Ngoại trưởng Mỹ phát biểu rắn về Triều Tiên tại Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh, Triều Tiên phải hoàn toàn tháo dỡ chương trình hạt nhân của nước này rồi mới có thể mong được giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc trong cuộc đàm phán với người đồng cấp Trung Quốc, Vương Nghị.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp nhau tại Bắc Kinh
Tuyên bố của ông Mike Pompeo đã thẳng thừng bác đề nghị dỡ bỏ trừng phạt cho Triều Tiên của Trung Quốc.
Nhấn mạnh với Ngoại trưởng Vương Nghị tại Bắc Kinh, sau khi gặp các đối tác Hàn Quốc và Nhật Bẩn tại Seoul trước đó trong ngày, ông Pompeo nói: “Chúng tôi nhất trí rằng, vào thời điểm thích hợp, những điều đó sẽ được xem xét. Nhưng chúng tôi đã tuyên bố rõ rằng, các biện pháp trừng phạt và viện trợ kinh tế dành cho Triều Tiên chỉ xảy ra sau khi kho vũ khí hạt nhân của nước này bị triệt tiêu hoàn toàn”.
Video đang HOT
Về phần Trung Quốc, khi được hỏi Bắc Kinh có ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ về các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên hay không, ông Vương Nghị đã không trả lời thẳng mà chỉ nói rằng, Bắc Kinh và Washington cần xem xét các mối quan ngại về an ninh của Bình Nhưỡng.
“Chúng tôi nghĩ rằng, ta nên giải quyết mối quan ngại về an ninh cho Bình Nhưỡng nhằm thiết lập cơ chế hòa bình cho bán đảo Triều Tiên”, ông Vương Nghị nhấn mạnh và nói thêm rằng, Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò mang tính xây dựng trong các cuộc đàm phán sắp tới về việc giải giáp vũ khí hạt nhân.
Theo Danviet
Giải mã bức thư "quá khổ" ông Kim Jong-un gửi ông Trump
Bức thư với kích thước lớn hơn nhiều so với thông thường mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên nhiều đồn đoán.
Đặc phái viên của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trao bức thư cho Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Nhà Trắng)
Thông qua đặc phái viên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 1/6 đã gửi tới Tổng thống Mỹ Donald Trump một bức thư hồi âm sau khi hai bên liên tục thay đổi ý định hội nghị thượng đỉnh. Đó là một lá thư được đựng trong một phong bì với kích thước ngang một tờ báo.
Có lẽ không ai ngoài Triều Tiên biết lý do thực sự của lá thư "quá khổ" này. Nó có thể ẩn chứa một thông điệp nào đó, hoặc chỉ đơn giản vì ông Kim Jong-un thích như thế.
Theo báo Chicago Tribune, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng từng nhận được một bức thư với kích thước tương tự từ ông Kim Jong-un vào dịp Thế vận hội mùa Đông hồi tháng 2 năm nay để bày tỏ mong muốn của nhà lãnh đạo Triều Tiên về một hội nghị liên Triều. Bức thư do em gái ông Kim Jong-un chuyển tới Tổng thống Moon và được đóng dấu tỉ mỉ. Giới phân tích cho rằng, những chi tiết tỉ mỉ này dường như để thể hiện ông Kim Jong-un là một nhà lãnh đạo xứng tầm quốc tế và có khả năng đàm phán, đưa ra thỏa thuận.
Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, nhận định Triều Tiên một mặt áp dụng các chuẩn mực ngoại giao phương Tây, mặt khác tìm cách duy trì sự tương xứng ngoại giao với Mỹ và Hàn Quốc.
Theo chuyên gia này, chuyến thăm Nhà Trắng của Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol rõ ràng là động thái hồi đáp chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng gần đây. Lá thư ông Kim Jong-un gửi ông Trump cũng nhằm hồi đáp bức thư hôm 24/5 của ông Trump về việc hủy hội nghị thượng đỉnh nhưng vẫn để ngỏ nối lại đàm phán. Trong thư, ông Trump nói rằng Mỹ buộc phải hủy kế hoạch hội nghị do những bình luận gay gắt của Triều Tiên, nhưng "ông Kim Jong-un đừng ngại ngần gọi điện hay viết thư cho tôi nếu đổi ý".
Hiện chưa rõ nội dung cụ thể của bức thư ông Kim Jong-un gửi ông Trump, nhưng chuyên gia Koh Yu-hwan tại Đại học Dongguk nhận định: "Có thể ông Kim sẽ mở đầu thư bằng việc ca ngợi năng lực lãnh đạo của ông Trump cũng như quyết tâm của ông ấy nhằm tiến hành hội nghị thượng đỉnh. Tiếp đến, ông ấy có thể sẽ nói về giải trừ hạt nhân, chấm dứt đối đầu và bình thường hóa quan hệ giữa hai nước".
Ông Koh cho rằng, ông Kim Jong-un có thể cho rằng một bức thư tay như vậy là phương cách phù hợp để giao tiếp với lãnh đạo một nước mà Triều Tiên chưa từng có quan hệ gần gũi. Nói cách khác, đó có thể coi là "ngoại giao thư tay" của ông Kim Jong-un, khác với hai vị tiền bối là cố lãnh đạo Kim Il-sung và Kim Jong-il.
Minh Phương
Theo Dantri
Bước chuyển mình ngoại giao hiếm có của Triều Tiên Nhà lãnh đạo và các quan chức cấp cao của Triều Tiên đã tăng cường các hoạt động ngoại giao con thoi trong những tháng gần đây thông qua hàng loạt cuộc gặp lịch sử cả trong và ngoài lãnh thổ. Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol, người được xem là "cánh tay phải" của nhà lãnh đạo Kim...