Ngồi đúng cách để bảo vệ lưng
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta làm rất nhiều hoạt động ở tư thế ngồi và có khi trong một giai đoạn dài, điều đó có thể dẫn tới mỏi hoặc đau, nhất là ở lưng. Ðiều quan trọng là phải có tư thế ngồi đúng và chọn một chiếc ghế tiện nghi.
Tư thế ngồi mang lại một sự ổn định lớn
Nhờ có nhiều điểm tựa phân bổ trên trọng lượng cơ thể giữa đôi chân, mông, tay và lưng. Nhưng một tư thế xấu mà không tuân theo hình dáng tự nhiên của cột sống và làm sinh ra áp lực quá lớn lên đĩa đệm đốt sống, không tránh khỏi việc gây ra đau lưng. Theo giải phẫu, cột sống bao gồm một tập hợp các đốt sống đặt chồng lên nhau và được phân cách bởi các đĩa đệm đốt sống, các đĩa đệm này có tác dụng giảm sóc và giúp cột sống trong các chuyển động.
Do vậy, quan trọng là phải để ý định vị xương chậu cho thẳng khi chúng ta ngồi lâu. Tuy nhiên cứ giữ mãi một tư thế trong thời gian dài nhằm hạn chế tối đa sự chèn ép đối với cột sống thì cũng không được thoải mái. Vậy chúng ta cần lựa tư thế theo loại công việc cần thực hiện.
Gối cho vùng thắt lưng
Đặt một cái gối cho vùng thắt lưng trên ghế (ghế làm việc hoặc ghế bành) giúp bù lại những phần mà chiếc ghế chưa đỡ được, như thế giúp giữ được khoảng lõm vùng thắt lưng (hình 1). Gối thì có nhiều kiểu, nó cần được đặt đúng để hiệu quả nhất. Nó cần được đặt ở chiều cao của xương chậu để có thể cảm thấy được sự chống đỡ ở vùng thắt lưng khi chúng ta dựa vào lưng ghế.
Một chiếc ghế làm việc phù hợp
Video đang HOT
Một chiếc ghế văn phòng tốt và phù hợp phải mang lại một sự chống đỡ thích hợp cho cột sống khi làm việc cũng như một sự thoải mái và tự do cho các hoạt động khi chúng ta làm việc với tư thế ngồi (hình 2). Nó có thể được điều chỉnh bởi người dùng.
Tư thế tốt là hai bàn chân phải đặt phẳng trên nền, đầu gối gập 90°. Lưng ghế phải đi theo mọi chuyển động của lưng. Có những loại ghế cho nhiều lựa chọn: đỡ đầu, chỗ ngồi nghiêng được, kiểu của đệm hay gối… Ngày nay, các chủng loại ghế văn phòng hợp lý cũng rất đa dạng.
Ngồi theo kiểu quỳ và ngồi kiểu đứng
Ghế để ngồi theo kiểu quỳ cho phép phân bổ trọng lượng cơ thể giữa mông và đầu gối (hình 3). Chỗ ngồi hơi nghiêng về phía trước, điều đó tạo điều kiện cho xương chậu trong việc ngả về đằng trước và giúp giữ thẳng xương sống. Kiểu ghế này cũng có thể kèm theo một phần chống đỡ vùng thắt lưng và tì tay.
Ghế ngồi theo kiểu đứng thì lại cho phép kết hợp các ưu điểm của các tư thế đứng và ngồi (hình 4). Nó mang lại khả năng thực hiện các công việc thực hiện như khi đứng bằng cách thêm nhiều điểm tựa để giải phóng cơ thể mà vẫn giữ ổn định.
Loại ghế này nên được dùng cho những người không thể làm việc lâu theo cách đứng. Nó cũng phù hợp khi dùng trong phòng tắm, trước một chiếc gương hay chậu rửa mặt, trong bếp, trước nơi nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn, hay là trước chiếc bàn là quần áo… Có thể chỉnh được chiều cao, nó cũng có thể kèm theo chỗ tì tay hay tì lưng.
Bóng làm ghế
Một vị trí mà càng tĩnh trong một thời gian dài thì nó càng khó để giữ vững. Cho những người có thân mình và chân năng động thì ngồi trên một quả bóng cũng thú vị(hình 5). Vị trí năng động này cho phép tiêu hao năng lượng và như vậy thì cũng duy trì sự tập trung vào hoạt động của mình lâu hơn. Cùng với một quả bóng vừa cỡ, xương chậu bị bắt buộc nghiêng về phía trước.
Ghế bành nâng được
Ghế bành thư giãn có thể nâng được là loại ghế lý tưởng cho những người bận tâm tới sự thoải mái của họ hay những người gặp phải khó khăn khi tự đứng lên (hình 6). Nhờ hệ thống điện điều khiển ghế bành, chúng ta có thể thoải mái duỗi dài chân trên phần đỡ chân (tư thế ghế dài) và đứng lên (nghiêng chỗ ngồi về phía trước). Đây là một chiếc ghế bành rất thoải mái và dễ sử dụng.
Theo vietbao
3 loại rau quả không nên ăn nhiều
Có một số loại rau quả dễ ngấm chất bảo quản, thuốc sâu hơn các loại khác mà bạn nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe.
Nhiều người bị tiêu chảy, ngộ độc và phát bệnh, thậm chí là ung thư khi ăn phải rau quả "độc" trong một thời gian dài.
- Quả đậu đỗ:
Đây là một loại rau quả khá "khoái khẩu" với mọi người. Đậu đỗ rất dễ chế biến, có thể xào, luộc đều được. Tuy nhiên, đậu đỗ luôn đứng "đầu bảng" trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất.
Thông thường, cứ 3 hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết, vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà nó có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.
Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố. Nhiều người ăn đậu đỗ đã tức thì lâm râm đau bụng ngay sau bữa.
- Dưa chuột: Cũng như đậu đỗ, dưa chuột luôn phải "sống" với nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán.
Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường. Với nhiều người, dưa chuột làm món sa lát ăn kèm là khá ngon, tuy nhiên bạn phải hạn chế với loại rau quả này.
- Giá đỗ: Bình thường giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Quả thực, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm - ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ.
Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã cần tới một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất hơn vì thế sẽ rất độc khi ăn giá đỗ. Có thể nhận biết giá đỗ không ủ hoá chất bằng cách quan sát, nếugiá đỗ mập mạp, trắng ngần, dài... là chắc chắn ngâm ủ hoá chất, còn giá đỗ không có hoá chất nhìn ngắn, màu không trắng và rất gầy, ngắn...
3 loại rau quả trên là đặc biệt "nguy hiểm" hơn cả mà người tiêu dùng cần cảnh giác và hạn chế ăn. Những người cẩn thận có thể sử dụng nhiều hơn các loại rau thân củ, quả như: khoai tây, su hào, cà chua, bí xanh, bí đỏ, mướp, cà rốt... bởi một điều chắc chắn là các loại củ, quả này ít độc hơn.
Theo vietbao
Cẩn trọng với 8 tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em Những ngày hè, biết bao nguy hiểm đang rình rập xung quanh con trẻ. Bạn phải trang bị đủ kiến thức để bảo vệ con mình. Theo BS.CKII.Trịnh Hữu Tùng, BV Nhi đồng 2, mùa hè trẻ em được nghỉ học ở nhà nên đây là mùa trẻ có nhiêu thời gian vui chơi. Tuy nhiên, nhiều gia đình do cha mẹ bận...