Ngoại giao quân sự tiết lộ Kim Jong-un có thực sự còn nắm quyền
Dựa vào các động thái ngoại giao quân sự với Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc có thể biết được những gì đang diễn ra bên trong đất nước của Kim Jong-un.
Những tin đồn gần đây về nơi ở của Kim Jong-un và chúng ta đang tự hỏi liệu có một cuộc đảo chính đã xảy ra. Suy đoán là điều tự nhiên khi khi nói đến Triều Tiên và dĩ nhiên, chúng ta đều muốn biết sự thật. Nhưng ngay cả những chuyên gia thông minh nhất Hàn Quốc cũng không làm được gì nhiều hơn ngoài việc suy đoán. Nhiều người tìm thấy niềm an ủi trong những bài báo nói về sự xuất hiện của Kim Jong-un như sự xác nhận đối với tình trạng của ông mà quên mất rằng hiện trạng này đầy rẫy sự không chắc chắn – lý do làm cho những tin đồn rất lôi cuốn ngay từ khi Kim Jong-un mới vắng mặt.
Có lẽ chúng ta có thể chìm vào câu chuyện mà chế độ Triều Tiên (và nhiều nhà quan sát Hàn Quốc) muốn chúng ta tin: Kim Jong-un vẫn đang nắm vững quyền lực, và sự vắng mặt của ông, thậm chí là tại những sự kiện quan trọng không quyết định điều đó. Nhưng có lẽ chúng ta nên nghi ngờ nhiều hơn trước rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết thay vì cứ bám và suy diễn theo những gì chúng ta biết.
Khi không chắc chắn về những gì đang diễn ra hay có thể xảy ra, chính sách phản ứng thận trọng là tham gia ngoại giao với các yếu tố quân sự của Triều Tiên – nhiều bộ phận của KPA và nếu có thể thì cả Ủy ban Quốc phòng Quốc gia.
Ngoại giao quân sự
Mặc dù ngoại giao thường dành cho các nhà ngoại giao chứ không phải cho các chiến binh nhưng Triều Tiên lại không đi theo lối thường.
Hấp dẫn hơn nếu có một cuộc đảo chính đã xảy ra ở Triều Tiên, nó sẽ hợp lý để hy vọng về sự tái thiết quyền lực của quân đội trong hệ thống quản lý nhà nước của Triều Tiên nếu không phải là một hội đồng tư vấn quân sự rõ ràng. Đây có thể là thể loại nguy hiểm nhất trong quá trình chuyển đổi quyền lực trên bán đảo Triều Tiên. Trong một tương lai thay thế như vậy, Mỹ và Hàn Quốc có thể sẽ được quân đội liên lạc trực tiếp thay vì phải làm việc thông qua Bộ Ngoại giao một cách cứng nhắc. Tối thiểu, Liên minh sẽ có được nguồn tin bổ sung từ Triều Tiên. Tối đa, liên minh Mỹ-Hàn có thể sẽ có ảnh hưởng tới quyết định của Triều Tiên, không phải là kết quả tất yếu nhưng rất có thể sẽ xảy ra.
Ngoài ra còn có lý do lịch sử để hy vọng rằng KPA sẽ tuân theo hướng tương tác với quân đội Mỹ và Hàn Quốc. Trong tháng 10/2000, khi Triều Tiên được mời để gửi một phái viên cấp cao tới Nhà Trắng gặp Tổng thống Clinton, Kim Jong-il đã không gửi một nhà ngoại giao mà cử Jo Myong-rok, một bí thư cấp cao và Phó chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia, mặc quân phục tới Mỹ.
Video đang HOT
Trong khi ngoại giao hạt nhân của Triều Tiên có truyền thống (và có lẽ đúng đắn) do Bộ Ngoại giao xử lý, các cuộc đàm phán có ý nghĩa khác lại do KPA chủ trì. Ví dụ như vào năm 1968, khi Triều Tiên bắt giữ tàu thu thập tình báo USS Pueblo và giữ thủy thủ đoàn làm con tin, KPA đã dẫn đầu các cuộc đàm phán kéo dài hàng năm với Ủy ban đình chiến Liên hợp quốc (UNCMAC) do Mỹ chỉ đạo. Vào năm 1976, vụ giết lính Mỹ của Triều Tiên đã gây ra một cuộc khủng hoảng, Tổng thống Gerald Ford và Henry Kissinger đã đe dọa sẽ trả đũa. Một lần nữa, KPA lại thay mặt Kim Il-sung gửi lời xin lỗi cá nhân tới Mỹ. Chính KPA cũng tiến hành đàm phán chấm dứt khủng hoảng thông qua các đối tác của Mỹ tại UNCMAC.
Không cái nào trong số những giả thuyết trên cho thấy Mỹ và Hàn Quốc nên ngừng làm việc với Bộ Ngoại giao Triều Tiên. Điều này cần phải tiếp tục. Nhưng Mỹ và Hàn Quốc không nên hạn chế bản thân chỉ qua lại với một tầng lớp ngoại giao của Triều Tiên ở thời điểm hiên tại khi vẫn chưa rõ ai là người nắm quyền hay sẽ điều hành trong bao lâu.
Cuộc hội đàm cấp cao nhưng nhẹ nhàng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trong thời gian gần đây bên lề Á vận hội có thể cung cấp thêm các kênh bổ sung để Hàn Quốc có thể nhìn thấu và đưa ra động thái thông minh. Nhưng chỉ một kênh chính trị cấp cao tồn tại để liên lạc sẽ tạo ra rất ít khả năng phán đoán.
Ngoại giao quân sự không thể là “thuốc chữa bách bệnh”, với thách thức như Triều Tiên thì càng không thể. Hơn tất cả, mở ra các kênh liên lạc với quân đội Triều Tiên có thể làm tăng khó khăn cho sự sắp xếp của Mỹ hay chính sách liên minh hướng tới Triều Tiên… nhưng không có lý do gì vẫn để mọi thứ trong bóng tối. Bộ quốc phòng Mỹ cần có những động thái bạo lực quyết liệt hơn khi có thể để đối mặt với những điều mơ hồ đang diễn ra khắp Triều Tiên. Đây cũng có thể trở thành một công cụ tiềm năng để hỗ trợ ngoại giao.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Ông Kim Jong-un chống gậy tái xuất
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau hơn 1 tháng vắng bóng, truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 14/10 đưa tin.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un dùng gậy trong chuyến thăm.
Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên cho biết ông Kim Jong-un đã tới thăm một tổ hợp nhà ở mới tại thủ đô Bình Nhưỡng.
KCNA cho hay ông Kim đã thực hiện chuyến thăm thị sát thực địa khu nhà ở mới dành riêng cho các nhà khoa học đang công tác trong chương trình vệ tinh của Triều Tiên.
"Nhìn vào các khu nhà ở và các tòa nhà công, được trang trí với ngói nhiều màu sắc, ông Kim Jong-un tỏ ra rất hài lòng, nói rằng chúng trông rất đẹp",KCNA đưa tin.
Ông Kim Jong-un dùng gậy để hỗ trợ di chuyển.
Nguồn tin cũng cho biết, ông Kim đã tới thăm Viện năng lượng tự nhiên thuộc Viện khoa học quốc gia.
Vài bức ảnh được đăng tải trên trang nhất của tờ báo chính thức Rodong Sinmun ngày 14/10 cho thấy ông Kim Jong-un tươi cười và trò chuyện với mọi người, đứng quanh ông là các trợ lý. Ông Kim mặc bộ vest sẫm màu thường thấy và chống một cây gậy đen.
Mặc dù KCNA đưa tin về chuyến thăm vào ngày 14/10 nhưng hãng thông tấn này không cho biết chuyến thăm thực chất diễn ra khi nào.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, được tin là 30 hoặc 31 tuổi, đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3/9, làm nảy sinh nhiều đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông.
Một số người thậm chí còn hoài nghi về việc liệu ông Kim còn thực sự lãnh đạo đất nước hay không.
Truyền thông chính thức của Triều Tiên đã viện dẫn "sự bất an cá nhân" là lý do khiến nhà lãnh đạo trẻ vắng bóng.
Hôm 12/10, đại sứ Triều Tiên tại Anh cho hay ông Kim Jong-un vẫn khỏe.
Trong thời gian vắng bóng, ông Kim đã không tham gia 2 sự kiện lớn là lễ kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động hôm 10/10 và Quốc khánh Triều Tiên 10/10.
Các nhà phân tích cho hay đó là hai ngày mà trong lịch trình chính trị nhà lãnh đạo trẻ đáng lẽ cần xuất hiện.
Ông Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Triều Tiên sau cái chết của cha mình, Kim Jong-il, vào tháng 12/2011 và sau đó nhanh chóng trở thành lãnh đạo đảng, nhà nước và quân đội.
An Bình
Theo Dantri/BBC, AFP
Chân dung người quyền lực số hai Triều Tiên Trong khi lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un biến mất trên truyền thông, sự chú ý dồn về vị tướng được coi là nhân vật quyền lực số hai, ông Hwang Pyong So, người có quá trình thăng tiến nhanh chóng trong vài năm qua. Ông Hwang Pyong So, cánh tay đắc lực của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh:Reuters...