phép bị Indonesia đánh chìm. Ảnh: AFP Căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh lên cao sau khi hải quân Indonesia nã súng cảnh cáo vào các tàu cá...