Ngôi sao TikTok bị tạt axit khi đang phát trực tiếp, hàng ngàn người xem nghe rõ tiếng la hét hoảng loạn, cầu xin nước để đỡ bỏng rát
Ngôi sao TikTok đang phát trực tiếp thì bị 3 người đàn ông lạ mặt tấn công bằng chất lỏng có tính ăn mòn được cho là axit.
Tờ tin tức News.com.au ngày 17/4 đưa tin về vụ việc kinh hoàng xảy ra với một nữ hot TikToker tên Jenny Elhassan (32 tuổi) hiện đang sống ở thành phố Sydney (Australia). Cô được xem như một “ngôi sao TikTok” với hàng ngàn lượt theo dõi trên tài khoản cá nhân.
Vào tối thứ 6 (ngày 15/4), Jenny bước vào nhà hàng Old Town Hong Kong ở Haymarket, thành phố Sydney để dùng bữa tối. Khoảng 23h, Jenny mở điện thoại và bắt đầu phát trực tiếp trên tài khoản mạng xã hội của mình.
Hình ảnh hot TikToker Jenny Elhassan.
Bất ngờ, một chiếc ô tô SUV màu đen lao tới đậu trước cửa nhà hàng và 3 người đàn ông đeo khẩu trang bước xuống, tiến về phía Jenny. Một trong 3 tên được cho là đã tạt chất lỏng có tính axit vào mặt Jenny trước khi bỏ trốn khỏi hiện trường.
Jenny hét lên trong đau đớn và người xem video có thể nghe thấy tiếng hét trong hoảng sợ của nữ TikToker: “Tôi không thể nhìn thấy gì nữa, cho tôi nước”. Chiếc camera điện thoại lúc này không còn hướng về phía mặt của Jenny nhưng người xem có thể nghe thấy tiếng la hét. Một lát sau, nhân viên phục vụ nhà hàng vội lấy chai nước dội lên mặt Jenny.
Video đang HOT
Cảnh nhân viên phục vụ nhà hàng dội nước vào mặt Jenny cũng có trong đoạn video phát trực tiếp.
Sau đó, cô được đưa đến Bệnh viện Royal North Shore, nơi cô quay một đoạn video khác cho thấy những vết bỏng trên trán và cổ.
Nói trước camera, Jenny cho biết: “Hãy nhìn những vết bỏng trên cổ và đầu của tôi. Cả mắt của tôi nữa”. Nữ TikToker cho biết cô vô cùng sợ hãi vì bị mất thị lực tạm thời khi cuộc tấn công xảy ra. Trong một đoạn clip khác, cô miêu tả việc chiếc kính đã cứu mình như thế nào. Jenny nói: “Tôi đã đeo kính, hãy tưởng tượng tôi không đeo kính thì không biết hậu quả sẽ tàn khốc như thế nào”.
Jenny hiện đã được xuất viện nhưng vẫn phải trở lại bệnh viện để điều trị phục hồi da trên khuôn mặt. Cảnh sát Thành phố Sydney đã lập tức mở một cuộc điều tra.
Cảnh sát đeo mặt nạ phòng độc làm việc tại hiện trường.
Tờ Daily Mail dẫn nguồn tin từ cảnh sát cho hay, thông tin mới tiết lộ rằng chính Jenny đã chế nhạo một người (không rõ danh tính) vài giờ ngay trước cuộc tấn công. Cô đưa ra lời thách thức rằng: “Tôi không sợ đâu… hãy đến đây xem”.
Cũng trong ngày hôm đó, một vài tin nhắn cho thấy Jenny nói về việc nhận được những cuộc điện thoại đe dọa và liên hệ trực tiếp với một người.
Thông tin khác mới được cảnh sát thu thập cho biết Alia, chị gái của Jenny, từng kết hôn với trùm buôn lậu ma túy, tên Steven Elmir, sau đó cả 2 ly dị. Người đàn ông này từng được coi là nhân vật “ thế giới ngầm” đáng sợ nhất thành phố Sydney. Elmir gần đây đã bị kết án tới 24 năm tù vì vai trò của hắn trong một âm mưu nhập khẩu gần 2 tấn ma túy bất hợp pháp từ Hà Lan hồi năm 2017.
Cảnh sát cũng đang điều tra mối liên hệ tiềm ẩn giữa những kẻ tấn công Jenny và “gia đình tội phạm” khét tiếng có tên Alameddine – băng đảng này bị cáo buộc liên quan tới một số vụ tấn công gần đây.
Chị gái của Jenny từng kết hôn với trùm buôn lậu ma túy, tên Steven Elmir.
Trung Quốc mạnh tay với các nền tảng phát trực tiếp
Các nhà quản lý Trung Quốc nói sẽ xóa bỏ hành vi trốn thuế trong ngành dịch vụ phát trực tiếp (livestream) ở nước này, với những người chơi chính bao gồm Kuaishou, Bilibili và Alibaba.
Theo Bloomberg, các nhà quản lý Trung Quốc gần đây cam kết tăng cường giám sát các nền tảng phát trực tiếp, đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với ngành công nghiệp đang bị chỉ trích trong những năm gần đây vì trốn thuế và vi phạm nội dung.
Dựa trên hướng dẫn mới từ cơ quan chính phủ, bao gồm Cơ quan Giám sát chống độc quyền và Cục Quản lý không gian mạng của Trung Quốc (CAC), các công ty sẽ được yêu cầu làm việc với chính quyền địa phương 6 tháng một lần về thông tin cá nhân của người phát trực tiếp, bao gồm tài khoản ngân hàng và thu nhập. Hai cơ quan quản lý không nêu tên các công ty cụ thể, nhưng ngành phát trực tiếp bị chi phối bởi những gã khổng lồ trực tuyến bao gồm Kuaishou Technology, Bilibili và Alibaba Group Holding.
Bilibili và Kuaishou, hai ứng dụng phát trực tuyến video nổi tiếng ở Trung Quốc
"Các nhà quản lý Trung Quốc muốn đảm bảo định dạng thương mại này không được phép phát triển như kế hoạch làm giàu nhanh chóng", ông Michael Norris, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn AgencyChina ở Thượng Hải, nói.
Mua sắm thông qua phát trực tiếp đã biến thành "đấu trường" trị giá 60 tỉ USD ở Trung Quốc. Các gã khổng lồ thương mại điện tử và nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt là Kaishou và Bilibili, đang cạnh tranh nhau trong lĩnh vực này, kết hợp giải trí với mua sắm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, thúc đẩy các đơn đặt hàng online tại nhà cách nay hai năm.
Trong năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã mạnh tay xử lý người và đơn vị trốn thuế trong lĩnh vực phát trực tiếp, ủng hộ chiến dịch vì "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các cơ quan quản lý đã phạt một số ngôi sao trực tuyến nổi tiếng nhất nước vì tội trốn thuế. Nổi bật trong số đó là Huang Wei, còn được gọi là Viya, người chuyên phát trực tiếp trên nền tảng Alibaba. Cô được yêu cầu phải trả 210 triệu USD tiền thuế, phí trả chậm và tiền phạt.
Giới chức Trung Quốc cũng phát động việc kiểm soát sâu rộng đối với khu vực tư nhân của đất nước hơn một năm trước, thực hiện quy định mới về mọi thứ, từ dịch vụ tài chính đến giáo dục trực tuyến và game. Bắc Kinh muốn thúc đẩy ngành công nghệ bớt chú trọng vào các dịch vụ internet vốn có thể bị coi là sự phân tâm của xã hội, thay vào đó tập trung vào công nghệ lõi như chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Thấy bạn trai bảnh bao đi ra từ khách sạn, tôi lao đến cật vấn, chửi bới vì ghen nhưng sự thật khiến tôi chết đứng Thấy người yêu bước chân ra khỏi nhà nghỉ, tôi đuổi theo buông những lời xúc phạm, chửi bới. Tôi quen bạn trai cũng trong một lần chụp ảnh tại lần đi chơi Đà Lạt. Hồi ấy thất tình đúng ngày Lễ tình nhân nên tôi đặt vé đi du lịch một mình. Đang tung tăng tạo dáng để thợ chụp ảnh thì...